Bị viêm mũi phải làm sao?

Bé rất dễ bị viêm mũi khi thời tiết thay đổi thất thường, giao mùa, hoặc nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch lớn. Bệnh thường tái phát lại nhiều lần. Vì thế, các bậc cha mẹ thường lo lắng không biết bé bị viêm mũi phải làm sao?

Viêm mũi là bệnh gì?

Viêm mũi là bệnh hô hấp phổ biến, xảy ra khi niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn non yếu.

Độ tuổi của trẻ dễ bị viêm mũi dị ứng

Có thể dễ dàng bắt gặp bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 8 tuổi.

Khi bé hít thở không khí từ môi trường ngoài vào phổi, cung cấp khí oxy cho cơ thể, các tác nhân gây viêm mũi cũng vào theo. Bệnh nếu không được chữa trị triệt để thì rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Sau một thời gian dài thì có thể dẫn đến biến chứng viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm phổi…

Triệu chứng viêm mũi

Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ thường có các dấu hiệu biểu hiện sau:

  • Sốt nhẹ 37,5 độ C và thường xuất hiện đột ngột. Sốt cao 39 - 40 độ C nếu viêm mũi xảy ra tình trạng bội nhiễm trong 2 - 3 ngày.
  • Trẻ khó chịu, bứt rứt, hay quấy khóc.
  • Biếng ăn, có khi bỏ bữa.
  • Nôn mửa, tiêu chảy.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi, đôi khi là mủ nhầy.
  • Ho

Nếu triệu chứng viêm mũi kéo dài trên 1 tuần thì nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi khi đó bệnh diễn biến nặng hơn và rất dễ xảy ra biến chứng.


Bị viêm mũi phải làm sao?

Khi trẻ bị viêm mũi, cha mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau đây:

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý 0.9% giúp sát khuẩn, làm sạch chất nhầy, vi khuẩn trong mũi. Nhờ vậy mà mũi được thông thoáng, trẻ dễ thở và bệnh nhanh khỏi hơn.

Hàng ngày, các bậc phụ huynh nên nhỏ 3 - 4 lần. Thực hiện cách này đến khi bé khỏi hẳn không còn bị chảy nước mũi nữa.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

Trẻ bị viêm mũi sức đề kháng suy giảm. Do đó, cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch giúp bệnh nhanh khỏi.

Cho bé ăn cá, trứng, thịt đậu, rau củ quả tươi chín...

Cần chú ý: Nên chia nhỏ thành nhiều bữa do bé thường chán ăn khi bị bệnh.

Cho bé uống nhiều nước

Viêm mũi dị ứng gây sốt, thân nhiệt tăng cao dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước. Vì thế, cần phải bổ sung nước bằng việc cho bé uống nhiều nước. Có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước canh, súp…

Các biện pháp khác

  • Lau mát người cho bé bằng khăn bông nhúng nước ấm và uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mặc quần áo mát, thoáng cho bé.
  • Nơi ngủ nghỉ của bé cần thông thoáng những tránh gió lùa.
  • Đưa bé đến bệnh viện
  • Nếu trẻ bị viêm mũi sốt cao trên 39 độ C thì nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám, tránh những biến chứng viêm mũi xảy ra.

Cách phòng tránh viêm mũi

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi, cũng như tránh những biến chứng của bệnh thì cần phải:

  • Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, nhà của.
  • Không dùng tay ngoáy mũi.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm hàng ngày.
  • Nếu bệnh viêm mũi kéo dài trên 7 ngày, triệu chứng bệnh nặng hơn như khó thở, khàn tiếng, đau nhức tai thì ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.


>> https://viemphequan.net