Kết Quả

KẾT QUẢ

Nội dung 1: Xây dựng mạng lưới nhân giống 3 cấp (siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận).

- Xây dựng mạng lưới nhân giống 3 cấp (siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận). Sản xuất giống gốc ban đầu giống Khoai Lang Hưng Lộc và Tím Nhật, các giống này tiếp tục được sản xuất giống gốc: 21,5 tấn củ Tím Nhật và 15,6 tấn củ Hưng Lộc. Khoai củ giao cho cho 5 điểm thí nghiệm các xã trong huyện: Tiếp tục cung cấp 160.500 hom cho Tím Nhật và 135.000 hom cho Giống Hưng Lộc.

- Xây dựng quy trình - mạng lưới nhân giống cụ thể cho cây khoai lang ở huyện Bình Tân.

+ Khảo nghiệm năng suất qua ba vụ Hè Thu 2018, Đông Xuân 2018-2019 và Hè Thu 2019 tại tại 5 điểm Bình Tân. Trong vụ Đông Xuân 2018-2019 các giống phù hợp trên các vùng sinh thái của cả 5 môi trường cho các xã trung bình năng suất giống khoai Hưng Lộc đạt 35,42 tấn/1 ha; Tím Nhật đạt 26,14 tấn/1 ha. So với giống đối chứng là 22,66 tấn/1 ha. Đối với vụ Hè Thu, kết quả đánh giá ghi nhận tương tự như ở vụ Đông Xuân, các giống phù hợp trên các vùng sinh thái của cả 5 môi trường đó là các giống: khoai lang Hưng Lộc, Tím Nhật có năng suất khá cao và ổn định, rất có ý nghĩa và cao hơn giống đối chứng và năng suất vượt từ 24,34- 35,32 đối với Tím Nhật và Hưng Lộc theo thứ tự. Trong vụ Hè Thu 2019 năng suất đạt 25,94- 34,84 tấn/ha đối với Tím Nhật. và Hưng Lộc theo thứ tự.

Nội dung 2: Xây dựng quy trình – mạng lưới nhân giống cụ thể cho cây khoai lang ở Vĩnh Long.

+ Hiệu quả sử dụng phân bón ở mức 100-60-100 (F4) đối với giống Tím Nhật cao hơn và có ý nghĩa thống kê khi so sánh với 2 mức phân cao nhất là F2 và F6. Điều này chứng tỏ bón phân cao (mức của nông dân) dẫn đến hiệu quả đầu tư phân bón thấp.

Hai công thức phân bón là F4 = 100 kg N – 60 kg P2O5 – 100 kg K2O và F5 = 120 kg N – 80 kg P2O5 – 120 kg K2O trên 1 ha là hai mức phân cho năng suất củ cao nhất và đem đến hiệu quả đầu tư phân bón cao nhất tại Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Thành Đông, Huyện Bình Tân, Vĩnh Long, đặc biệt là đối với giống Tím Nhật.

Công thức phân bón F3 = 120 kg N – 70 kg P2O5 – 80 kg K2O kết hợp với 1100 kg phân hữu cơ sinh học cho 1 ha được sử dụng ở đất có hàm lượng chất hữu cơ thấp.

+ Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và chất lượng củ của 2 giống ghi nhận: môi trường MS nuôi cấy với chất điều hòa 0,5 mg/l BAP với 0,5 Kn mg/l sau 0,5 mg/l BAP với 0,5 mg/l Kn kết hợp là tăng trưởng các tham số cho cả hai Tím Nhật và Hưng Lộc, trong khi đó ở rễ (củ), 0,5 mg/l IBA kết hợp với 0,5 mg/l NAA và đến 1,0 mg/l IBA với 0,5 mg/l NAA là phản ứng tối ưu cho cảm ứng để rễ và tăng trưởng. Điều này cũng phù hợp khi đưa giống trồng ngoài đồng.

+ Ảnh hưởng của mật độ tỉa của khoai lang

Khoảng cách là 10 cm cho giống khoai Tím Nhật có hiệu quả hơn trong việc lấn áp cỏ dại, cho cả Đông Xuân và Hè Thu. Ở khoảng cách trồng 10 cm cho LAI thích hợp cho Tím Nhật trong khi 20cm phù hợp cho Hưng Lộc trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu; Khoai Lang Bí thì thích hợp ở khoảng cách trồng 30cm trong vụ Hè Thu.

+ Sâu bệnh hại và cách phòng trừ các mô hình quản lý dịch hại giúp nông dân có thêm kinh nghiệm trong sản xuất khoai lang, giảm được sử dụng thuốc hóa học không cần thiết nhưng vẫn kiểm soát dịch hại một cách có hiệu quả, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư nông thôn.

- Tổ chức trình diễn giống đạt tiêu chuẩn, đánh giá phẩm chất trong thực tế, so sánh với giống đang sử dụng ở địa phương

+ Đánh giá phẩm chất khoai lang được tổng hợp trong 3 vụ ghi nhận: Phẩm chất ghi nhận các thành phần như vitamin B1, sắt, mangan hầu như không biến động nhiều giữa các điểm trên giống Tím Nhật, Giống Hưng Lộc và Giống đối chứng. Tuy nhiên, thành phần vitamin C có sự biến động cao giữa các điểm. Nhìn chung, các giống khoai lang đều có hàm lượng dinh dưỡng cao như: các vitamin, các khoáng chất như: sắt, mangan, .… Giống khoai Hưng Lộc hàm lượng vitamin C cao nhất (28,98%). Trong khi tỷ lệ sắt của giống Tím Nhật rất cao (0,87 mg) cao hơn giống đối chứng.

Trình diễn giống 2 giống khoai lang Tím Nhật và Hưng Lộc ghi nhận năng suất của khoai tím Nhật là 28,35 tấn/ha và Hưng Lộc là 35,55 tấn/ha. Xây dựng mạng lưới sản xuất đã thực hiện và vận động xây dựng mạng lưới cho huyện với diện tích nông dân đăng ký là 20,8 ha trồng các giống mới.

Hình 1: So sánh năng suất hai giống khoai langcủa 4 mô hình trình diễn
Hình 2: So sánh lợi nhuận hai giống khoai langcủa 4 mô hình trình diễn

Nội dung 3: Đào tạo tập huấn từ 200 người nắm rõ kỹ thuật và có kỹ năng nhân giống

Tập huấn 4 lớp tập huấn cho nông dân và 10 cuộc hội thảo đầu bờ tuyên truyền cho nông dân hiểu rõ vai trò và trách nhiệm xây dựng mạng lưới nhân giống khoai lang. Hai hội thảo khoa học cấp tỉnh và huyện để tuyên truyền và giữa mạng lưới khoai lang.

Hình 3: Tập huấn nông dân (ảnh: Lang Nguyn)

Nội dung 4: Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về tự nhân giống và sử dụng giống đạt chuẩn

Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về tự nhân giống và sử dụng giống đạt chuẩn. Hội thảo đầu bờ,hội thảo khoa học. Hội thảo mở rộng, tuyên tuyền và nâng cao nhận thức về giống – ý thức tự nhân giống của người dân thành phần: 104 người tham gia gồm: nông dân, doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật. Đề nghị tiếp Phục tráng giống khoai lang Tím Nhật hiện đang thoái hóa và giảm năng suất củ cũng như chất lượng khoai lang. Nghiên cứu tổng hợp bảo vệ thực vật cho cây khoai lang. Nghiên cứu cải tiến thu hoạch khoai lang đảm bảo chất lượng tránh tổn thương củ. Nghiên cứu chế biến sản phẩm khoai lang để tạo nhiều mặt hàng từ sản phẩm khoai lang. Duy trì tốt các nông dân tham gia mạng lưới nhân giống khoai lang.

Hình 4: Hội thảo khoa học tại Vĩnh Long