Liệt dương là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu

Trước đây, câu hỏi liệt dương là bệnh gì dường như vô cùng hiếm gặp vì chẳng mấy ai mắc phải. Thế nhưng trong những năm đổ lại đây, nam giới “đụng trúng” vấn đề này lại không hề ít. Theo con số thống kê của WHO năm 2017, có đến 30% mắc phải bệnh rối loạn cương dương, trong đó đương nhiên không thể thiếu liệt dương.

Liệt dương là bệnh gì?

Liệt dương có tên tiếng Anh là Erectile Dysfunction, là một dạng rối loạn cương dương ở nam giới. Dấu hiệu nhận biết liệt dương thường gặp nhất đó là cánh mày râu sẽ gặp khó khăn trong việc giữ độ cương cứng hoặc dương vật mất đi khả năng cương cứng khi hưng phấn.

Liệt dương được cho là một biểu hiện nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như hạnh phúc, tâm lý của người bệnh. Vì dương vật không thể cương, việc giao hợp diễn ra sẽ vô cùng khó khăn. Hơn nữa phần lớn những người mắc bệnh liệt dương sẽ gặp phải tình trạng tinh trùng loãng, yếu. Các yếu tố ấy gộp lại sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.

Xem thêm: Bệnh liệt dương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp nhất

Nguyên nhân liệt dương là gì

Theo nhiều ca bệnh chúng tôi ghi nhận, nguyên nhân gây bệnh liệt dương rất nhiều. Có thể tạm chia ra 2 nhánh là nguyên nhân từ tâm lý và sinh lý.

Với tâm lý, ta có thể tạm hiểu thế này: Những căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến tinh thần người bệnh uể oải. Lâu dần làm các hormone hưng phấn kích thích sinh dục bị triệt tiêu, làm nam giới không còn ham muốn và dẫn đến tình trạng liệt dương trong “vô thức”. Nghĩa là người bệnh hoàn toàn không biết được vì sao lại bị liệt dương, và thực chất cũng không tìm ra được lí do liệt dương.

Về sinh lý, có nhiều lí do hơn mà ta cần phải xem xét.

  • Hormone sinh dục nam: khi nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới không đáp ứng đủ nhu cầu, sự vận chuyển và kích thích tinh hoàn sinh tinh không thể vận hành trơn tru. Hơn nữa, nội tiết tố nam có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và mức độ cương của dương vật.
  • Các vấn đề liên quan đến chuyện chăn gối: chúng tôi từng gặp nhiều trường hợp ngay chính bản thân người bệnh cũng không biết được bệnh liệt dương là bệnh gì. Thường các bạn trẻ, đặc biệt là nam độc thân có thói quen thủ dâm bằng tay. Tần suất dày đặc có thể làm mất đi cảm giác ở đầu dương vật, xuất hiện triệu chứng rối loạn cương dương. Những người quan hệ quá mức cũng có thể bị mắc phải liệt dương.
  • Nguyên nhân từ cái căn bệnh khác: những người có tiền sử hoặc đang điều trị bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, viêm thấp khớp, viêm tuyến tiền liệt… cũng có thể là “nạn nhân” của liệt dương. Bên cạnh đó, thuốc đặc trị của bệnh cũng tạo thành ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh lý.
  • Tiểu phẫu, đại phẫu: nếu người bệnh đã từng có can thiệp dao kéo ở khu vực này hoặc khu vực xung quanh, khả năng mắc bệnh liệt dương không phải nhỏ.
  • Nguyên nhân khác: hút nhiều thuốc, lạm dụng chất kích thích, thức đêm,…

Về triệu chứng bệnh liệt dương, tôi sẽ nói đến một vài biểu hiện thường gặp nhất.

  • Không thể cương hoặc rất khó để cương kể cả khi có các tác động, kích thích.
  • Thời gian cương rất ngắn, thậm chí không thể tiếp xúc với âm đạo.
  • Sự cương cứng không được chắc chắn, mất rất nhiều thời gian để khôi phục lại độ cương cứng.
  • Khó xuất tinh hoặc xuất tinh rất sớm, tinh dịch nhạt loãng.
  • Không có tinh thần lẫn ham muốn, nhu cầu tình dục.

Lời khuyên cho người bị liệt dương

Với những người thắc mắc bệnh liệt dương là bệnh gì, nghĩa là chưa từng tiếp xúc với khái niệm bệnh liệt dương thì rất có thể bạn chỉ đang ở giai đoạn mới khởi phát hoặc tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ. Bạn có thể quan sát xem mình có những triệu chứng thường gặp tôi vừa kể trên hay không. Nếu có, vậy bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được làm xét nghiệm và điều trị. Để càng lâu, việc chữa trị diễn ra càng khó khăn và hiệu quả mang lại thì chắc chắn sẽ không được như lúc đầu.

Bên cạnh đó, với những người đã bị hoặc chưa bị cũng cần dành thời gian rèn luyện sức khỏe và tăng cường độ dẻo dai của cơ thể. Tránh xa các chất kích thích và ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ nếu như bạn muốn bảo vệ bản thân. Đồng thời, nên tuân theo chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để kết quả thêm nhanh chóng, hữu hiệu.