Bệnh Trĩ Là Gì? Dấu Hiệu và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh trĩ (lòi dom) là bệnh lý trực tràng – hậu môn phổ biến ở người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh thường xảy ra do táo bón, tiêu chảy kéo dài, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ hoặc do ảnh hưởng của các giai đoạn sinh lý như mang thai, sinh nở, hành kinh,… Bệnh lý này ít khi đe dọa đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động, học tập và tâm sinh lý.

Bệnh trĩ là gì? Phân loại

Bệnh trĩ (lòi dom) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn, gây ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi, rất hiếm khi khởi phát ở trẻ em.

Mặc dù ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, giảm năng suất lao động, chất lượng giấc ngủ và tác động tiêu cực đến tâm sinh lý.

Dựa vào vị trĩ giải phẫu, bệnh trĩ được thành 3 loại chính sau:

  • Trĩ ngoại: Trĩ ngoại là tình trạng phình giãn tĩnh mạch nằm bên dưới đường lược. Do xuất hiện ở gần bên ngoài ống hậu môn nên trĩ ngoại dễ nhận biết – ngay cả trong giai đoạn mới phát.

  • Trĩ nội: Trĩ nội xảy ra khi chân búi trĩ nằm trên đường lược và búi trĩ được phủ bởi niêm mạc tuyến của trực tràng. Trĩ nội phát triển sâu trong ống trực tràng nên thường khó phát hiện và nhận biết ở giai đoạn đầu.

  • Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp đề cập đến tình trạng xuất hiện búi trĩ ở cả trên và dưới đường lược.

Các mức độ phát triển của bệnh trĩ

Giai đoạn phát triển của bệnh trĩ được xác định thông qua mức độ sa của búi trĩ.

  • Bệnh trĩ độ 1: Là bệnh ở giai đoạn mới phát, búi trĩ nằm gọn trong ống trực tràng và chỉ lòi ra lỗ hậu môn khi rặn đại tiện hoặc lao động nặng. Lúc này, búi trĩ chỉ thập thò và chưa lòi khỏi hậu môn, dễ gây chảy máu – đặc biệt là sau khi đại tiện.

  • Bệnh trĩ độ 2: Trĩ độ 2 đặc trưng bởi tình trạng búi trĩ phát triển to rõ rệt và lòi hẳn ra khỏi lỗ hậu môn khi rặn đại tiện. Tuy nhiên khi thôi rặn, búi trĩ có thể tự co vào mà không cần sử dụng tay.

  • Bệnh trĩ độ 3: Lúc này, các búi trĩ có xu hướng gia tăng kích thước và lòi hẳn ra bên ngoài khi rặn, lao động nặng,… Khác với giai đoạn 2, ở giai đoạn này búi trĩ không tự co vào mà bắt buộc phải dùng tay đẩy. Bệnh trĩ độ 3 có thể gây chảy máu kéo dài và dẫn đến chứng thiếu máu.

  • Bệnh trĩ độ 4: Xảy ra khi các búi trĩ ứ máu và gia tăng kích thước đáng kể, ngoài búi trĩ chính còn phát triển các búi trĩ phụ. Ở giai đoạn 4, búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn và hoàn toàn không thể co vào – ngay cả khi sử dụng tay.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh trĩ bắt nguồn từ hiện tượng giãn tĩnh mạch ở thành hậu môn – trực tràng do tăng áp lực hoặc do thành tĩnh mạch suy yếu. Tĩnh mạch phình giãn khiến máu ứ đọng và tạo thành cấu trúc dạng búi ở phía trên hoặc dưới đường lược.

Các yếu tố làm tăng áp lực và gây suy yếu thành tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn, bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Các tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính như lị, tiêu chảy, táo bón kéo dài có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, gây suy yếu, phình giãn thành mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

  • Ảnh hưởng của các giai đoạn sinh lý: Ngoài ra, tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng cũng có thể do ảnh hưởng của một số giai đoạn sinh lý như mang thai, hành kinh, quá trình sinh nở và rối loạn nội tiết tố. Trên thực tế, bệnh trĩ xuất hiện nhiều ở phụ nữ mang thai và phụ nữ sau khi sinh.

  • Thói quen ăn uống: Hầu hết người bị bệnh trĩ đều có chế độ ăn ít chất xơ, ăn uống quá mức, sử dụng nhiều cà phê, lạm dụng rượu bia, dùng thức ăn khó tiêu và dễ gây táo bón.

  • Béo phì và lười vận động: Cân nặng quá mức có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Nếu có thói quen lười vận động, tĩnh mạch có thể bị suy yếu, giãn phình, ứ máu và tạo thành cấu trúc dạng búi.

  • Dị ứng tại chỗ: Ngoài ra, giãn phình tĩnh mạch ở ống trực tràng cũng có thể là hệ quả do dị ứng một số loại thuốc đặt và bôi hậu môn.

  • Một số nguyên nhân khác: Nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể tăng lên nếu có thói quen nhịn đại tiện, lao động nặng nhọc, tập thể dục quá mức, giao hợp qua đường hậu môn, nhiễm khuẩn hậu môn – trực tràng tái phát nhiều lần,…

Ngoài các nguyên nhân nói trên, bệnh trĩ cũng có thể khởi phát do một số yếu tố thuận lợi như:

  • Tính chất công việc phải ngồi nhiều

  • Yếu tố di truyền

  • Mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường và bệnh gút

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ

Biểu hiện lâm sàng của bệnh trĩ có tính điển hình khá cao và tương đối đồng nhất. Tuy nhiên mức độ triệu chứng có sự khác biệt rõ rệt ở từng loại trĩ và giai đoạn phát triển.

1. Triệu chứng cơ năng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ điển hình với các triệu chứng cơ năng như:

  • Đại tiện ra máu là triệu chứng thường gặp và điển hình nhất của bệnh trĩ. Máu thường chảy nhỏ giọt hoặc phun thành tia ở cuối bãi phân, thường có màu đỏ tươi – khác màu đỏ thẫm hoặc đen do xuất huyết dạ dày.

  • Khi búi trĩ phát triển lớn, tình trạng chảy máu có thể xảy ra thường xuyên khi có va chạm nhẹ, lao động nặng và ma sát với quần.

  • Chảy máu kéo dài gây thiếu máu cấp hoặc mãn tính. Thống kê cho thấy, có khoảng 34.5% trường hợp bệnh nhân trĩ bị thiếu máu.

  • Có cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu ở vùng hậu môn sau khi đại tiện

  • Búi trĩ sa ra ngoài trong thời gian dài có thể dẫn đến các triệu chứng như trung tiện mất tự chủ, ướt đũng quần,…

2. Triệu chứng thực thể của bệnh trĩ

Bên cạnh các triệu chứng cơ năng, bệnh trĩ còn biểu hiện với một số triệu chứng thực thể như:

  • Khi sờ vào hậu môn, cảm nhận thấy búi trĩ mềm, thập thò hoặc lòi hẳn ra khỏi ống hậu môn

  • Khi ngồi xổm hoặc rặn đại tiện, búi trĩ có thể sa ra bên ngoài

  • Vùng da xung quanh hậu môn ẩm ướt, đỏ và sưng phù

Triệu chứng thực thể của bệnh trĩ còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và biến chứng. Vì vậy ở một số trường hợp, bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện nặng nề hơn.

Bệnh trĩ có lây không? Nguy hiểm không?

Bệnh trĩ thực chất là hệ quả do tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn, dẫn đến hiện tượng phình giãn, ứ đọng máu và hình thành búi trĩ. Do đó, bệnh có khả năng lây nhiễm. Ở một số trường hợp, bệnh lý này có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Mặc dù gây nhiều phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm sinh lý nhưng bệnh trĩ có thể được điều trị hoàn toàn và hầu như không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra một số ảnh hưởng và biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám và xử lý đúng cách.

Một số ảnh hưởng và biến chứng của bệnh trĩ, bao gồm:

  • Thiếu máu: Tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài có thể gây thiếu máu cấp (trĩ độ 3) và thiếu máu mãn tính (trĩ độ 4). Thiếu máu thường biểu hiện qua tình trạng cơ thể mệt mỏi, xanh xao, người gầy sút, giảm mức độ tập trung,…

  • Xuất hiện huyết khối ở búi trĩ: Búi trĩ có thể xuất hiện cục máu đông do chấn thương búi trĩ, hoạt động co thắt quá mức của cơ thắt hậu môn, chảy máu búi trĩ kéo dài,… Sự xuất hiện cục máu đông ở tĩnh mạch có thể làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu, gây sưng viêm, phù nề và đau nhức dữ dội.

  • Nghẹt búi trĩ: Nghẹt búi trĩ là biến chứng thường gặp ở bệnh trĩ nội. Biến chứng này xảy ra khi búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn, kích thích cơ vòng hậu môn co thắt mạnh khiến búi trĩ phù nề và thiếu máu nuôi dưỡng. Nghẹt búi trĩ kéo dài có thể gây viêm sưng, chảy máu hoặc thậm chí là hoại tử.

  • Rối loạn chức năng cơ thắt: Tình trạng búi trĩ sa ra ngoài trong thời gian dài có thể gây suy giảm hoạt động của cơ thắt hậu môn. Cơ thắt hậu môn suy yếu dẫn đến tình trạng mất tự chủ khi trung tiện và đại tiện. Ngoài ra ở một số trường hợp, búi trĩ sưng phù có thể kích thích cơ thắt tăng trương lực, co thắt mạnh và gây đau dữ dội.

  • Vỡ búi trĩ: Vỡ búi trĩ là biến chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại. Búi trĩ bị vỡ có thể gây đau dữ dội và tụ máu cấp tính ở rìa hậu môn. Vỡ búi trĩ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và hoại tử nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách.

  • Trĩ vòng: Trĩ vòng là biến chứng xảy ra khi bệnh trĩ kéo dài và không được điều trị. Lúc này, các búi trĩ tiên phát và thứ phát sa hẳn ra ngoài hậu môn, kết hợp với nhau tạo thành vòng trĩ và gây sa niêm mạc trực tràng. Đối với trĩ vòng, điều trị nội khoa và can thiệp thủ thuật thường không đem lại hiệu quả. Lựa chọn tối ưu trong trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ trĩ vòng.

  • Gây ra các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng: Hầu hết, các trường hợp bị trĩ trong thời gian dài đều phát triển các vấn đề ở hậu môn – trực tràng như áp xe quanh hậu môn, nứt hậu môn, viêm nhiễm và rò hậu môn.

Chẩn đoán bệnh trĩ bằng cách nào?

Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa dưới và ung thư trực tràng. Hơn nữa, bệnh trĩ cũng có thể biểu hiện của một số bệnh lý hệ thống. Vì vậy trước khi can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán sau:

  • Thăm khám lâm sàng, khai thác triệu chứng cơ năng, tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình

  • Nội soi nhằm xác định chân búi trĩ và loại trừ các khả năng khác như polyp đại tràng và ung thư trực tràng

  • Ngoài ra, bác sĩ có thể sinh thiết mô hoặc thăm khám tổng quát để loại trừ các khả năng có thể xảy ra.

Hầu hết các trường hợp bị trĩ đều có biểu hiện thực thể và triệu chứng cơ năng điển hình. Vì vậy phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất là thăm khám lâm sàng và nội soi trực tràng – hậu môn.

Các biện pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay

Hiện nay, điều trị bệnh trĩ có 3 phương pháp chính là sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật và phẫu thuật. Mục tiêu chính của việc điều trị là cải thiện các rối loạn do trĩ gây ra, không ưu tiên loại trừ búi trĩ – trừ trường hợp búi trĩ lớn và sa ra ngoài hoàn toàn.

1. Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống từ Tây y

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ có tác dụng cải thiện triệu chứng, giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn và ngăn ngừa biến chứng.

Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ, bao gồm:

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Thuốc điều hòa nhu động ruột được sử dụng nhằm cải thiện tiêu chảy, táo bón và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn.

  • Thuốc mỡ và thuốc đặt hậu môn: Các loại thuốc này thường chứa hydrocortisone và các thành phần làm mềm như Glycerin, Vitamin E,… Thuốc mỡ/ thuốc đặt có tác dụng giảm viêm, ngứa ngáy, giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài, hạn chế ma sát và chảy máu búi trĩ.

  • Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm như NSAID có thể được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nhằm giảm viêm, phù nề và đau nhức. Tuy nhiên cần tránh sử dụng loại thuốc này khi có tiền sử viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.

  • Thuốc làm bền thành mạch: Các loại thuốc như Hesperidin, Disomine và Daflon có tác dụng làm bền và giảm tính thấm mao mạch, từ đó hạn chế hiện tượng ứ máu, ngăn chặn búi trĩ gia tăng kích thước và phòng ngừa biến chứng vỡ búi trĩ.

  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp có viêm nhiễm hậu môn, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh dạng bôi và dạng uống để tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế biến chứng hoại tử.

Trên thực tế, điều trị nội khoa Tây y cho kết quả rất hạn chế và chỉ được áp dụng cho trĩ độ 1, 2. Vì vậy để kiểm soát tiến triển của bệnh, cần kết hợp sử dụng thuốc với thay đổi lối sống. Nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gia tăng kích thước búi trĩ và gây ra các ảnh hưởng nặng nề.

Hơn nữa, cần chú ý rằng, để điều trị bệnh trĩ triệt để, người bệnh cần tìm được giải pháp xử lý tận gốc căn nguyên gây bệnh thay vì chỉ giải quyết các triệu chứng bên ngoài.

Nếu các đơn thuốc Tây y không đem lại tác dụng như mong muốn, người bệnh có thể chuyển hướng chữa bệnh bằng Đông y để có hiệu quả toàn diện hơn.

2. Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

Phương pháp này được giới chuyên môn đánh giá rất cao về tính an toàn và hiệu quả thực tiễn. Một trong số những bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ triệt để nhất phải kể đến Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Bài thuốc có thành phần bào chế từ hơn 30 loại thảo dược thiên nhiên, dựa trên công thức bí truyền cổ phương của người dân tộc H’mông. Tổng thể giải pháp được chia nhỏ thành 3 chế phẩm đặc trị, cùng sử dụng trong 1 liệu trình. Tùy theo thể trạng bệnh môi người, bác sĩ sẽ xác định đơn thuốc phù hợp nhất.

Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm hoặc tìm đến Trung tâm để được các chuyên gia thăm khám và hướng dẫn cụ thể hơn. Hiện tại, Thuốc dân tộc đang là địa chỉ chữa bệnh trĩ bằng Đông y uy tín hàng đầu, được lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Với trình độ chuyên môn cao và sự tận tâm, nhiệt tình từ đội ngũ chuyên gia, tin rằng bệnh trĩ của bạn sẽ nhanh chóng chấm dứt.

3. Can thiệp thủ thuật xâm lấn

Thủ thuật xâm lấn được thực hiện khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả như mong đợi. Biện pháp này phù hợp với trường hợp trĩ mức độ 1, 2 và 3. Trên thực tế, có khoảng 80 – 90% trường hợp điều trị bằng các thủ thuật xâm lấn.

Một số thủ thuật xâm lấn được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ, bao gồm:

  • Chích xơ hóa búi trĩ: Chích xơ búi trĩ là biện pháp điều trị bệnh trĩ tương đối phổ biến. Biện pháp này sử dụng dung dịch tiêm (Aetoxisclerol, Kinura) nhằm gây ra phản ứng xơ hóa và ép chặt các nhánh mạch máu bên trong búi trĩ. Biện pháp này có tác dụng giảm chảy máu hậu môn và sa búi trĩ.

  • Dùng nito lỏng (Áp lạnh búi trĩ): Áp lạnh búi trĩ sử dụng nito lỏng (nhiệt độ -196 độ C) áp lên búi trĩ khiến tổ chức này bị hóa băng, hoại tử lạnh và teo dần. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp gây tê mạch máu và dây thần kinh ở búi trĩ, từ đó làm giảm cảm giác đau rát, khó chịu và sưng viêm.

  • Dùng tia hồng ngoại: Biện pháp này sử dụng tia hồng ngoại nhằm gây đông búi trĩ, tạo thành sẹo và hạn chế máu tuần hoàn đến búi trĩ. Búi trĩ thiếu máu nuôi dưỡng có xu hướng thu nhỏ kích thước và giảm tần suất chảy máu.

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Thắt búi trĩ bằng vòng cao su được thực hiện nhằm gây nghẹt búi trĩ, dẫn đến thiếu máu cục bộ, hoại tử và rụng búi trĩ. Biện pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng máy hút chuyên dụng, sau đó đặt vòng cao su và thắt chặt vào chân búi trĩ. Thắt vòng cao su thường được kết hợp với biện pháp chích xơ hóa hoặc áp lạnh để gia tăng tác dụng.

  • Nong giãn hậu môn: Nong hậu môn thường được áp dụng cho bệnh trĩ độ 1 và 2. Biện pháp này sử dụng dung cụ nong giãn không gian của ống hậu môn nhằm giảm ma sát lên búi trĩ khi vận động và đại tiện. Tuy nhiên, nong giãn hậu môn có thời gian thực hiện kéo dài đến 30 ngày và chỉ đem lại hiệu quả từ 30 – 50%.

  • Một số thủ thuật khác: Ngoài ra, bạn cũng có thể can thiệp một số thủ thuật điều trị bệnh trĩ khác như sử dụng dòng điện, chích nước nóng vào búi trĩ, thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt,…

Ưu điểm của các thủ thuật xâm lấn là ít đau đớn, quy trình thực hiện đơn giản, nhanh gọn, chi phí tương đối thấp và không gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, lao động. Nếu thực hiện đúng cách, biện pháp này có thể cải thiện được 70 – 90% triệu chứng.

Tuy nhiên, thủ thuật xâm lấn có hiệu quả điều trị triệt căn kém, nguy cơ tái phát cao, chỉ thích hợp với trĩ nội độ 1, độ 2 và hầu như không có đáp ứng với các trường hợp trĩ nặng, trĩ sa lâu ngày và trĩ vòng.

Liên hệ ngay – Nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia

4. Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ

Điều trị bằng phẫu thuật chiếm khoảng 10 – 20% trường hợp mắc bệnh trĩ. Can thiệp ngoại khoa được cân nhắc đối với những trường hợp sau:

  • Xuất hiện trĩ vòng (búi trĩ sa kết hợp với sa niêm mạc trực tràng)

  • Búi trĩ chảy máu dai dẳng, gây thiếu máu mãn tính, suy yếu cơ thắt hậu môn, hình thành huyết khối, búi trĩ nghẹt, viêm, phù nề và hoại tử

  • Bệnh gây đau rát, khó chịu, sưng nóng hậu môn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt

  • Bệnh trĩ đi kèm với các bệnh lý hậu môn – trực tràng khác như viêm quanh hậu môn, nứt hậu môn và rõ hậu môn

Hiện nay, can thiệp ngoại khoa điều trị trĩ có 2 loại phẫu thuật:

  • Phẫu thuật cắt đơn lẻ từng búi trĩ: Bao gồm phẫu thuật Milligan, phẫu thuật cắt trĩ khâu kín và phẫu thuật cắt trĩ dưới niêm mạc.

  • Phẫu thuật cắt toàn bộ vòng trĩ: Phẫu thuật Whitehead và phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ trĩ vòng với dụng cụ tự tạo.

So với các thủ thuật xâm lấn, phẫu thuật giúp giải quyết triệt để búi trĩ và hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, can thiệp ngoại khoa có thể gây ra các biến chứng như chảy máu kéo dài, nhiễm khuẩn, rối loạn tiểu tiện, hẹp hậu môn, són phân, nứt kẽ hậu môn,…

Các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Mặc dù các phương pháp điều trị có thể cải thiện cơn đau, ngăn ngừa biến chứng và loại bỏ hoàn toàn búi trĩ. Tuy nhiên nếu không kết hợp với biện pháp chăm sóc và lối sống lành mạnh, bệnh có thể tiến triển nặng và có nguy cơ tái phát cao.

Các biện pháp chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát:

  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc trong chế độ dinh dưỡng. Chất xơ, nước và vitamin trong các loại thực phẩm này có thể điều hòa nhu động ruột, tăng chức năng tiêu hóa và giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn khi đại tiện.

  • Nên cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày, có thể dùng thêm nước ép từ trái cây và rau xanh để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, thói quen uống nhiều nước còn giúp làm mềm phân và giảm tình trạng chảy máu búi trĩ khi đại tiện.

  • Ngâm rửa hậu môn sau khi đại tiện nhằm làm giảm triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng nóng và ngứa ngáy,… Bên cạnh đó, giữ vệ sinh đúng cách còn giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và phòng ngừa các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng.

  • Thay đổi một số thói quen xấu như rặn khi đại tiện, nhịn đi vệ sinh, lao động nặng, ngồi xổm,… Nên tập thói quen đại tiện tại thời điểm cố định để điều hòa hoạt động tiêu hóa, hạn chế chứng táo bón và đầy bụng, khó tiêu.

  • Tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, dùng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và thức ăn khó tiêu hóa. Các thói quen này có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng và tác động xấu đến tiến triển của bệnh.

  • Nên giảm cân nếu có cân nặng vượt mức.

  • Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ cải thiện hệ thống xương khớp và nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, hạn chế chứng táo bón và ổn định cân nặng. Tuy nhiên bạn nên tránh các bộ môn có cường độ mạnh, thay vào đó nên bơi lội, đi bộ và tập yoga để tránh làm tăng áp lực lên khu vực hậu môn.

  • Căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ và suy nhược cơ thể có thể làm nghiêm trọng triệu chứng và thúc đẩy tiến triển của bệnh trĩ. Vì vậy, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và ăn uống điều độ.

Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa dưới. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và tâm sinh lý. Vì vậy, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất để kiểm soát bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.