PFIEV - SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG

GIỚI THIỆU

Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) được hình thành trên cơ sở chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Pháp theo Nghị định thư ký ngày 17 tháng 11 năm 1997 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại sứ nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam. Tham gia Chương trình PFIEV ở Việt Nam gồm có: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng và trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí – chuyên ngành Sản xuất tự động được xây dựng và phát triển từ chương trình đào tạo của trường Grenoble INP, cộng hòa Pháp.

THÔNG TIN CHUNG

1. Tên chương trình đào tạo (tiếng Việt):

2. Tên chương trình đào tạo (tiếng Anh): 

3. Trình độ đào tạo: 

4. Ngôn ngữ đào tạo: 

5. Mã ngành đào tạo:  

6. Đối tượng tuyển sinh:  

7. Thời gian đào tạo:  

8. Hình thức đào tạo: 

9. Số tín chỉ yêu cầu:

10. Thang điểm:

11. Điều kiện tốt nghiệp: 












12. Văn bằng tốt nghiệp: 

13. Vị trí việc làm:

Chương trình đào tạo kỹ sư CLC Việt-Pháp (PFIEV), Chuyên ngành Sản xuất tự động - Ngành Kỹ thuật Cơ k.

Mechanical Engineering/Automatic Production

Kỹ sư (chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7)

Tiếng Việt

PFIEV

Học sinh tốt nghiệp PTTH hoặc trình độ tương đương. 

5 năm

Chính quy

200 tín chỉ

Thang điểm 4

Sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau: 

Kỹ sư

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo Chương trình đào tạo kỹ sư CLC Việt-Pháp (PFIEV), Ngành Kỹ thuật Cơ khí - chuyên ngành Sản xuất tự động, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành Sản xuất tự động - Ngành Kỹ thuật Cơ khí; có khả năng học tập suốt đời, khả năng sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc và có trách nhiệm nghề nghiệp; có sức khỏe, có ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể (POs)

Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đào tạo người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu chuyên ngành Sản xuất tự động - Ngành Kỹ thuật Cơ khí:

CHUẨN ĐẦU RA (PLOs)

Người học tốt nghiệp Chương trình đào tạo kỹ sư CLC Việt-Pháp (PFIEV), chuyên ngành Sản xuất tự động - Ngành Kỹ thuật Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:

1. Có kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về toán học, khoa học và các nguyên lý kỹ thuật để xác định, trình bày và giải quyết các vấn đề mới, phức tạp trong lĩnh vực Cơ khí – Sản xuất tự động và các lĩnh vực liên quan khác;

2. Có khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật phù hợp nhất hoặc sử dụng sự sáng tạo của cá nhân để đưa ra các giải pháp đáp ứng với các yêu cầu thực tiễn về sức khỏe cộng đồng, an ninh, phúc lợi cũng như các yếu tố liên quan đến toàn cầu, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh tế;

3. Có khả năng truyền đạt kiến thức bằng nhiều phương pháp khác nhau, khả năng giao tiếp rõ ràng với người nghe trong chuyên ngành và không thuộc chuyên ngành;

4. Có khả năng nhận thức trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật và trong việc đưa ra những đánh giá sáng suốt có xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội;

5. Có khả năng hoạt động hiệu quả trong bối cảnh quốc gia và quốc tế, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu, với vai trò là thành viên nhóm hoặc lãnh đạo trong nhóm, tạo ra môi trường hợp tác toàn diện đa dạng về văn hóa;

6. Có khả năng thu thập thông tin, tiến hành thử nghiệm nâng cao, phân tích và giải thích dữ liệu, tạo ra được sự mô phỏng và sử dụng phán đoán kỹ thuật để có được khảo sát chi tiết và nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật phức tạp hoặc đưa ra kết luận;

7. Có khả năng tự tích luỹ và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp;

8. Có khả năng thể hiện tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo, tổ chức, quản lý, quản trị hoạt động nghề nghiệp tiên tiến; có tư duy khởi nghiệp;

9. Có trình độ tiếng Anh là TOEIC 600 hoặc tương đương; có trình độ tiếng Pháp là DELF B1 hoặc tương đương; có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT; có trình độ tiếng Pháp là DELF B1 hoặc tương đương.

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

Khối kiến thức

1. Toán và Khoa học cơ bản

1.1. Toán

1.2. Khoa học cơ bản

2. Kiến thức chung

2.1. Tiếng Anh

2.2. Tiếng Pháp

2.3. Kỹ năng mềm

2.4. Chính trị, tư tưởng HCM, lịch sử đảng pháp luật, môi trường

2.5. Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng

3. Kiến thức ngành

3.1. Khoa học kỹ sư

3.2. Kỹ thuật cơ khí – cơ điện tử

3.3. Hệ thống đo lường – điều khiển

3.4. Tin học

3.5. Tổ chức và quản lý sản xuất

4. Thực tập và đồ án tốt nghiệp

TỔNG

Số tín chỉ

36

24

12

48

7

20

6

              15                           

Chứng chỉ

97

18

36.5

26.5

4

12

19

200

Số tín chỉ bắt buộc

36

24

12

48

7

20

6

                       15                                               

Chứng chỉ

85

18

32.5

22.5

2

10

19

188

Số tín chỉ tự chọn

 0

 0

 0

 0

 0

 0

 0

                        0                                               

Chứng chỉ

12

0

4

4

2

2

0

12

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO (CURRICULUM ROADMAP)

ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (PROGRAM SPECIFICATION)