Tô Thúy Phương (cô Thu)

Tô Thúy Phương (cô Thu)

Tên Huệ Thu , tự Thúy Phương, Pháp hiệu Tịnh Thu, người Việt Nam thường gọi cô là cô Thu(秋姑) Tô sư phụ(蘇師父)Tô cô nương (蘇姑娘) hay bằng tiếng Quảng là "Sấu ché"(秋姐)cô là đệ tử thế hệ thứ 8 của môn phái Thái Cực Đường Lang

Cô sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình người Hoa (Quảng Đông) ở Chợ Lớn _Việt Nam

Cô yêu thích võ thuật từ khi còn nhỏ, cô mê đọc tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, và lúc nào cô cũng ước muốn được học võ thuật

Năm lên 16 tuổi, sau khi xem màn biểu diễn của sư tổ Triệu Trúc Khê tại Tinh Võ thể dục hội(nay là câu lạc bộ thể dục thể thao Q5 ) , cô chứng kiến cảnh sư tổ dậm chân làm sập võ đài,

cô lập tức ghi danh ngay khóa học đầu tiên, cô đã được sư tổ truyền dạy các bài võ công của môn phái như : những bài Thái Cực quyền , trong đó có bài Thái Cực Ma VânChưởng là bài đặc sắc của môn phái , những bài võ Đường Lang (bọ ngựa), cách thao luyện binh khí : kiếm, đao, thương, thừng tiêu, dây xích... trong những buổi hội họp liên hoan, cô thường dùng sợi xích 7 tất để biểu diễn bài "Thất Tiết Mai hoa Tiên"

Vào năm 60, sư tổ cho rằng, cô là đệ tử điêu luyện sợi xích 7 tất xuất sắc nhất, tên "cô Thu" với "Thất Tiết Mai hoa Tiên " được lan truyền khắp toàn Chợ Lớn, cũng trong năm đó, cô bắt đầu trợ giúp sư tổ dạy những người mới nhập học, cô trở thành một đệ tử đắc lực của sư tổ kể từ đó

Khi sư tổ rời khỏi Việt Nam sang Hồng Kông , cô đã đảm nhiệm dạy ở tất cả các hội quán, Câu lạc bộ thể dục thể thao ở Chợ Lớn như chùa Chính Nghĩa, nhà thờ Cha Tam, chùa Tam Sơn, Nhà Văn hoá Q5, trường Huỳnh Kiến Hoa....và cô đã cùng các sư huynh đệ duy trì môn phái Thái Cực Đường Lang tại chùa Ông Bổn cho đến ngày từ giã cõi đời.

Học trò của cô nhiều vô số kể lẫn trong và ngoài nước, cô chưa từng lập gia đình, cô sống chung với gia đình người anh cả và cô coi 2 đứa cháu như con ruột của mình

Cô không những tinh luyện về những bài quyền và sợi xích, cô còn giỏi về kiếm pháp, cô nghiên cứu từng chiêu thức về cách điêu luyện, cách thủ thế và cách tấn công của kiếm pháp, sau đó cô đã sáng tác ra 4 bài kiếm, 1 bài phiến(quạt) đó là:

Phi Phụng Kiếm 1972

Phiêu Tuệ kiếm 1986

Thanh Liên kiếm 1990

Kiếm trung Trích Yếu 1992

Thanh Phong phiến (quạt) 1995

3 bài :Phi Phụng Kiếm, Phiêu Tuệ kiếm và bài quạt, sau khi đã sửa đổi từ bản chính, cô đã dạy cho nhiều học trò ở ngoài sân chùa Ông Bổn và NhàVăn Hoá Q5. Sau đó, cô bắt đầu lâm bệnh, không còn đi lại thuận lợi nữa, cho nên ở nhà, chỉ dạy cho đứa cháu của mình là Tô Hắc Phương 2 bài kiếm còn lại.

Dần dần, sức khỏe cô 1 ngày 1 yếu đi, cho đến ngày Tết mùng một năm 2016, cô đã từ trần, an táng tại nhà đứa cháu trai.