Mẹo vệ sinh thảm yoga bạn nên biết

Yoga là một bộ môn thể dục được rất nhiều người yêu thích. Việc luyện tập Yoga không chỉ mang lại sức khỏe dẻo dai, mà nó còn giúp đem lại vóc dáng đạt chuẩn cho người tập. Đó chính là nguyên nhân vì sao yoga lại được nhiều người lựa chọn tham gia đến vậy. Và câu hỏi được nhiều người đặt ra đó là có nên giặt thảm yoga không? Giặt thảm yoga như thế nào cho đảm bảo độ bền của thảm? Phương pháp vệ sinh thảm yoga tại nhà?… Tất cả những thắc mắc này sẽ được TKT Carpet giải đáp ở bài viết dưới đây.

1. Lợi ích của thảm yoga

  • Bảo vệ cơ thể khỏi những chấn thương

Trong Yoga có rất nhiều động tác liên quan tới chống đẩy cơ thể trên các khớp cổ tay, cổ chân và khớp gối. Chính vì vậy thảm tập Yoga giúp bảo vệ các vùng khớp của bạn khỏi những tổn thương và va chạm trong quá trình tập.

  • Giúp giữ thăng bằng tránh trơn trượt

Đối với các tư thế đứng, bạn cần giữ thăng bằng, và đôi chân chính là điểm tựa quan trọng để giữ cân bằng cho cơ thể. Do đó để tránh xảy ra tình trạng trơn trượt trong lúc tập thì tấm thảm là dụng cụ tuyệt vời có thể đáp ứng tốt nhất cho vấn đề này.

  • Giúp giữ nhiệt độ ổn định

Trong quá trình bạn thực hiện các bài tập nặng, cơ thể sẽ sinh nhiệt. Lúc này, nếu cơ thể tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn lạnh sẽ bị thoát nhiệt, tấm thảm có tác dụng giảm sự mất nhiệt đó. Từ đó, bảo toàn năng lượng trong quá trình tập luyện.

  • Giúp giữ vệ sinh cơ thể

Dùng thảm khi tập sẽ giúp bạn không trực tiếp tiếp xúc với sàn nhà đầy bụi bẩn, giúp đảm bảo vệ sinh cho cơ thể. Tránh để bạn tiếp xúc trực tiếp sới sàn nhà.

2. Tại sao cần giặt thảm yoga

  • Thảm tập Yoga thường được làm từ chất liệu mềm, êm và có độ xốp, đàn hồi tốt. Vì vậy trong quá trình tập yoga, dầu và mồ hôi khắp trên khắp cơ thể dễ dính lên thảm.

  • Cùng với đó là bụi bẩn dưới bàn chân và sàn nhà sẽ dính lên trên mặt thảm

  • Ngoài ra còn có cả kem dưỡng da của bạn có thể dính lên trên đó. Tất cả những thứ này làm cho thảm Yoga của bạn trở nên bẩn và có mùi khó chịu; làm giảm chất lượng thảm; gây hại cho sức khỏe của bạn.

  • Vệ sinh thảm se giúp loại bỏ mùi hôi giúp cho bạn khi tập luyên tinh thần sẽ thoải mái và dễ chịu.

  • Mặt thảm yoga còn là nơi sinh sống và phát triển tuyệt vời cho các loại vi sinh vật và nấm mốc. Vì vậy việc vệ sinh thảm là rất cần thiết.

3. Mẹo vệ sinh thảm yoga

3.1 Vệ sinh thảm yoga bằng xà bông

Giặt thảm yoga bằng xà phòng sẽ giúp bạn làm sạch những chiếc thảm dính bẩn lâu ngày mà các cách vệ sinh thông thường không thể làm sạch được. Bạn chỉ cần cho một ít xà phòng lên miếng bọt biển và làm ướt chúng với nước ấm rồi chà xát nhẹ nhàng lên bề mặt để tránh không làm trầy xước tấm thảm. Sau đó, dùng một chiếc khăn bông mềm lau nhẹ lại và phơi thảm ở những nơi khô thoáng, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Cách giặt này chỉ phù hợp cho thảm yoga làm bằng chất liệu PVE, PVC và cao su.

3.2 Vệ sinh thảm bằng tinh dầu

Tinh dầu có mùi hương thơm rất dễ chịu sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn khi tập và có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc trên thảm tập rất hiệu quả. Tinh dầu hiện nay đang được rất nhiều chị em ưa chuộng sử dụng nên chúng được bán rộng rãi, vì thế bạn có thể mua ở siêu thị hoặc các cửa hàng bán tinh dầu.

Cách vệ sinh này rất đơn giản và an toàn, bạn chỉ cần dùng vài giọt tinh dầu có mùi hương mà bạn yêu thích pha loãng với nước ấm rồi cho hỗn hợp vào bình xịt. Sau đó, xịt đều lên trên bề mặt thảm và dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng cho đến khi bạn cảm thấy chúng sạch sẽ và để thảm khô tự nhiên. Bạn cần lưu ý, nên vệ sinh thảm yoga sau khi vừa tập xong để vi khuẩn, mồ hôi không bám lâu ngày trên bề mặt thảm gây khó khăn cho việc vệ sinh và không nên phơi thảm ngoài trời nắng gắt.

3.3 Vệ sinh thảm yoga bằng hóa chất giặt thảm chuyên dụng

Với cách này, bạn chỉ cần đổ trực tiếp dung dịch giặt thảm chuyên dụng lên trên 2 bề mặt thảm yoga. Sau đó, sử dụng khăn vải mềm để chà thảm thật kỹ. Tránh chà quá mạnh tay khiến thảm bị trầy xước và biến dạng. Bạn cần chú ý, nên chà kỹ ở các vị trí đặt tay chân và mông. Vì những vùng này thường dính bẩn nhiều nên có màu sẫm hơn. Cuối cùng, lau lại bằng nước sạch và bảo đảm không còn sót lại dung dịch trên thảm vì có thể gây trơn trượt khi bạn tập.

3.4 Vệ sinh thảm yoga bằng giấm trắng

Cách làm này đảm bảo hóa chất tẩy rửa sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng thảm. Đầu tiên, bạn hãy pha hỗn hợp gồm ½ chén giấm trắng, ¾ chén nước ấm, 1 muỗng bột nổi và 10 giọt tinh dầu trà. Sau đó, đặt thảm vào bồn tắm rồi xịt hỗn hợp vào cả hai mặt thảm. Tiếp theo chà nhẹ nhàng bằng miếng bọt biển. Cuối cùng, ngâm thảm vào nước ấm rồi lấy ra lau lại bằng khăn khô. Nhớ phơi ráo ở những nơi thoáng mát.

3.5 Vệ sinh thảm yoga bằng máy giặt

Cách giặt này khá nhàn rỗi và không tốn quá nhiều công sức. Tuy nhiên lại có nhược điểm là dễ làm biến dạng thảm tập. Đặc biệt là những loại thảm được làm bằng chất liệu như PVC hay NBR. Chính vì thế, bạn nên hạn chế vệ sinh thảm bằng cách này nhé! Cho thảm vào máy giặt và chỉ cần giặt bằng nước pha loãng với một ít xà phòng. Cần lưu ý, nếu máy giặt nhà bạn có tính năng sấy thì cần phải đảm bảo thảm không bị sấy ở nhiệt độ cao.

4. Những lưu ý cần biết để bảo quản thảm yoga

  • Sau các buổi tập, bạn không nên cuộn thảm lại ngay, mà nên để khoảng 5-10 phút cho khô mồ hôi, sau đó lấy 1 chiếc khăn sạch lau qua để làm sạch mặt thảm rồi cuốn lại.

  • Sau một thời gian sử dụng bạn nên giặt thảm, thời gian tốt nhất là 1 lần/tháng.

  • Không nên dùng dung dịch chứa axit mạnh vì có thể làm hỏng bề mặt thảm. Nên dùng xà phòng pha loãng với nước ấm, sau đó chà qua mặt thảm.

  • Không nên cho thảm vào máy giặt hay ngâm quá lâu trong nước sẽ làm giả tuổi thọ của thảm.

  • Khi thảm bị dơ ít, bạn có thể dùng khăn vải ướt lau sạch là được.

  • Hạn chế phơi thảm trực tiếp ngoài trời có nắng gắt, sẽ làm mất tính đàn hồi của thảm, mau xuống cấp. Nên để thảm khô ngoài gió tự nhiên.

  • Nên có 1 chiếc túi để đựng và dễ mang đi tránh bụi bẩn.


5. Video dịch vụ giặt thảm TKT Carpet