One88 đưa tin MU không được một xu, bất ngờ thành Milan

Các fan sẽ rất mừng rỡ nếu những ngôi sao hàng đầu được đón về với số tiền lớn, và nhăn mặt qua mỗi mùa hè mà CLB của mình chi tiêu dè sẻn và chỉ mượn hoặc ký với cầu thủ tự do. Đánh giá mức độ quan tâm của các ông chủ CLB hay phụ thuộc vào điều đó, nhưng mức độ chịu chơi của các ông chủ chỉ được thấy trong các bản báo cáo tài chính, thể hiện số cổ phần họ nắm và số khoản vay họ trao cho CLB.

Số tiền đầu tư vào các CLB tại châu Âu của các ông chủ (qua khoản vay và cổ phần), tính từ mùa 2011/12 đến 2020/21

Trang blog SwissRamble đã luôn mang lại cái nhìn khá sâu về tài chính của các CLB bóng đá và mới đây trang này cho người hâm mộ biết những đội bóng hàng đầu ở châu Âu được đầu tư thế nào bởi những người sở hữu. Như đồ thị ở hình trên, hai đội bóng thành Milan gây bất ngờ khi là những đội được “bố đường” bỏ tiền nuôi nhiều nhất trong giai đoạn 2011-12 đến 2020/21, hơn cả các đại gia nhà giàu , Man City và PSG.


Xem thêm: soi kèo bóng đá hôm nay

Cả Milan và Inter đều được nuôi bởi các tập đoàn nước ngoài, Tập đoàn quản lý Elliott tới từ Mỹ nắm đến 99% cổ phần của AC Milan trong khi 68,55% cổ phần của Inter Milan thuộc về Tập đoàn Suning của Trung Quốc. Việc họ đã bỏ ra tổng cộng gần 2 tỷ euro nuôi hai đội là điều ngạc nhiên bởi cả hai đều đã kém sức hút với các ngôi sao trong nhiều năm qua, thường xuyên trả phí chuyển nhượng và lương thấp hơn so với các đội lẫn các đại gia ở TBN.

Trong khi các fan hai đội thành Milan hay chê ông chủ của mình keo kiệt, điều tương tự xem ra khó có thể nói về của Farhad Moshiri. Nhưng Everton có thành tích thi đấu rất tệ không xứng tầm đứng bên cạnh những Leicester City, Wolves hay West Ham trong đồ thị này, chứ chưa nói đến những ông lớn tầm cỡ hơn như Juventus hay Atletico.

Tỷ phú Trung Quốc Steven Zhang, chủ tịch của Inter Milan và thành viên Ban giám đốc của tập đoàn Suning

Trong nhóm các đội được đầu tư ở mức vừa phải, Liverpool là thành công nhất và có vẻ Fenway Sports Group sẽ còn tiếp tục chính sách chi tiêu cẩn thận bởi họ chưa có bộ máy làm tiền hùng hậu như những đại gia khác. Juventus đã được nhà Agnelli (sở hữu tập đoàn FIAT) bỏ ra nhiều tiền hơn trong vài năm trở lại đây nhưng họ có vẻ cũng đang trở lại chính sách cần kiệm.

Giờ đến với nhóm mà ông chủ không đầu tư, chúng ta sẽ phải làm rõ bối cảnh ở đây. Barcelona và Real Madrid do hội CĐV sở hữu nên không có ông chủ, những Florentino Perez và Joan Laporta bị cấm cho CLB vay trên cương vị chủ tịch.

Bayern Munich được điều hành như một công ty cổ phần với các nhà đầu tư sở hữu số cổ phần bằng nhau (và tổng cộng chỉ 25%) nên cũng không có ông chủ, trong khi kình địch Dortmund lại khác khi được sở hữu bởi “Tổ chức hợp danh hữu hạn Borussia Dortmund” nên do đó được xem là có ông chủ. Zenit được sở hữu bởi tập đoàn Gazprom, tập đoàn này cũng kiêm luôn nhà tài trợ và tài trợ thì không thuộc định nghĩa đầu tư của ông chủ (qua khoản vay và cổ phần).