SEO là gì? Lý do website cần phải làm SEO
Bạn đang thắc mắc SEO là gì mà ngày càng có nhiều người đầu tư SEO marketing cho website của họ? Với bài viết này, TIEN ZIVEN sẽ giúp bạn giải đáp tường tận câu hỏi trên.
1. SEO là gì?
SEO là từ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Người làm SEO search sẽ phải thực hiện một quá trình cải thiện website để hướng đến nỗ lực nâng cao khả năng hiển thị cho website trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, nên hiểu rằng, làm SEO là làm tất cả các cách để website trở nên thân thiện với Search Engine (công cụ tìm kiếm). Hiện nay, tại Việt Nam, công cụ tìm kiếm phổ biến nhất là Google nên hầu như khi nhắc đến SEO thì mọi người sẽ hiểu là SEO Google.
SEO web marketing là để website trở nên thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm
Khả năng hiển thị trên SERPs (trang kết quả của công cụ tìm kiếm) tốt hơn sẽ mang lại nhiều traffic hơn, cùng với đó sẽ thu hút về website của bạn các khách hàng tiềm năng - những người đang dành sự quan tâm cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Vì vậy, khi SEO thành công, bạn sẽ có rất nhiều “nhân viên marketing” làm việc 24/7 không mệt mỏi để hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn.
2. Mục đích của SEO - Search Engine Optimization
Như đã đề cập ở trên, làm SEO là để website trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Và mục đích sau cùng của nỗ lực thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm vẫn là hướng đến người dùng, giúp cho người dùng có được sự trải nghiệm tốt nhất khi đến với website của doanh nghiệp/cửa hàng bạn.
Google nói về sự mệnh của họ rằng: “Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.” Có thể thấy, mục đích của SEO search cũng đi cùng với sứ mệnh mà Google đã đặt ra.
3. Lợi ích - Ưu điểm của SEO Marketing
Tại sao marketing seo đang là sự lựa chọn của rất người người? Chúng ta hãy cùng điểm qua những lý do chính dưới đây.
3.1. Tăng tỷ suất lợi nhuận ROI
ROI – Return On Investment – tạm dịch là “tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư”, đây là chỉ số được các nhà quản trị cực kỳ quan tâm. Vậy SEO marketing ảnh hưởng như thế nào đến ROI?
Khi áp dụng SEO, bạn có thể tính toán một cách tương đối mức lợi nhuận thu được so với traffic.
SEO giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, góp phần tăng số lượng khách hàng và đơn hàng cho doanh nghiệp.
Triển khai SEO marketing sẽ giúp bạn biết được tình trạng của website. Từ đó, bạn có thể cải thiện những vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm và quyết định mua hàng trên website của bạn.
3.2. Tiết kiệm chi phí
Khi xem xét SEO web là một sự đầu tư dài hạn thì đây là một kênh marketing sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm nhiều chi phí. Khác với quảng cáo, SEO sẽ mang đến bạn giá trị theo thời gian. Với quảng cáo, nếu bạn ngừng chi tiền thì theo đó, quảng cáo cũng sẽ dừng hoạt động. Còn với SEO marketing, một khi website đã được tối ưu, từ khóa đã lên TOP thì bạn vẫn thu hút được một lượng traffic nhất định dù không tiếp tục triển khai SEO nữa.
3.3. Thu hút khách hàng tiềm năng liên tục và ổn định
Một điều đặc biệt ở SEO đó là, khách hàng đến với doanh nghiệp một cách chủ động hơn so với nhiều kênh khác. SEO mang đến nguồn traffic lớn cho website từ công cụ tìm kiếm và những người này đã có sẵn nhu cầu mua hàng hoặc ít nhất là có sự quan tâm đến lĩnh vực sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Nếu bạn thuê được dịch vụ SEO uy tín thì khi đã lên TOP, bạn chỉ cần chi một khoản phí nhỏ để duy trì thì website của bạn sẽ phát triển bền vững và liên tục thu hút khách hàng tiềm năng về phía bạn.
3.4. Nâng cao trải nghiệm người dùng trên Website
Tối ưu UX/UI là một trong những công không thể thiếu khi triển khai SEO. Bởi, tối ưu UX/UI góp phần không nhỏ vào cải thiện và nâng cao trải nghiệm của người dùng tại website. Điều này là phù hợp với mục đích mà SEO search hướng đến.
Nâng cao trải nghiệm người dùng trên website cũng chính là mục đích của SEO
3.5. Giúp phân tích hành vi khách hàng
Theo dõi hành vi của khách hàng trên website của bạn sẽ giúp bạn hiểu khách hàng của mình hơn. Từ đó, doanh nghiệp nói chung và người làm SEO marketing nói riêng sẽ có thêm thông tin để xác định persona của khách hàng tiềm năng.
3.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu
Việc bạn tăng độ phủ thương hiệu với SEO có thể hình dung đơn giản như việc người dùng biết đến website của bạn qua thật nhiều truy vấn liên quan của họ. Cũng giống như việc bạn treo banner, băng rôn, cờ phướn ở khắp những nơi có khách hàng tiềm năng của bạn thường xuyên lui tới.
3.7. Tăng độ uy tín cho doanh nghiệp
Thử đặt câu hỏi, nếu bạn đang tìm kiếm điều gì đó, thấy website của doanh nghiệp ở TOP 1 và khi click vào thì thấy vô cùng chuyên nghiệp về cả giao diện và nội dung thì bạn có thiện cảm với doanh nghiệp đó không? Chắc hẳn đây là những yếu tố giúp doanh nghiệp tăng độ uy tín trong mắt khách hàng.
SEO web marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hiệu quả
4. Hạn chế - Nhược điểm của SEO Search
SEO cũng là một kênh marketing và không có kênh marketing nào là độc tôn. Mỗi kênh đều sẽ có ưu điểm và những hạn chế nhất định.
4.1. Thời gian đầu tư lâu
Thông thường với đa số các lĩnh vực, quá trình SEO sẽ cho kết quả nếu được đầu tư tốt trong khoảng thời gian từ 6 tháng cho đến 1 năm. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện cơ bản của hầu hết những thứ hướng đến sự bền vững.
4.2. Đối thủ cạnh tranh
Website SEO Marketing là một “cuộc đua” để có được vị trí cao trên SERPs, do đó bạn sẽ luôn phải vượt trội hơn đối thủ. Bởi, “nếu khách hàng không tìm thấy bạn, họ sẽ thấy đối thủ của bạn”.
4.3. Sự biến đổi liên tục của thuật toán Google
Google luôn có những sự thay đổi về thuật toán và điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến SEO. Với những người làm SEO theo trường phái Black Hat thì những sự thay đổi này tác động rất lớn đến thứ hạng của website. Tuy nhiên, với người theo trường phái White Hat như TIEN ZIVEN thì dường như không ảnh hưởng, thậm chí đây còn là cơ hội để ranking của bạn được cải thiện.
5. SEO là làm gì?
SEO web marketing là một quá trình gồm rất nhiều công việc cần phải làm. Tuy nhiên, để hình dung một cách cơ bản nhất thì gồm những nội dung chính dưới đây:
Nghiên cứu từ khóa
Chọn keywords
Triển khai content
Tối ưu ONPAGE
Tối ưu OFFPAGE
Tìm kiếm traffic cho website
Kiểm soát và tiếp tục tối ưu
Quy trình SEO 7 bước cơ bản của TIEN ZIVEN
6. Công việc của nhân viên làm SEO
Với người làm SEO ở Agency, công việc SEO Marketing có thể được liệt kê bằng những đầu việc lớn như sau:
6.1. Lập kế hoạch SEO Web Marketing
Kế hoạch SEO có thể được lập cho cả chiến dịch và từng giai đoạn của dự án. Nội dung của một kế hoạch SEO search cần phải có những nội dung cơ bản là: mục tiêu, kết quả cần đạt, nội dung triển khai, người chịu trách nhiệm cho từng nội dung và thời gian hoàn thành.
6.2. Nghiên cứu từ khoá chạy SEO
Nghiên cứu từ khoá là công việc quan trọng, gần như là “nghiên cứu thị trường” trong SEO. Nghiên cứu từ khóa tốt sẽ giúp bạn target đúng đối tượng khách hàng và triển khai thuận lợi các bước SEO tiếp theo.
6.3. Thiết lập cấu trúc website
Cấu trúc website giúp tăng lượng traffic từ trang này sang trang khác của website. Cùng với đó, xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO sẽ tạo điều kiện để Googlebot lấy thông tin từ website của bạn được tốt hơn và nhiều hơn.
6.4. Xây dựng Content chuẩn SEO
Xây dựng Content chuẩn SEO và chất lượng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho website. Bên cạnh công đoạn tạo content, công đoạn review và feedback content cũng là khâu rất quan trọng.
6.5. Phân tích và tối ưu Onpage
Nói đến tối ưu Onpage, bạn cần phải chú ý đến các nội dung như: URL, Title (tiêu đề), Description (thẻ mô tả), Headings (các tiêu đề phụ), Hình ảnh...
6.6. Triển khai Offpage, xây dựng liên kết
Khi triển khai Offpage, người làm website seo marketing sẽ phải dành nhiều thời gian để xây dựng các liên kết backlink hay cả internal link. Cả hai loại liên kết này đều có vai trò nhất định trong SEO và bạn đều cần phải kiểm soát tốt.
6.7. Tối ưu trải nghiệm người dùng: UX/UI
Để cải thiện trải nghiệm người dùng trên website của mình, bạn hãy “giả sử” mình là một khách hàng và trực tiếp trải nghiệm thực tế để tìm ra những điểm chưa tốt cần phải tối ưu. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người khác để có được ý kiến khách quan hơn.
6.8. Tương tác với khách hàng
Việc tạo ra các tương tác thể hiện sự quan tâm của bạn đối với khách hàng. Với sự quan tâm chân thành, bạn sẽ nhận được nhiều sự phản hồi tích cực.
6.9. Phát tán thông tin, chia sẻ trên social
Xây dựng được nội dung chất lượng chỉ mới là bước đầu, content hiệu quả trong SEO cần phải có người đọc. Để làm được điều này, bạn có thể phát tán content qua các kênh Social như Facebook, Instagram, Youtube, Pinterest…
Chia sẻ lên mạng xã hội giúp nội dung chất lượng được nhiều người biết đến hơn
6.10. Phân tích website đối thủ
Việc phân tích website của đối thủ là một trong những kỹ năng quan trọng và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ SEOer. Khi có những thông tin chi tiết và phân tích chuyên sâu về đối thủ, bạn sẽ có được tỷ lệ SEO thành công cao hơn rất nhiều.
6.11. Theo dõi và đo lường hiệu quả marketing SEO
Việc theo dõi các số liệu giúp bạn phần nào hiểu được những phản hồi của Google với website của bạn. Từ việc đo lường và phân tích các số liệu này, bạn có thể cơ sở để đưa ra phương án cải thiện cụ thể để SEO search hiệu quả hơn.
6.12. Lập báo cáo và đối chiếu với Plan đặt ra
Báo cáo giúp bạn có thể nhìn thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch SEO đã đặt ra ban đầu. Ở thời điểm hiện tại, bạn đang ở đâu của kế hoạch, từ đó có hướng khắc phục nếu có vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ triển khai SEO của bạn.
Tổng quan về SEO là gì trong marketing bạn đã nắm được chưa?
Với những thông tin trên hy vọng bạn đã có được hình dung cơ bản nhất cho câu hỏi SEO là gì và tại sao SEO lại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như vậy. Nếu quan tâm đến chủ đề SEO Search, bạn có thể tham khảo các bài viết chuyên sâu hơn tại TIEN ZIVEN - đơn vị cung cấp dịch vụ SEO và đào tạo SEO chuyên nghiệp.
Tham khảo ngay:
Dịch vụ SEO TPHCM: https://sites.google.com/view/tienziven/dich-vu-seo/
Đào tạo SEO TPHCM: https://sites.google.com/view/tienziven/dao-tao-seo/