Khi quyen la gi

Khí quyển là gì?

Khí quyển là lớp vỏ ngoài cùng của Trái Đất. Ranh giới dưới được giới hạn bởi bề mặt thủy quyển và thạch quyển. Ranh giới trên là khoảng không giữa trái đất với các hành tinh.

Quá trình thoát hơi nước và các chất khí từ thủy quyển, thạch quyển đã hình thành nên các tầng khí quyển. Đây chính là lớp không khí bao quanh trái đất và được giữa lại nhờ lực hấp dẫn.

Đây là một thành phần rất quan trọng của Trái Đất với nhiệm vụ hấp thụ các tia cực tím. Chúng tác động tạo ra sự khác biệt về nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Cấu trúc khí quyển trái đất gồm mấy tầng?


Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra 5 tầng khí quyển: Tầng đối lưu, bình lưu, trung lưu, điện lý và tầng ngoài.

Tầng đối lưu

Tầng đối lưu được tính từ bề mặt Trái Đất đến độ cao 16km, ở hai vùng cực là 7 đến 10km. Nhiệt độ ở đây giảm dần theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100m nền nhiệt sẽ giảm khoảng 0,6 độ C. 


Tầng bình lưu

Tầng bình lưu được tính từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50km. Không khí ở trạng thái loãng, rất ít bụi và nước, chuyển động theo chiều ngang tương đối ổn định.

Tầng trung lưu

Tầng trung lưu được tính từ độ cao 50km đến 80km. Càng lên cao nhiệt độ càng xuống thấp, có thể đạt mức -75 độ C. Phần đỉnh chứa một ít hơi nước, thi thoảng xuất hiện một vài vệt mây bạc (mây dạ quang).

Tầng điện ly

Tầng điện ly tính từ độ cao 80 đến 85 km đến khoảng 1000km. Nhiệt độ ở khu vực này sẽ tăng dần theo độ cao, có thể đạt đỉnh 2.000 độ C, thậm chí cao hơn.

Tầng ngoài

Tầng ngoài tính từ 1.000km đến khoảng 10.000km. Ở nơi này, càng lên cao nhiệt độ càng tăng, có thể đạt mức 2.500 độ C.

Xem phân tích chi tiết về thành phần của khí quyển và tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống và con người tại: https://thoitiet4m.com/khi-quyen-la-gi/

Một số thông tin cần biết về Thời Tiết 4M



Thông tin liên hệ với Công ty TNHH Thời Tiết 4M


Điểm qua một số thông tin lý lịch về CEO tài năng của Thời Tiết 4M

Kết nối cùng mạng xã hội của Thời tiết 4M