Real Estate (bất động sản) là gì?

Địa chỉ: Ấp mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, Đức Hoà, Long An

Số điện thoại: 0888.289.678

Google Site View: https://sites.google.com/view/tapdoantrananhgroup/

Drive Folder: https://drive.google.com/drive/folders/1OAZ8Lo5nSMcmvCYyY7AVZc2eqnqwzfaS?usp=sharing

Twitter Momment: https://twitter.com/i/events/1346708752880189443

Website: https://www.tapdoantrananh.com.vn/

Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất.

Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động,lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản.

Bất động sản ("real estate" hay "real property") có nghĩa ngược với động sản ("personal property").

Người sở hữu bất động sản được phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng, hoặc để yên bất động sản của mình. Thị trường bất động sản có liên hệ mật thiết với thị trường vốn, thị trường tài chính.

Nguồn gốc thuật ngữ

Từ "real" có nguồn gốc từ từ "res" trong tiếng Latinh có nghĩa là "vật", để phân biệt với "người". Vì vậy, pháp luật thường phân biệt rất rõ ràng giữa bất động sản ("real property") và động sản ("personal property"): ví dụ, quần áo, đồ nội thất, v.v...). Sự khác biệt về khái niệm giữa "bất động sản" và "động sản" là ở chỗ: bất động sản được chuyển nhượng cùng với đất đai, con động sản thì không.

Một số tài liệu lịch sử đã xác nhận lần đầu tiên thuật ngữ tiếng Anh của "bất động sản" được sử dụng vào năm 1666. Điều này chứng tỏ sự coi trọng của giai cấp phong kiến đối với đất đai cũng như quyền sử dụng đất.

Phân loại bất động sản

Bất động sản có thể phân thành ba loại:

  • Bất động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại - dịch vụ, bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc, v.v... Nhóm bất động sản nhà đất là nhóm cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp cao, chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản của một nước.

  • Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng, v.v...

  • Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang, v.v...

Nói cách khác, Bất động sản được xem là đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó. Người sở hữu Bất động sản được phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng, hoặc để yên Bất động sản của bản thân.

Bất động sản tại Việt Nam

Thời các vua Hùng, đất đai thuộc sở hữu công xã. Thời Bắc thuộc, ruộng đất Giao Châu được coi là sở hữu của nhà Hán, nhà Đường; người Việt Nam cày ruộng phải nộp tô, đóng thuế.

Từ thời kì độc lập tự chủ (nhà Đinh, từ năm 968), nhìn chung, quyền sở hữu tối cao ruộng đất thuộc nhà vua (“Đất của vua”). Thời Lý - Trần có ruộng quốc khố (loại ruộng công Nhà nước trực tiếp quản lí), do các Cảo điền hoành (phạm nhân) cày cấy và “quan điền bản xã” (ruộng làng xã).

Đất cấp cho các quan lại gọi là phong ấp; đất cấp cho công thần nhà Trần giữ làm nơi thờ phụng vua chúa gọi là thang mộc ấp. Thái ấp là đất cấp cho vương hầu, được phép thu tô bắt lao dịch. Lộc điền (thời Hậu Lê) là đất ban cho quý tộc, tôn thất, quan lại, coi như một hình thức cấp lương bổng.

Các ruộng công ở làng xã do làng xã quản lí, chia nhau cày cấy, nộp tô trực tiếp cho nhà nước. Ruộng công thuộc xã nào, dân xã ấy hưởng.

Ruộng cấp cho nhà chùa (ruộng tam bảo, ruộng chùa, tự điền) do tập thể tăng ni chùa làm chủ sở hữu. Các ruộng tư nhân xuất hiện đầu thế kỉ 12. Nhà Trần lấy ruộng công bán cho dân làm của tư. Thế kỉ 14, ruộng tư phát triển ngày càng nhiều.

Các điền trang lớn thời Trần được phép khai hoang mở rộng không hạn chế diện tích. Đầu thế kỉ 15, Hồ Quý Ly đặt chính sách hạn điền, để hạn chế quyền chiếm hữu đất đai của quý tộc. Nhà Hậu Lê ban hành chế độ quân điền chia ruộng đất tuỳ theo phẩm hàm và thứ bậc xã hội, cứ 6 năm phân cấp lại.

Năm 1804, nhà Nguyễn rút thời gian chia ruộng xuống còn 3 năm, ưu đãi quan lại và binh lính. Minh Mạng đề ra chính sách doanh điền di dân lập ấp, Nguyễn Công Trứ khai khẩn vùng Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình). Khoảng 1850 - 53, dưới thời Tự Đức, Nguyễn Tri Phương thi hành phép lập đồn điền, khai khẩn đất hoang nhiều tỉnh thuộc Nam Kỳ. Thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền (Nghị định 6.10.1889 và 15.10.1890 cho phép chiếm 500 ha mỗi lượt).

Hiện nay, theo Hiến pháp 1980 và Luật đất đai 1993, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí. Thay mặt cho toàn xã hội, Nhà nước là người chủ duy nhất và tuyệt đối về bốn mặt: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và quản lí.

Quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước là vĩnh viễn, trọn vẹn trên lãnh thổ. Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác đất đai phục vụ phát triển đời sống kinh tế, xã hội. Nhà nước giao một phần đất đai của mình cho tập thể và cá nhân sử dụng, tuỳ theo thời gian, không gian và mục đích có giới hạn.

Quyền định đoạt đất đai quyết định số phận pháp lí của đất đai, quyết định việc giao và thu hồi đất. Quyền quản lí đất đai điều chỉnh quan hệ đất đai nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lí, có hiệu quả kinh tế cao, theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.