Tại Sao Giọng Nói Khi Thu Âm Khác Với Bình Thường

Bạn cảm thấy giọng nói của mình lúc nói chuyện bình thường khác với lúc đã ghi âm? Nguyên nhân do đâu? Có bị vấn đề gì không?

1. Giọng nói đến từ đâu?

Thực tế, giọng nói đến từ bộ phận thanh quản của đường hô hấp. Thanh quản sẽ có dây thanh chính là những mô hình nếp gấp. Khi có luồng khí đi qua thì dây thanh quản sẽ bị rung động và tạo âm thanh ngay sau cổ họng. Đồng thời, dây thanh sẽ đóng mở, biến đổi dày, mỏng cùng cấu hình đường ra âm thanh gồm vòm họng, nơi đặt lưỡi, cử động môi… tạo ra các âm thanh khác nhau.

2. Tại sao khi nói qua micro hay thu âm thì giọng nói lại khác?

Thực chất, khi nghe giọng ghi âm lại, sóng âm từ loa phát sẽ di chuyển trong không khí sau đó mới lọt vào tai của bạn. Micro trong thu âm không thể thu các âm thanh được truyền qua xương và các mô trong sọ. Chính vì thế, micro chỉ giúp chuyển những âm thanh phát ra từ miệng thành tín hiệu điện, tái tạo và khuếch đại sau đó mới được phát ra loa. Những âm trầm không thể nghe thấy sẽ làm bạn cảm thấy giọng nói của mình thanh hơn thậm chí giống như giọng của người khác.

+ Note: Cách Nhận Biết Chất Giọng Cá Nhân

Hiện nay, các thiết bị thu âm có thể giúp bạn can thiệp vào giọng nói, biến giọng thêm trầm hay êm dịu hơn với hiệu ứng lặp, vang nhẹ. Nếu muốn biết người khác nghe giọng của bạn thế nào thì hãy dùng điện thoại tự ghi âm giọng nói hoặc đọc rồi phát lại. Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ và không tự tin về giọng nói của mình như trước.

3. Cách giải quyết vấn đề giọng nói khác hoàn toàn?

Nếu cảm thấy không hài lòng về giọng nói thì bạn có thể học cách thích nghi và làm quen với giọng thực. Bạn hãy thường xuyên nghe giọng của mình để bớt cảm giác lạ lẫm và tự tin hơn khi nói qua micro trước đám đông. Bạn có thể luyện tập vừa nói vừa nghe bằng một tai nghe kèm micro để ghi đè giọng nói thực lên trên giọng phản chiếu.


4. Một số phương pháp luyện giọng nói hay và truyền cảm?

Nếu không có chất giọng trời sinh thì bạn vẫn có thể cải thiện giọng hay hơn bằng cách áp dụng một số cách sau đây.

Luyện tập hơi thở

Giọng nói tốt trước tiên cần có cột hơi tốt. Khi luyện lấy hơi, tư thế chuẩn là đứng thẳng, vai thẳng, lưng thẳng, chân thẳng rộng bằng vai hít hơi vào bằng mũi rồi dùng đầu để điều khiển làn hơi xuống bụng, nén hơi từ 8 đến 12 giây sau đó giải phóng nhẹ nhàng qua đường miệng. Bạn cần lưu ý điều tiết hơi thở đều đặn, ổn định và không ngắt quãng. Mỗi ngày nên luyện tập 4 đến 5 lần trong vòng từ 10 đến 15 phút.

+ Note: Bí Quyết Chơi Đàn Piano "Có Hồn"

Chú ý phát âm to và rõ ràng

Mỗi ngày đọc vài trang sách và phân tích, đọc từng chữ từng câu và rèn luyện đến khi nói chuyện có thể phát âm tròn vành, rõ chữ. Nếu nói chuyện với mọi người mà phát âm chưa tròn chữ thì tiếp tục luyện tập. Bạn có thể bật máy ghi âm để ghi lại giọng rồi lưu ý để chỉnh những chỗ chưa ổn.

Bạn có thể luyện tập điều tiết hơi thở giúp điều chỉnh âm lượng giọng nói phù hợp (Nguồn: The Guardian)

Điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói

Khi nói nhanh thì người nghe sẽ không kịp tiếp nhận lượng thông tin và bạn cũng dễ nói sai, không kịp xử lý thông tin. Trái lại, tốc độ nói chậm sẽ khiến người nghe mệt mỏi. Vì vậy, bạn có thể luyện tập điều tiết hơi thở giúp điều chỉnh âm lượng to nhỏ và tốc độ nhịp nhàng hơn, trung bình 110-140 từ/phút.

Chú ý đến nhịp điệu và tiết tấu

Giọng nói cuốn hút sẽ có sự hài hòa trong nhịp điệu, tiết tấu, âm lượng, sự truyền cảm. Bạn có thể chọn các đoạn văn ngắn giàu cảm xúc hoặc đoạn mô tả để tập biểu đạt câu với những sắc thái khác nhau. Khi luyện tập, bạn có thể kết hợp các loại nhạc nhẹ như giao hưởng, nhạc hòa tấu du dương.

Giọng nói hay giọng hát đều có những thú vị bên trong, do đó nếu bạn có ý định điều chỉnh giọng thì có thể làm quen với các kỹ thuật thanh nhạc giúp hát và nói tốt hơn. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm chuyên môn cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, những khóa học thanh nhạc tại SEAMI mong rằng có thể giúp các học viên cải thiện giọng hát, giọng nói và tỏa sáng ở những sân khấu chuyên nghiệp.

Nguồn: TẠI SAO GIỌNG NÓI KHÁC HOÀN TOÀN KHI THU ÂM?