Tại sao một bản tin PSE?

Why PSE Newsletter?

(Lời giới thiệu từ Bà Tôn Nữ Thị Ninh,

Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM)


Sau 40 năm Đổi mới, tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội, đã hình thành một tầng lớp trung lưu và một cộng đồng doanh nhân ngày càng có điều kiện “đóng góp trở lại” (give back) cho cộng đồng và xã hội. Trên thực tế tại Việt Nam đang có không ít hành động và hoạt động thiện nguyện, với quy mô, tính chất và hình thức khác nhau của những chủ thể đa dạng từ lớn đến nhỏ, từ cá nhân, nhóm hoặc tổ chức không vì lợi nhuận, nhà nước hay tư nhân đến doanh nghiệp công và tư, Việt Nam và quốc tế.

Không thể có một nước Việt Nam phát triển hòa nhập và bền vững mà thiếu một hệ sinh thái thiện nguyện ngày càng định hướng lâu dài và có tác dụng ngày càng hiệu quả, gồm cả những doanh nghiệp hướng về xã hội.

Tuy nhiên các chủ thể của hệ sinh thái thiện nguyện Việt Nam hoạt động còn khá riêng lẻ, thiếu thông tin và hiểu biết về các chủ thể khác và những xu thế mới trên thế giới liên quan đến thiện nguyện và doanh nghiệp hướng về xã hội (PSE). Vì lẽ đó, Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM (HPDF) xúc tiến sáng kiến Bản tin PSE (PSE-N) với sự ủng hộ của Dana Doan, người sáng lập Trung tâm Hỗ trợ Phát triển cộng đồng LIN (LIN) và Trần Vũ Ngân Giang, Nguyên Giám đốc điều hành của LIN.

Trong bối cảnh hệ sinh thái Thiện nguyện/ Doanh nghiệp hướng về xã hội ở Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, bản tin này nhằm:

Khuyến khích và tạo điều kiện để các chủ thể trong hệ sinh thái cập nhật, thu thập và chia sẻ thông tin và hiểu biết về các bên liên quan, các đối tác và những hoạt động mới nhất của họ;

Tăng cường cơ hội phối hợp, hiệp lực, hợp tác, nâng cao năng lực và gây quỹ giữa các chủ thể thuộc hệ sinh thái;

Nâng cao nhận thức và khuyến khích công nhận đầy đủ hơn về hoạt động thiện nguyện và doanh nghiệp hướng về xã hội tại Việt Nam cho các bên có trách nhiệm và/hoặc quyền lợi liên quan PSE, kể cả truyền thông và đặc biệt các nhà tài trợ cũng như nhà đầu tư;

Mỗi quý, bản tin sẽ đặt ra một vấn đề thiết yếu, một câu hỏi xác đáng để khuyến khích hệ sinh thái tư duy, trăn trở và phát triển.

(Introductory words from Madam Ton Nu Thi Ninh,

President of HCMC Peace and Development Foundation)

After 40 years of “Đổi mới”, growth and socio-economic development in Viet Nam, a middle class and community of entrepreneurs has emerged, who are increasingly in a position to give back to the community and society. Actually there are in Viet Nam quite a number of philanthropy acts and actions with diverse scales, nature and forms by a whole range of diverse actors, large or small, from individuals to non-profit groups or organizations, public or private, to state or private corporations, Vietnamese or international.

Viet Nam cannot achieve inclusive and sustainable development without a philanthropy ecosystem with a longer term vision and effective social impact, including social entrepreneurship.

However, actors and stakeholders in Viet Nam’s philanthropy ecosystem are still acting in scattered fashion, with limited information on and understanding of other actors and of the latest trends in philanthropy and social entrepreneurship on the global scene.

In view of such a reality, the PSE Newsletter (PSE-N) is an initiative by HCM City Peace and Development Foundation (HPDF) with support from Dana Doan, Founder of LIN Center for Community Development (LIN) and Tran Vu Ngan Giang, former Executive Director of LIN.

As the Philanthropy/Social Entrepreneurship ecosystem in Viet Nam is in its initial phase, this newsletter aims to:

Stimulate and facilitate up-to-date information gathering and knowledge sharing about and among the Philanthropy/Social Entrepreneurship actors, stakeholders, partners and their activities;

Enhancing cooperation & coordination opportunities, synergy, capacity builiding and funding opportunities for PSE entities in Viet Nam;

Raising awareness about philanthropy & promoting better recognition of the PSE entities and ecosystem by the public, media, authorities, as well as donors and investors;

Raising one prevalent or emerging issue or a critical question every quarter to stimulate related thinking and questioning.