Pharma360.vn Thông tin tuyển dụng nhân sự ngành Dược

Pharma360.vn Thông tin các công ty dược phẩm, bệnh viện, phòng khám tuyển dụng dược sĩ làm trình dược viên, đăng ký thuốc,...tại Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Hậu Giang,...trên toàn quốc.

https://pharma360.vn/

https://www.facebook.com/ThongtintuyendungnhansunganhDuoc

https://www.facebook.com/groups/pharma360

https://suckhoedoisong.vn/pharma360-kenh-thong-tin-tuyen-dung-nhan-su-nganh-duoc-169210930124651702.htm

https://thethaovanhoa.vn/ban-can-biet/pharma360-kenh-thong-tin-tuyen-dung-nhan-su-nganh-duoc-uy-tin-hang-dau-n20211020153435748.htm

https://vtc.vn/pharma360-giai-phap-tuyen-dung-cho-cac-doanh-nghiep-duoc-ar639043.html

https://saostar.vn/cong-nghe/pharma-360-trang-thong-tin-tuyen-dung-nhan-su-nganh-duoc-uy-tin-202110210954539687.html

https://myhanoi.com.vn/pharma-360/

https://vietbao.vn/pharma360-nen-tang-ket-noi-doanh-nghiep-voi-nhan-su-nganh-duoc-273314.html

https://www.youtube.com/channel/UC4Ui7o1AbsUHBeX4rwb3ovg

https://www.google.com/maps/place/Pharma360/@20.9828709,105.8164266,15z/data=!4m2!3m1!1s0x0:0x443bb2190eb01dce?sa=X&ved=2ahUKEwidxurN9sD2AhULsFYBHTqXDnsQ_BJ6BAgiEAU

https://www.pinterest.com/pharma360vntd/

https://twitter.com/pharma360vn

https://www.reddit.com/user/Pharma360vn

https://www.linkedin.com/in/pharma360vn/

https://www.funadvice.com/pharma360vntd

https://www.plimbi.com/author/80131/pharma360vn

https://angel.co/u/pharma360vn

https://500px.com/p/pharma360vn

https://folkd.com/user/pharma360vn

https://flipboard.com/@pharma360vn

https://www.hulkshare.com/pharma360vn

https://gfycat.com/@pharma360vn

https://ello.co/pharma360vn

https://getpocket.com/@pharma360vn

https://visual.ly/users/pharma360vntd

https://ko-fi.com/pharma360vn

https://wakelet.com/@pharma360vn

https://www.plurk.com/pharma360vn

https://www.instapaper.com/p/pharma360vn

https://gab.com/pharma360vn

https://tapas.io/pharma360vntd

https://www.wishlistr.com/profile/pharma360vn/

https://dashburst.com/pharma360vn

https://www.crokes.com/pharma360vn/profile/

https://note.com/pharma360vn

https://www.behance.net/pharma360vn

https://dribbble.com/pharma360vn

https://www.scoop.it/u/pharma360vn

https://postheaven.net/lambangdaihocnet/

https://www.scoop.it/u/lambangdaihocnet

https://bittube.video/a/pharma360vn/video-channels

https://www.mixcloud.com/pharma360vn/

https://www.deviantart.com/pharma360vn

https://www.reverbnation.com/artist/pharma360vn

https://pharma360vn.wordpress.com/

https://pharma360vn.blogspot.com/

https://about.me/pharma360vn

https://mas.to/@pharma360vn

KHÔNG CHUẨN BỊ, LÀ CHUẨN BỊ CHO SỰ THẤT BẠI

Gần đây mình nhận được 1 số Inbox của các em K69 hỏi mình về kinh nghiệm phỏng vấn, hỏi về công ty, hỏi về sếp sẽ phỏng vấn các bạn í (Công ty các bạn í phỏng vấn là công ty cũ của mình).

Đa số các em khi mình hỏi em đi phỏng vấn vậy em có biết công việc em nhận được nếu em đỗ sẽ làm gì chưa? Và cái mình nhận được là những cái lắc đầu. Các em chưa sẵn sàng để đón nhận cơ hội này, làm việc cho 1 công ty Đa quốc gia ngay từ lúc còn đang là sinh viên. Công việc đó sẽ giúp các em trưởng thành hơn, được gặp gỡ những anh chị đi trước và được dạy những kiến thức mà ngồi trên ghế nhà trường các em không được học. Vậy tại sao các em lại không tìm hiểu trước, với bản thân mình đánh giá sự chuẩn bị của mỗi người quyết định đến 80% đỗ hay trượt, còn 20% còn lại là phụ thuộc vào sự phù hợp của bản thân mỗi người với công ty.

Nhân đây thì mình cũng muốn chia sẻ đến các em cách để chuẩn bị cho bản thân những hành trang để có 1 công việc tốt khi mà các em chưa biết phải làm gì(thực ra sau này có ai hỏi chỉ việc tương nó vào mồm các em thôi :v).

Đầu tiên: Hãy xác định mục tiêu rõ ràng cho bản thân, bạn thực sự muốn làm công việc gì?

Tại vì sao mình lại bắt các bạn phải có mục tiêu rõ ràng, vì:

  1. Tránh lãng phí thời gian của bản thân vì lựa chọn sai công việc.

  2. Nếu đỗ hiệu quả công việc sẽ không cao.

  3. Làm chậm quá trình thăng tiến trong tương lai.

Công ty mình có 1 bạn vào công ty cùng dịp với mình, bản thân mình đánh giá bạn ấy rất giỏi cả về kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn. Có dịp mình làm cùng địa bàn với bạn ấy nên cả 2 nói chuyện với nhau nhiều hơn và bạn ấy chia sẻ là bản thân không phù hợp với nghề TDV sau 1 năm làm công việc này và muốn thay đổi công việc. Rất nhanh sau đó thì mình nghe tin bạn ấy đã chuyển sang làm Sản xuất ở bộ phận QC.

Ở đây mình không đánh giá bạn ấy làm thế là đúng hay sai nhưng nếu bạn ấy suy nghĩ, tìm hiểu trước công việc phù hợp với bản thân thì bạn ấy đã không lãng phí 1 năm tuổi trẻ của mình.

Cho nên đây là bước đối với mình là quan trọng nhất mà nhiều bạn hay bỏ qua. Nếu bạn đã có kinh nghiệm đi làm thêm trong quá trình học đại học, không nhất thiết phải liên quan đến nghành Dược và bạn cảm thấy mình thích công việc đó, thì hãy tiếp tục công việc tương tự như vậy. Ví dụ bạn đã từng làm PG sữa, kinh doanh online thời sinh viên, đó là những công việc liên quan đến Sale đến Marketing Online thì bạn có thể tiếp tục công việc trong lĩnh vực marketing dược hoặc TDV. Thế nhưng nếu bạn không thật sự thích công việc nào đó hoặc bạn chưa bao giờ đi làm thêm? Hoặc chỉ đi Gia sư trong quá trình học ( Công việc này sinh viên Dược hay làm nhất) Làm sao đây…., đừng quá lo lắng. Hãy cố gắng tìm hiểu từng công việc một, hỏi các anh chị, hỏi Google xem những công việc đó sẽ làm gì để xem nó có phù hợp với tính cách, năng lực của bản thân mình hay không. Sau khi tìm được công việc mà mình muốn làm sau này hãy cố gắng tìm hiểu sâu về nó để hiểu được công việc đó cần 1 người như thế nào, công việc hàng ngày là làm những cái gì. Có tin tuyển dụng phù hợp với công việc mình thích sẽ Apply ngay(việc chuẩn bị CV, cách Pv như thế nào mình xin phép được chia sẻ trong trong bài sau), nếu được gọi đi pv sẽ không phải tìm hiểu thêm về công việc nữa mà dành thời gian đó để tìm hiểu về Công ty, về sản phẩm, về sếp vì từ thời gian được gọi đến lúc pv chỉ vọn vẹn có 2.3 ngày.

Thứ 2: Hãy tập trả lời các câu hỏi phổ biến mà nhà tuyển dụng thường hay hỏi.

Đây là những câu hỏi các bạn sẽ được gặp đi gặp lại rất nhiều lần, trong hầu hết các buổi pv. Làm sao để có bộ câu hỏi này:

  1. Tham khảo Google.

  2. Hỏi từ các anh chị đi trước, nhờ các anh chị tổng hợp lại.

  3. Truy cập Pharma360 để nhận bộ câu hỏi này.

Các bạn phải tự thân trả lời những câu hỏi này, hãy viết ra những ý chính và trau chuốt dần. Sau khi trả lời xong hãy nhờ các anh chị có kinh nghiệm đọc và chỉnh sửa sao cho phù hợp. Đừng trông chờ các anh, chị sẽ giúp các bạn trả lời hoàn toàn những câu hỏi này, vì như vậy là các bạn đang giới thiệu hộ 1 người khác cho nhà tuyển dụng đấy. Hãy cố gắng ghi nhớ những câu hỏi này vì nó sẽ được xài đi xài lại rất nhiều lần.

Thứ 3: Hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty mà các bạn phỏng vấn.

Hãy tìm hiểu càng chi tiết càng tốt. Vậy tìm hiểu về công ty là tìm hiểu những cái gì:

  1. Về văn hóa công ty.

  2. Các sản phẩm nổi bật của công ty.

  3. Sản phẩm mình phỏng vấn.

  4. Điều gì làm em ấn tượng về công ty.

  5. Các anh chị nào mình quen đang làm việc ở công ty này ( Hãy gõ cửa để nhận sự trợ giúp từ họ)

  6. SWOT sản phẩm, công ty

Hãy viết ra những gì bạn đã biết về công ty như thông tin chung về công ty, các sản phẩm nổi bật, … Còn những cái bạn chưa biết bây giờ bạn sẽ làm như thế nào, đó là lên Website công ty tìm hiểu, hỏi các anh chị mà mình quen đang làm công ty này hoặc nhờ anh chị giới thiệu 1 anh chị làm trong công ty và tốt hơn hết là làm trong nhóm các bạn pv.

Mình chia sẻ thêm cách mình đã chuẩn bị về các công ty trước khi đi pv. Hồi đó mình có 1 nhóm khoảng 5 bạn, lúc đó là khoảng giữa tháng 2 bọn mình đã ngồi lại với nhau và chia mỗi bạn tìm hiểu 1 công ty Dược phẩm khác nhau. Mỗi bạn sẽ trình bày bằng slide trước các bạn còn lại. Và cứ mỗi buổi như vậy bọn mình sẽ thảo luận về 5 công ty đó và chỉ cần 3 buổi là các bạn đã có thể hiểu hết được 15 công ty. Khi đi pv công ty nào mình chỉ cần lấy Slide ra và đọc lại chứ không phải chạy đôn chạy đáo nhờ các anh chị training nữa mà việc đó mình đã làm từ tháng 2.

Rất đơn giản đúng không? J

Thứ 4: Hãy dành thời gian trước khi đi pv để tìm hiểu người sẽ phỏng vấn mình, vị trí pv cần 1 người như thế nào?

Bước này với mình khá là quan trọng, nếu bạn tìm hiểu kỹ thì bạn sẽ rất dễ dàng nắm bắt được tâm lý của người phỏng vấn và hướng họ đến những câu hỏi mà bạn mong muốn.

Xây dựng câu trả lời hướng đến vị trí mà nhà tuyển dụng cần, phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

Những thông tin này bạn tìm hiểu từ đâu:

  1. Từ các anh chị.

  2. Từ Facebook

  3. Từ các buổi Workshop mà có thể các chị đấy đã từng tham gia.

Nếu may mắn bạn đã có cơ hội gặp nhà tuyển dụng từ trước thì hãy chia sẻ với họ và biến buổi phỏng vấn thành 1 buổi chia sẻ (Cái này mình đã gặp và sau đó anh ý đã là sếp của mình trong 1 năm rưỡi)

Đến đây là bạn đã trang bị được cho mình những thông tin cần thiết để tự tin đi phỏng vấn, phần còn lại là hãy biến những cái mình được chia sẻ thành của mình bằng sự chuẩn bị và sự tự tin.

Tuy nhiên, nếu chưa thành công trong buổi phỏng vấn hãy làm tiếp điều cuối cùng này nhé.

Cuối cùng: Lặp lại bốn bước trên với các công ty khác nếu bạn phải đi xin việc lần hai, ba.

Hãy nhớ trong bối cảnh ngành Dược hiện nay, Dược sỹ được đào tạo ra rất nhiều dẫn đến tình trạng thừa Dược sỹ nên bạn phải thật sự cố gắng chớp lấy những cơ hội mà mình có, hãy xem mỗi lần pv là cơ hội cuối của mình vậy. Do đó nếu chưa thành công, hãy thư giãn và lặp lại các bước trên. Sau mỗi lần bạn sẽ học được một bài học hữu ích cho công việc sau này.

Chúc các bạn may mắn.

Copy vui lòng ghi rõ nguồn: KHÔNG CHUẨN BỊ, LÀ CHUẨN BỊ CHO SỰ THẤT BẠI


Bạn là ai và Nhà tuyển dụng nghĩ về bạn như thế nào

Chắc hẳn sau gần 1 tháng ra trường, mình tin một số bạn đã tìm được cho mình 1 công việc mà các bạn sinh viên vẫn hằng "mơ ước" như làm ở hãng, tại các Công ty lớn,hoặc một vài bạn lại lựa chọn công việc theo "định hướng" mục tiêu tương lai...Một vài người thì đang tung tăng hoặc đang loay hoay khi không biết mình thích cái gì? mình phù hợp với cái gì?

Chính vì vậy, hôm nay cũng xin mạo muội viết về chủ đề "Xin việc" và rất mong được các anh chị/bạn bè khác vào cùng chia sẻ, em/tớ tin rằng mỗi người sẽ có những kinh nghiệm, những quan điểm và cách nhìn riêng để giúp các bạn sinh viên sẽ có thêm cái nhìn đa chiều hơn, đỡ bỡ ngỡ và sớm định hướng bản thân tốt hơn.

Có 1 số nội dung mình muốn chia sẻ như:

1. Xác định nhóm công việc bạn phù hợp với bản thân (hoặc đôi khi là công việc muốn làm)

2. Lưu ý khi gửi CV

3. Lưu ý khi đi phỏng vấn

4. Mức lương

1. Xác định nhóm công việc phù hợp với bản thân (hoặc đôi khi là cv muốn làm)

Có lẽ đây là thứ khiến nhiều bạn mơ hồ và thiếu tự tin khi đi phỏng vấn, bởi trong suy nghĩ có lẽ việc mình có phù hợp với công việc đó không? bạn có thể gắn bó với công việc đó hay không khi bạn chẳng thật sự thích cái gì và cũng chẳng hiểu về nó

Cảm giác tệ nhất khi thất nghiệp đó là nhìn thấy bạn bè dần dần đã tìm được 1 công việc mà bạn cho là phù hợp với họ trong khi bạn vẫn đang vô định và dù đã đi phỏng vấn nhiều nơi nhưng không may mắn được chọn.

Vậy, để tự tin, để vượt qua rào cản của chính bản thân thì đầu tiên hãy xác định nhóm công việc phù hợp với bản thân (hoặc đôi khi là cv muốn làm) / Tại sao gọi là nhóm mà không phải là 1 công việc bởi vì đôi khi thật khó xác định cái nào phù hợp nhất đúng không nào?

Cũng xin bật mí sự thật là ngay cả khi bạn đi làm sau nhiều năm, đôi khi cũng không biết liệu công việc bạn đã từng làm/đang làm có phù hợp hay không, và đôi khi bạn cũng không thật sự thích điều gì cả.... thì khi bạn là 1 người mới ra trường thứ gọi là "phù hơp" ấy chỉ mang tính chất tương đối thôi

Theo mình, bạn có thể làm theo gợi ý sau để có thêm định hướng tốt hơn trước khi đi phỏng vấn

Bước 1: Các bạn hãy tìm hiểu các loại hình công việc thông qua các anh chị (ngành dược nhỏ nhưng cũng muôn vàn muôn vẻ lắm), yêu cầu tính cách của công việc ấy, cơ hội thăng tiến của công việc, khó khăn và những thứ khiến họ rời bỏ công việc ấy,...

Bước 2: Tạo một danh sách những điều bạn giỏi và thích làm

Việc tạo một danh sách rất cả những điều bạn thích làm và làm tốt giúp bạn khá nhiều trong việc ‘làm sáng tỏ’ những kỹ năng và là thời gian ‘động não’ cần thiết cho một bước tiến mới trong công việc.

Một câu hỏi khác bạn cần hỏi bản thân, ‘Bạn sẽ chọn nghề nghiệp nào nếu không có bất kỳ cản trở?’ Bạn luôn học thêm kỹ năng để làm những điều mới. Tất cả đều kết lại ở một chuyện rằng bạn có sẵn sàng để biến giấc mơ thành hiện thực hay chưa.

Bước 3: Nếu bước 2 là vô nghĩa hãy nghĩ rằng bạn ghét điều gì nhất ở những công việc mà bạn biết

Ví dụ bạn ghét ngày nào cũng ở văn phòng, cắm đầu vào ống nghiệm hay máy móc, thích được bay nhảy... thì có lẽ RD hay sản xuất có lẽ không phải là lựa chọn phù hợp trong giai đoạn bắt đầu tìm kiếm công việc "phù hợp" với bản thân

Bước 4: Nhận phản hồi

Đôi khi bạn nhận ra bạn phù hợp với 1 vài công việc nào đó cho thời điểm hiện tại, hãy xin góp ý của các anh chị, bạn bè, họ sẽ cho bạn lời khuyên khá là hữu ích

P/S: Có lẽ nếu khó quá thì đừng ngại thử, và nên thử ít nhất 6 tháng/1 công việc nào đó bởi vì 3 tháng đầu tiên là thời gian tệ nhất khi bạn vỡ ra có nhiều thứ bạn ko thích (chỉ vì bạn ko biết), bạn thèm khát làm cái này cái nọ nhưng công việc lại không như vậy (bạn biết không, cái gì cũng có cái giá của nó, vị trí mà bạn thấy người khác có được, cũng được đánh đổi bởi nhiều thứ nhé)

2/ Lưu ý khi gửi CV

a) . Không gửi nhiều vị trí trái ngược nhau cùng 1 công ty

Nhiều bạn gửi CV cùng 1 công ty 1 vị trí văn phòng (làm RD), 1 vị trí hay đi lại (vd như Làm trình). Xin thưa nhà tuyển dụng đều cảm thấy không hài lòng, vì họ cho rằng bạn không có định hướng và quan trong khả năng "nhảy việc" là rất cao do tính chất của công việc bạn chọn có sự "trái ngược" nhau. Nếu bạn thật sự mong muốn ứng tuyển vào 2 vị trí tại 1 công ty hãy cố gắng chuẩn bị thật tốt câu trả lời cho tình huống này nhé

Còn theo mình thì tốt nhất "không nên" gửi CV cho 2 vị trí tại cùng 1 công ty

b) Hãy học cách viết mail và thư gửi kèm cùng CV

Khi bạn gửi CV hãy lưu ý

- Đặt tên tiều đề cho CV (nhớ có tên, vị trí ứng tuyển)

- Mở đầu bằng: Xin chào anh/chị,

- Tiếp đến: giới thiệu sơ qua về bản thân và mong muốn ứng tuyển vào công việc gì, vì sao, mong muốn tham gia vào công ty vì điều gì ????

- Luôn luôn chú ý khi kết thúc phải cảm ơn và để lại thông tin liên lạc của bản thân

c) Hãy chuẩn bị bản CV thật đẹp mắt và đầy đủ thông tin (tuy nhiên không dài quá 2 mặt), hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ thiết kế CV online miễn phí vừa tiện dùng lại đẹp mắt, nếu bạn biết Design thì hãy thử sức, lựa chọn hình ảnh cá nhân đẹp nữa sẽ giúp ghi điểm trong CV

Tham khảo các CV để biết nên có những phần thông tin nào, sắp xếp ra sao sao cho hợp lý (vd công việc nên đi từ hiện tại => quá khứ thay vì ngược lại), ở mỗi phần Công việc, hãy cho biết bạn học được gì từ công việc ý.

d) Bất Kỳ nội dung nào trong CV cũng quan trọng và trở thành câu hỏi của nhà tuyển dụng

Đôi khi chúng ta hay có thói quen viết đại 1 vài thành tích, 1 vài công việc từng làm hay 1 vài sở thích nào đó và nghĩ rằng, chỉ cần chuẩn bị tốt những câu hỏi liên quan đến công việc là oke thì bạn sai rồi, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bất kỳ điều gì bạn ghi trên CV để tìm ra tính cách thật, khả năng ứng biến hoặc đôi khi là kiểm tra những điều bạn viết có phải là sự thật không...

e) Phản hồi khi nhận được mail khi được mời đi phỏng vấn.

Nếu bạn nhận đươc mail tham dự buổi phỏng vấn hãy phản hồi qua mail ngay cả khi bạn đã trả lời điện thoại, đó là phép lịch sự

Và không Khi bạn không đi ĐỪNG BAO GIỜ nói rằng bạn sẽ đến. Bởi họ sẽ không trách ban khi bạn nói rằng "bạn đã tìm được Công việc khác phù hợp hơn nên ko thể đến tham gia buổi phỏng vấn" Nhưng nếu bạn trả lời sẽ tham gia buổi phỏng vấn nhưng đến hẹn lại bặt vô âm tín, cũng không 1 lời xin lỗi vì không đến thì xin chúc mừng, bạn đã lọt vào danh sách đen của công ty ấy, không những thế Dược to mà nhỏ, nhỏ mà to, bạn có thể được lan truyền để ko có cơ hội được gọi đi phỏng vấn chỉ vì từng "bỏ bom" nhà tuyển dụng

P/s: Link tạo CV các em có thể tham khảo: https://vieclam24h.vn/cv/danh-sach-cv.html

https://quantrimang.com/10-website-ho-tro-tao-cv-xin-viec-m

------------------🌿🌿

3. Lưu ý khi đi phỏng vấn

a) Chuẩn bị kỹ những vấn đề sau đây

- Phần giới thiệu bản thân (tên, tuổi, quê quán, trường đại học, các công việc từng làm nếu có, mong muốn ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng này vì điều gì, mục tiêu và kèm theo rất mong có cơ hội được làm việc, cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty

- Chuẩn bị các câu trả lời cho câu hỏi: về những điều bạn ghi trong CV, Về công việc bạn ứng tuyển, về lý do vì sao bạn xin nghỉ,...các công việc bạn từng đi phỏng vấn (chú ý đến việc đừng nói ra bạn từng nộp CV lung tung, nộp đến 3-5 công việc khác nhau)

- Chuẩn bị về Công ty, lịch sử ra đời, về những sản phẩm của công ty, nhà máy của công ty,...

b) Đến sớm ít nhất 15 phút, ăn mặc đẹp, lịch sự, đúng chất công sở và khi đến nhớ chào hỏi mọi người kể cả với đối thủ

c) Khi phỏng vấn hãy học cách Lắng nghe chăm chú, kỹ càng những điều nhà tuyển dụng đang nói. Luôn mỉm cười, mặt luôn tươi, thể hiện nét Tự tin, nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng, như vậy họ mới tin tưởng ở bạn.

d) Suy nghĩ trước khi trả lời, nhà tuyển dụng cần 1 người nhanh nhạy nhưng họ cần 1 người điềm tĩnh và biết suy nghĩ hơn

e) Không nên nói xấu sếp cũ hay lộ bí mật công ty cũ khi được hỏi lý do khiến bạn bị nghỉ việc (nếu có)

F) Trả lời làm sao khiến họ tin bạn có định hướng trong công việc và mong muốn làm việc lâu dài với công ty

G) Sau khi được phỏng vấn, ngay hôm đó, bạn hãy viết một lá thư cám ơn người đã phỏng vấn và tiếp nhận bạn. Hãy bày tỏ cảm tưởng tốt về người đó và cũng bày tỏ thiện chí quyết tâm làm việc tốt của bạn. Đây là việc khôn khéo có ảnh hưởng lớn về sau trong công việc của bạn. Trong thư đó, bạn cũng nên ôn lại những mấu chốt của buổi vấn đáp, đồng thời khơi thêm một số điểm mà bạn cho là có lợi và liên quan. Đây là cách chứng tỏ bạn là người trí năng, có ý thức tận tâm với sự kiện và công việc.

-------------------------

4. Mức lương

Lương càng cao là điều bất kỳ ai cũng muốn, nhưng trong 1 năm đầu đừng quá quan tâm về mức lương (tất nhiên đừng thấp so với mức chi tiêu trung bình của bạn, còn sau 1 năm làm việc mà lương của bạn vẫn thấp thì hãy tự trách bản thân vì sao?) bởi điều quan trọng cho 1 năm đầu là môi trường làm việc, bạn được làm gì? được học hỏi những gì?

a) Sai lầm của nhiều bạn khi ra trường đó là thái độ bất mãn nếu như không đạt mức lương tham khảo

Tất nhiên, có 1 vài trường hợp công ty có thể ko trả đúng năng lực của bạn nhưng đấy là khi bạn có kinh nghiệm, đóng góp nhiều cho công ty.

Còn khi mới ra trường thì dù bạn học trường gì không có nghĩa bạn phải được mức lương bao nhiêu, bởi nhiều khi ngay cả bạn nỗ lực, ngay cả bạn làm hơn 100% thời gian nhưng nếu bạn không có chút kinh nghiệm, không nỗ lực hết mình và chưa đưa lại giá trị gì cho công ty thì đừng tự bất mãn.

Nếu bạn là người có đóng góp hay còn gọi là nhân tài và thái độ làm việc tốt, thì bạn yên tâm rằng 99% Sếp của bạn cũng hiểu được điều đó và để giữ được bạn chứ không phải để bạn mãi mãi kéo dài trong sự bất mãn đó.

b) Thu nhập trong năm đầu của bạn bao gồm rất nhiều thứ

Thu nhập của bạn bao gồm lương thưởng, nhưng quan trọng hơn cho tương lai của bạn là sau khi đi làm bạn học thu được những gì? kinh nghiệm, những trải nghiệm hoặc đôi khi là những sai lầm, mối quan hệ, cách quản lý, cách tư duy,... tất cả đều THU NHẬP của bạn, nên đôi khi hãy cân nhắc việc nên bay nhảy hay không

P/S: Một người kinh nghiệm đã nói: "Tôi hiểu ngay rằng không còn thời gian uổng phí để tự than vãn với chính mình. Tôi phải giữ cho con người mình luôn luôn bận rộn. Tôi cố gắng hoạt động, đi vào thành phố tìm việc mỗi ngày. Khi tôi không có cuộc hẹn nào cả, tôi tự đặt mục tiêu là gửi đi 25 lá đơn mỗi ngày.

Pharma360.vn chúc các bạn sinh viên ra trường sớm tìm được công việc "phù hợp" ít nhất với thời điểm hiện tại

Copy vui lòng ghi rõ nguồn: Bạn là ai và Nhà tuyển dụng nghĩ về bạn như thế nào


Chuẩn bị tốt mà vẫn trượt phỏng vấn, tại sao?

Sau đây là 3 câu trả lời phổ biến nhất mà Pharma360.vn tổng hợp từ những nhà tuyển dụng:

  1. Đối với các bạn ứng viên, Công ty chúng tôi chỉ là một trong số nhiều lựa chọn”

Khi tìm việc, ứng viên thường “rải” CV khắp các công ty khác nhau vì không chắc chắn mình sẽ pass qua công ty nào.

Đối với công ty mà ứng viên vô cùng yêu thích, họ sẽ đặt thật nhiều tâm huyết và cố gắng vượt qua buổi phỏng vấn một cách tốt nhất. Có thể nói, khao khát được làm việc tại công ty có thể dễ dàng nhận thấy được qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói của các bạn, do đó, nếu chúng tôi đánh trượt dù họ đã chuẩn bị và thể hiện rất tốt, thì nguyên nhân trượt đến từ các yếu tố khác như năng lực, phong cách làm việc...

Ngược lại, đối với công ty mà họ chỉ xem đó là một lựa chọn “có cũng được, không có cũng không sao” thì dù trong buổi phỏng vấn, ứng viên thể hiện tốt đến mấy nhưng với kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi có khả năng nhận biết được họ có thật sự yêu thích và muốn cống hiến cho vị trí này hay không. Trong bất cứ điều gì, chúng ta không thể duy trì được “lòng trung thành” và “sự lâu dài” nếu mình không có hứng thú và đam mê. Do đó, chúng tôi có thể tiếc vì để vụt mất một ứng viên tài năng, nhưng đổi lại là mang về cho công ty một nhân viên đủ năng lực, trung thành và luôn hết mình cống hiến.

  1. “Chúng tôi không cảm nhận được sự chân thật trong từng lời nói, hành động của ứng viên”

Ở những ứng viên có thể dễ dàng vượt qua mọi câu hỏi, chúng tôi thường để ý đến mức độ chân thật của câu trả lời. Bởi lẽ, trước khi phỏng vấn, đa số họ thường tìm hiểu xem chúng tôi sẽ hỏi gì và tìm cách trả lời sao cho ấn tượng nhất, mặc kệ điều đó là thật hay giả. Ví dụ, ở câu hỏi, điểm yếu của bạn là gì, thật buồn cười khi chúng tôi thường xuyên nhận được câu trả lời như sau: “Điểm yếu của tôi là quá cầu toàn”. Cầu toàn ư? Một tính cách chứa đựng cả mặt tốt và mặt xấu. Bạn biết tại sao chúng tôi hỏi 10 người, thì hết 7 người trả lời như vậy không? Vì đây là một cách trả lời “an toàn”, được hướng dẫn đầy trên các trang tin chỉ “mẹo phỏng vấn”. Chúng tôi đâu cần điều này! Chúng tôi cần là câu trả lời thật lòng của họ để xem xét xem liệu các ứng viên của mình có phù hợp với công việc đang tuyển dụng hay không. Nếu họ chỉ học thuộc cách trả lời phỏng vấn dù nó trái ngược hoàn toàn với bản thân, sau đó “trả bài” cho chúng tôi như một cỗ máy lúc được phỏng vấn, thì liệu họ có chắc chắn mình sẽ không hối hận nếu chúng tôi giao cho họ việc làm “quá sức”, hoặc không phù hợp với tính cách, phong cách làm việc của họ hay không?

Có thể nói, tham khảo để chuẩn bị trước phỏng vấn là điều nên làm. Nhưng vấn đề là ứng viên chỉ nên tham khảo để tự tìm ra câu trả lời thông minh, đúng với bản thân chứ không đơn giản là “học thuộc bài”.

  1. “Những lời nhận xét tiêu cực về công ty cũ chính là lí do khiến chúng tôi đánh trượt”

Khi được hỏi về lí do “nhảy việc”, chúng tôi mong đợi được nghe những tâm sự chân thành nhất của ứng viên nhằm thấu hiểu nhân viên của mình hơn, đồng thời rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý nhân sự. Tuy nhiên, những lời nhận xét quá cay nghiệt về công ty cũ của họ lại là vấn đề khiến chúng tôi phải cân nhắc kĩ.

Thái độ tiêu cực về công ty cũ không phải là cách “khôn ngoan” trong quá trình phỏng vấn, điều đó chẳng khác gì khiến cánh cổng dẫn tới công việc mới của họ dần thu bé lại. Điều mà họ đang thẳng tay “vạch trần” về sếp cũ, đồng nghiệp cũ dù có chân thật đến mấy thì họ cần nhớ rằng, họ đang đàm thoại với chúng tôi-sếp mới, đồng nghiệp mới. Làm sao chúng tôi có thể yên tâm khi nhận một nhân viên có “tiền sử” nói xấu công ty mà mình đã từng gắn bó, công ty đã cho mình cơ hội nghề nghiệp?

Chân thật không sai, nhưng riêng đối với phỏng vấn, chân thật phải đi đôi với khéo léo vì sự chân thật quá mức trong lời nói lắm lúc mang lại những tai hại không lường cho chủ nhân của nó. Thẳng thắn quá cũng không được, che đậy cũng không xong, vậy giải pháp ra sao? Đó là, ứng viên cần lựa lời nói khi gặp những câu hỏi liên quan đến điều khiến họ bất bình. Bên cạnh đó, họ còn cần bộc lộ thái độ tích cực, lạc quan, quan tâm đến công việc, đồng thời nói ra những mong muốn mà họ khát vọng có được ở nơi làm việc mới.

Copy vui lòng ghi rõ nguồn: Chuẩn bị tốt mà vẫn trượt phỏng vấn, tại sao?


Tập đoàn dược phẩm Boehringer Ingelheim

Quá trình thành lập

Công ty dược phẩm Boehringer Ingelheim được thành lập năm 1885 bởi Albert Boehringer (1861-1939) tại Ingelheim am Rhein. Từ khi mới thành lập năm 1885, chỉ gồm 28 người ở Nieder-Ingelheim, qua quá trình phát triển tập đoàn Boehringer Ingelheim đã trở thành một trong những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới với 145 chi nhánh và tổng cộng khoảng 47.500 nhân viên. Trọng tâm của công ty gia đình là nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tiếp thị các loại thuốc mới có giá trị trị liệu cao cho người và thuốc thú y với thế mạnh trong các lĩnh vực điều trị bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh về hệ thần kinh trung ương, bệnh chuyển hóa, bệnh do virus và ung thư.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Boehringer Ingelheim là một nhóm các công ty toàn cầu bao gồm nhiều nền văn hóa và xã hội đa dạng. Boehringer Ingelheim được thúc đẩy bởi mong muốn phục vụ nhân loại bằng cách cải thiện sức khỏe con người và động vật. Chúng tôi tự hào về lịch sử lâu dài của mình với hoạt động từ thiện và trách nhiệm xã hội. Là một công ty gia đình được thành lập năm 1885, chúng tôi có trách nhiệm với cộng đồng và chúng tôi trân trọng những gì đang có. Khi chúng tôi tiếp tục phát triển các liệu pháp đột phá và giải pháp chăm sóc sức khỏe trong các lĩnh vực có nhu cầu y tế chưa được đáp ứng, quyền được tiếp hệ thống chăm sóc sức khỏe là cốt lõi đối với hoạt động kinh doanh và giá trị của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn cung cấp nhiều sức khỏe hơn cho con người, động vật và cộng đồng trên toàn thế giới bằng cách đưa ra các sáng kiến độc đáo, trong cả hoạt động thương mại và từ thiện, dựa trên quan hệ đối tác và giúp đỡ hệ thống chăm sóc sức khỏe của các nước trên thế giới.

Dự án nổi bật

Making More Health (MMH) là một sáng kiến ​​lâu dài, được thúc đẩy bởi Boehringer Ingelheim, xác định những cách mới và tốt hơn để cải thiện sức khỏe trên toàn cầu. Kể từ khi MMH bắt đầu vào năm 2010, một số lượng lớn các sáng kiến đã được đưa ra bằng cách tìm nguồn cung ứng đổi mới xã hội để cung cấp nhiều sức khỏe hơn trong tương lai.

Social Entrepreneurs

Công ty đã hợp tác với Ashoka, tổ chức mạng lưới lớn nhất của các doanh nhân xã hội trên toàn thế giới, để khám phá các hoạt động khắp thế giới được gọi là “Social Entrepreneurs”. Đây là những cá nhân thực hiện những ý tưởng mới để cải thiện sức khỏe cộng đồng và đưa hệ thống của họ vào thực tế trên phạm vi toàn cầu.

Youth Program

Dưới sự bảo trợ của Marking More Health, chúng tôi điều khiển các chương trình “Youth Program” trong và ngoài công ty. Và chúng tôi tạo cơ hội cho các nhân viên của Boehringer Ingelheim trên toàn cầu để thực hiện các hoạt động sức khỏe khác.

Medicine for all

Medicine for all” là mô hình phi lợi nhuận có tổ chức đầu tiên giải quyết vấn đề lãng phí thuốc, đồng thời lên kế hoạch cải cách chính sách y tế công cộng dài hạn ở Ai Cập. Sáng kiến này cung cấp thuốc thiết yếu cho các gia đình có thu nhập thấp ở Ai Cập. Điều này được thực hiện bằng cách thu thập thuốc lãng phí của các hộ gia đình giàu có, nhà thuốc và công ty dược phẩm. Thuốc được phân phối cho các tổ chức phi chính phủ địa phương rồi tiếp tục được cung cấp cho những người cần nó. Nó cũng được phân phối cho các đoàn lữ hành, được điều hành bởi các tổ chức y tế khác để cung cấp nó cho những người sống ở vùng sâu vùng xa. Đến nay, dự án đã mang lại lợi ích cho hơn 1.000 bệnh nhân mỗi tháng, tiết kiệm cho bệnh nhân khoảng 25.000 EGP kể từ năm 2010. 25K mỗi tháng tương đương với số tiền thuốc được cứu.

Law3andakdam

Law3andakdam.com là một website trực tuyến miễn phí phù hợp với người hiến máu và bệnh nhân cần máu, dựa trên vị trí và nhóm máu thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Những người tình nguyện đăng ký thông tin của họ với Law3andakdam. Người nhận điền vào một yêu cầu trực tuyến được phát qua mạng xã hội của chúng tôi. Người nhận cũng có thể tìm kiếm trong mục Người tình nguyện trực tuyến.

Developing Future Scientists

Developing Future Scientists” là một chương trình được thực hiện bởi Boehringer Ingelheim MENA hợp tác với các học giả để tạo điều kiện tài trợ cho Nghiên cứu và Phát triển cho các nhà nghiên cứu khoa học. Boehringer Ingelheim đã tập trung rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới và giáo dục y tế cho các trung tâm học thuật và các trường y, dược, và y tế công cộng.

Boehringer Ingelheim Việt Nam

Văn phòng đại diện

Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ô 04-09, tầng 14, tòa nhà M Plaza, 39 Lê Duẩn, Quận 1, TP HCM thuộc khu bất động sản đẹp nhất thành phố.

Văn phòng Hà Nội

Địa chỉ: Căn 2603, tầng 26, tháp Đông, Lotter Center Hà Nội, 54 Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP Hà Nội

Sản phẩm nổi bật

Actilyse (Alteplase) Thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu & tiêu sợi huyết

Berodual Dung dịch khí dung (Fenoterol hydrobromide, Ipratropium bromide) Thuốc điều trị hen phế quản & COPD

Giotrif (Afatinib) Liệu pháp hướng đích

Jardiance Duo (Empagliflozin, Metformin hydrochloride) Thuốc điều trị đái tháo đường

Mobic (Meloxicam) Thuốc kháng viêm không steroid

Sifrol (Pramipexole dihydrochloride) Thuốc điều trị bệnh Parkinso

Boehringer Ingelheim đang trên đà phát triển và mở rộng ở thị trường Việt Nam nên rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Xem thêm nhiều tin tuyển dụng của Boehringer Ingelheim Việt Nam tại Pharma360.vn

Copy vui lòng ghi rõ nguồn: Giới thiệu Boehringer Ingelheim và Boehringer Ingelheim Việt Nam


HÃY LÀM VIỆC NHỎ NHẤT BẰNG THÁI ĐỘ TỐT NHẤT MÀ BẠN CÓ

Chúng ta thường hay nghe “Thái độ quan trọng hơn trình độ” hay “Thái độ là tất cả”. “Thái độ” đóng vai trò rất quan trọng trong công việc. Nhà tuyển dụng muốn tuyển được người có thái độ tốt, các sếp muốn nhân viên của mình có thái độ làm việc tích cực. Vậy làm thế nào để có thái độ tốt? Làm sao để trở thành một người có năng lực? Bí quyết thực sự rất đơn giản, đó là “hãy làm việc nhỏ nhất bằng thái độ tốt nhất mà bạn có”.

Có 2 điều mà chúng ta khi đi làm dễ mắc phải gồm:

- Có mục tiêu cho tương lai nhưng lại bị lợi ích trước mắt che mờ đi.

- Chúng ta cũng muốn được ghi nhận, muốn thành công, nhưng lại đo đếm từng chút sức lực mình bỏ ra.

Phần đa chúng ta, đều mắc phải lỗi này và rồi sau đó cảm thấy không thể tìm được tình yêu với công việc mình đang làm nữa…

Và tôi tin, hơn 90% các bạn đang đọc bài viết này đã từng được biết về câu chuyện thăng chức dưới đây (dù có thể khác nhau 1 xíu):

“… Câu chuyện kể về 1 cô nhân viên A làm ở 1 công ty đã nhiều năm, nhưng mới đây một nhân viên B được tuyển dụng vào sau lại được thăng chức, còn nhân viên A thì không. Nhân viên A nghĩ rằng công ty phải chăng có thành kiến với mình nên quyết định đến hỏi ông chủ.

Người chủ liền nhờ cô xử lý 1 số công việc, cụ thể: “Một khách hàng sẽ đến công ty để kiểm tra tình trạng sản phẩm, cô hãy liên lạc với họ hỏi xem khi nào họ đến? và Đây là một nhiệm vụ quan trọng”

Sau 15 phút, cô quay trở lại văn phòng và báo cáo kết quả: “Đã liên hệ được với họ rồi nhưng họ nói rằng tuần tới mới có thể qua.”

Ông chủ hỏi tiếp: “Cụ thể là vào thứ mấy tuần sau?”

Cô ấp úng nói: “Cái này tôi chưa hỏi rõ”.

“Vậy có bao nhiêu người đến?”

“A! Giám đốc không nhắc tôi hỏi điều này?”

“Vậy họ đến đây bằng gì? Họ ở đây mấy ngày?”

“Cái này ngài cũng không nhắc tôi hỏi!”

Và cũng nhiệm vụ tương tự, nhân viên B – người vào sau nhưng được thăng chức sau một lúc đã quay lại và cho biết: “… Họ sẽ đáp máy bay vào 3 giờ chiều ngày thứ sáu tuần sau, khoảng 6 giờ tối sẽ đến đây. Họ có tổng cộng 5 người do trưởng phòng tiêu dùng ông Nam dẫn đầu. Tôi đã báo họ là công ty sẽ cho người ra sân bay để đón”.

“Ngoài ra, họ còn có kế hoạch nghiên cứu 2 ngày tại đây. Cụ thể về lịch trình thì sau khi đến đây hai bên sẽ bàn bạc để biết rõ hơn. Để tạo thuận lợi cho công việc, tôi đề xuất sắp xếp họ ở tại khách sạn quốc tế gần đó, nếu ngài đồng ý, ngày mai tôi sẽ đặt phòng trước.”

“Còn nữa, trong tuần tới dự báo thời tiết có mưa, tôi sẽ giữ liên lạc với họ bất cứ lúc nào. Nếu tình hình thay đổi, tôi sẽ báo cáo lại cho ngài ngay”.

Sau khi anh nhân viên B trả lời, nhân viên A lúc này mới hiểu ra lý do.

Câu chuyện này, nghe cũng nhàm nhỉ? (Dù gì cũng đọc nhiều lần rồi mà)

Nhưng mình xin kể lại câu chuyện này vì muốn hỏi các bạn một câu hỏi:

Có bao giờ bạn liên hệ với bản thân với câu chuyện này?

Có bao giờ bạn thấy mình trong đó, rằng bạn vẫn tin rằng: làm việc lâu năm hơn nghĩa là bạn giỏi hơn? Hay bạn có quyền phải đạt được vị trí này hay mức lương nọ?

Bạn có thấy nhiệm vụ trong câu chuyện, đây là 1 nhiệm vụ mà nhiều người cho rằng đó là VIỆC NHỎ, và thường người ta sẽ làm nó với THÁI ĐỘ NHỎ (làm cho xong, hỏi gì làm nấy, đâu cần kế hoạch, đâu cần nghĩ ngợi phương án A-B-C có thể xảy ra).

Nhưng bất kỳ công việc nào, chỉ cần bạn thấy nó cần phải hoàn thành tốt, chỉ cần bạn quan tâm về công việc bạn đảm nhận, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của bạn rất nhiều (Người ta gọi đây là THÁI ĐỘ LỚN)

Thực tế mà nói, các sếp luôn có cách để gài hay đánh giá thái độ nhân viên, và đến 1 thời điểm nào đó, họ sẽ cho những người được đánh giá tốt một cơ hội họ xứng đáng được nhận

Chỉ cần thái độ tốt như sự lạc quan, sự tự tin đều mang lại những giá trị lớn cho cuộc đời của chúng ta và để có thể tiến bộ về lâu dài trong chặng đường phát triển bản thân đừng quên 3 thái độ dưới đây nhé!

1. Responsibility — Có trách nhiệm:

Có trách nhiệm là việc bạn luôn có trách nhiệm với lời mình nói, việc mình làm.

Có trách nhiệm không chỉ đơn giản là khi bạn gây ra vấn đề thì bạn chịu trách nhiệm cho vấn đề đó.

Có trách nhiệm là việc bạn luôn luôn thay đổi bản thân để hoàn thành tốt nhất công việc được giao (do your best).

Có trách nhiệm là khi bạn nhận một cam kết thì bạn phải đảm bảo rằng bạn có khả năng làm được việc đó, chứ không phải hứa bừa.

Có trách nhiệm là không tìm lý do để bào chữa cho lỗi lầm của mình (Don’t excuse yourself), thay vào đó bạn hành động để không mắc lại sai lầm đó một lần nữa.

Có trách nhiệm là việc bạn hỗ trợ cho đồng nghiệp của mình hoàn thành mục tiêu của họ.

Hi vọng các bạn có thể xem Trách nhiệm nhưng không phải trách nhiệm – nghĩa là bạn hay xem trách nhiệm như 1 người bạn, nó giúp bạn sống có ý nghĩa và tốt hơn chứ không phải gánh nặng của cuộc đời mà bạn phải gánh (dùng thái độ tích cực để nhìn nhận nó nhé).

2. Willing to learn — Mong muốn học hỏi:

Thái độ quan trọng không kém chính là việc mong muốn học hỏi. Người mong muốn học hỏi có thể bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ nhất. Cách thức bạn trả lời mail, cách bạn nói chuyện với đồng nghiệp… Người luôn có mong muốn học hỏi sẽ tìm được cách để thay đổi chính bản thân mình, luôn luôn học những điều mới qua đó tiến bộ từng ngày. Một trong những kỹ năng quan trọng để hỗ trợ chính là kỹ năng lắng nghe. Chỉ có lắng nghe thấu hiểu mới có thể khiến bạn tiến bộ hơn mỗi ngày, và cũng chỉ có việc tiến bộ hàng ngày mới là việc giúp bạn tiến xa trong công việc.

3. Get your hands dirty — Không ngại những việc chân tay.

Để làm được những việc lớn thì việc đầu tiên chính là không ngại những việc chân tay. Việc mình muốn nhắc đến ở đây chính là những việc chân tay, những việc bạn không thích nhưng nó lại là việc giúp bạn hoàn thành công việc. Ví dụ nếu công ty không có người làm nhiệm vụ chuyên trách về luật thì đôi khi sale cũng phải là người rà soát từng câu chữ trong hợp đồng, bởi là việc cần thiết để bạn có được kết quả là hợp đồng tốt với khách hàng. Ví dụ nếu như việc làm đi làm lại một việc hết sức chân tay (ví dụ nhập mẫu thử, kiểm tra lỗi) nhưng nó giúp bạn hoàn thành công việc thì đó cũng sẽ là việc nên làm. Nếu bạn có thái độ trên thì những câu kiểu như thế này sẽ ít khi nói ra: “Đây không phải là việc của tôi”, “Em chỉ làm được vậy thôi, sếp muốn thì cho bạn khác làm”, “Việc này tốn thời gian quá”; “Cái này sếp không hỏi” …

Một chút câu chuyện bản thân, khi tôi bắt đầu làm Marketing, trong tháng đầu tiên tôi đảm nhận đồng thời viết content, tư vấn fanpage, nghe hotline, thiết kế ảnh; làm website, đi thị trường,… và bạn biết không mức lương tôi nhận là 6tr thời gian tôi làm ngoài giờ và tìm hiểu kiến thức ngoài > 5h/ngày, ai cũng hỏi tôi sao lại phải khổ vậy? sẽ có 1 công việc khác cho tôi mức lương cao hơn và công việc sẽ nhàn hơn.

Lúc đó nghĩ cũng chạnh lòng chứ, nhưng mà mục tiêu chưa bao giờ là “NHÀN” ở cái độ tuổi chập chững trên con đường sự nghiệp. Và sau 6 tháng, tôi lên làm quản lý chính thức, nhóm tuy chỉ có 3 người thôi và trong tất cả các công việc, đó cũng chỉ mới là điểm khởi đầu, chặng đường còn rất dài và năng lực của tôi (kể cả bây giờ) so với người khác cũng còn kém xa. Nhưng bạn thấy đó, mọi cố gắng dù là nhỏ nhất, những công việc dù là đơn giản nhất, đều sẽ được ghi nhận và giúp bạn trên con đường QUẢN LÝ sau này.

Nếu bạn đã cố gắng, mà chưa nhận lại được điều gì? Hãy tự hỏi:

- Bạn đã cố gắng đúng cách chưa? Nếu chưa hãy thử cách khác.

- Bạn đã cố gắng đủ thời gian chưa? Đừng quên bài học thay đổi lượng và chất nhé! Thành công cũng cần những cột mốc và ở đó, bạn chỉ chạm được thành công khi sự cố gắng của bạn được chất đầy vượt qua cột mốc đó.

Hãy thay đổi thái độ làm việc của mình ngay hôm nay nhé. Chúc bạn thành công!

Copy vui lòng ghi rõ nguồn: HÃY LÀM VIỆC NHỎ NHẤT BẰNG THÁI ĐỘ TỐT NHẤT MÀ BẠN CÓ


Tổng quan về Zuellig Pharma và Zuellig Pharma Việt Nam

Giới thiệu chung về Zuellig Pharma

Zuellig Pharma là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lớn nhất ở châu Á. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ phân phối, kỹ thuật số và thương mại đẳng cấp thế giới để hỗ trợ các nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Công ty đã thành lập từ gần một trăm năm trước và đã phát triển để trở thành một doanh nghiệp trị giá 10 tỷ USD, bao phủ 13 thị trường ở châu Á với hơn 10.000 nhân viên.

Quá trình thành lập

Năm 1901, Frederick E. Zuellig tới Manila tìm kiếm một công việc kinh doanh quốc tế.

Năm 1902, Zuellig gia nhập Lutz y Cía – một công ty của người Thụy Sĩ buôn bán ở quần đảo Philippines vào những năm 1850.

Năm 1922, Zuellig toàn quyền sở hữu công ty.

Trong những năm đầu, FE Zuellig, Inc. hoạt động như một đại lý, nhà phân phối, nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu trong các lĩnh vực khác nhau như dệt may, bảo hiểm, vận chuyển và vận chuyển, hàng tiêu dùng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thiết bị gia dụng, hàng hóa, hóa chất công nghiệp và máy móc.

Năm 1938, Zuellig đã thành lập một Trung tâm thuốc chuyên về nhập khẩu, tiếp thị và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Qua nhiều năm, Zuellig Pharma phát triển thành một công ty độc lập và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Tập đoàn Zuellig.

Mục đích

Trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lớn nhất ở Châu Á. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển bằng cách thực hiện sứ mệnh làm cho việc chăm sóc sức khỏe của mọi người trở nên dễ tiếp cận hơn.

Từ năm 2015, chúng tôi đã có một hành trình thay đổi để mang lại những giải pháp mới cho ngành; xây dựng trên khả năng của chúng tôi với vai trò như một nhà phân phối các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp.

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của chúng tôi là động lực đằng sau chúng tôi là ai và chúng tôi làm gì. Zuellig Pharma đứng trên một di sản của dịch vụ xuất sắc và có truyền thống lâu đời. Chính những giá trị cốt lõi này đã truyền cảm hứng cho chúng tôi luôn luôn đặt những nhu cầu và hạnh phúc của con người lên hàng đầu.

Integrity & Trust

Xây dựng các mối quan hệ chân thành và tin tưởng

Collaboration

Xây dựng quan hệ đối tác trong và ngoài nước

Innovation

Sáng tạo và cởi mở

Passion for Excellence

Chỉ cung cấp các dịch vụ tốt nhất

Personal Growth

Tăng trưởng và học tập

Zuellig Pharma Việt Nam

Zuellig Pharma gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 1 năm 1994.

Vào tháng 3 năm 1999, văn phòng thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được giấy phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Zuellig Pharma Vietnam Ltd. cung cấp các dịch vụ dược phẩm và chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc.

Kể từ khi ra mắt, Zuellig Pharma đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ đa quốc gia lớn nhất trong ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Công ty đã thành lập hai kho GSP tại Hà Nội và TP. HCM và bốn văn phòng tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Copy vui lòng ghi rõ nguồn: Tổng quan về Zuellig Pharma và Zuellig Pharma Việt Nam