Rối loạn tiêu hóa dịp tết phải làm sao? Và nên ăn gì? 

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà nhiều người gặp phải, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Đặc biệt, nguy cơ mắc phải căn bệnh này vào dịp tết càng tăng lên đáng kể. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa cần làm gì? 

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện bất thường của hệ tiêu hóa (ống tiêu hóa) và có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gây ra tình trạng nôn mửa, đau bụng hoặc thay đổi vấn đề đại tiện.

Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, người bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tiêu hóa.

2. Vì sao bạn thường bị rối loạn tiêu hóa vào dịp tết?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa vào dịp tết.

Đầu tiên phải kể đến là giờ giấc sinh hoạt không ổn định. Vào dịp tết, bạn thường có xu hướng sinh hoạt không điều độ như: thức khuya, ăn uống thất thường,... dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các món ăn hằng ngày trong dịp tết dù rất đa dạng nhưng chủ yếu đều giàu tinh bột, chất đạm, đường, chất béo như: bánh chưng, bánh tét, xôi, giò, nem rán, bánh mứt,... Trong khi đó, rau xanh và trái cây lại bị mọi người “lãng quên”, không bổ sung đầy đủ.

Ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, đường dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Không những thế, với thói quen tích trữ thức ăn dùng dần trong dịp tết dễ khiến các thức ăn bị hỏng, nhiễm khuẩn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Hơn nữa, việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích, nước ngọt trong dịp tết cũng dễ khiến các triệu chứng về bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, viêm đại tràng,... tái phát hoặc trầm trọng hơn.

3. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, cơ thể có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

4. Rối loạn tiêu hóa nên làm gì?

Chế độ ăn của người bị rối loạn tiêu hóa cần đảm bảo cân bằng đủ 4 nhóm chất: béo, đạm, đường, vitamin và khoáng chất. Thức ăn cần đảm bảo đã được nấu chín, chế biến vệ sinh, tránh ăn thực phẩm sống hoặc tái.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần tránh bỏ bữa. Thay vào đó, có thể chia nhỏ bữa ăn để dễ dàng tiêu hóa hơn. Người bệnh cũng cần tránh uống rượu bia, đồ uống có gas, đồ cay nóng để không gây thêm kích thích cho hệ tiêu hóa.

Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, uống nước cam. Cùng với đó, bạn cũng nên ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp đường ruột ổn định và hoạt động tốt hơn.

Nước không chỉ cần thiết cho sức khỏe tổng thể mà còn rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa.

Đặc biệt là khi bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục, bạn nên bổ sung nước một cách đầy đủ để tránh gây mất nước cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn nên tránh uống cà phê, nước có gas vì chúng có thể gây thêm kích thích cho hệ tiêu hóa, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Căng thẳng, lo lắng là một tác nhân khiến chứng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn. Vì thể, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, thư giãn để giúp hệ tiêu hóa hồi phục một cách tốt nhất.

Bạn có thể giảm bớt căng thẳng bằng cách thường xuyên tập thể dục, tập yoga, thiền hoặc nghe một bài nhạc bạn yêu thích. Nếu căng thẳng của bạn nghiêm trọng hơn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh hoặc bác sĩ tâm lý nhé.

Để hỗ trợ động co bóp và quá trình tiêu hóa của ruột, bạn nên dành thời gian tập thể dục mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn những động tác nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ để cải thiện sức khỏe đường ruột cũng như sức khỏe tổng thể.

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học không chỉ tốt cho tim mạch, cơ bắp mà còn giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.

Các loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như: thuốc đầy bụng, khó tiêu; thuốc giảm đau, Oresol giúp bù nước, men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

Những loại thuốc này hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đồng thời giúp đường ruột khỏe mạnh hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa ngay tại nhà.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh rối loạn tiêu hóa và cách xử lý khi gặp phải vấn đề này. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè của mình bạn nhé!

Xem thêm: 

https://pbase.com/nakehealth/image/173455837 

https://plaza.rakuten.co.jp/nakehealth/diary/202303100000/

https://slides.com/snakehealth