TỜ TIN THÁNG 1 NĂM 2024

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường.

Theo Người, nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927), Người viết: “chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa Nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”. Người nhấn mạnh vấn đề có tính nguyên tắc: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã". 

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG 

TỜ TIN THÁNG 2 NĂM 2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam là sự kết tinh và phát triển các giá trị của dân tộc.

Dân tộc Việt Nam luôn coi trọng nhân tố con người, xem con người là vốn quý nhất. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, đồng thời lại sáng tạo ra lịch sử, thúc đẩy xã hội phát triển. Cha ông ta từng nói “Một mặt người bằng mười mặt của”, luôn đặt phẩm giá con người lên trên hết “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”...

Hồ Chí Minh sớm khẳng định con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”(1). Vì thế, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, con người là vấn đề số một của cách mạng. Người thường nói: Tất cả là do con người, có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”./.

Nguồn:Học viện chinh trị Quốc gia Hồ Chí Minh 

TỜ TIN THÁNG 3 NĂM 2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh Về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng người theo tư tưởng Hồ Chí Minh là bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm sâu sắc tới thế hệ cùng thời với mình, mà người còn quan tâm tới thế hệ tiếp sau./.

Nguồn:Tạp chí tổ chức Nhà nước 

TỜ TIN THÁNG 4 NĂM 2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam là sự kết tinh và phát triển các giá trị của dân tộc và thời đại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam là sự kết tinh và phát triển các giá trị của dân tộc. Dân tộc Việt Nam luôn coi trọng nhân tố con người, xem con người là vốn quý nhất. “Một mặt người bằng mười mặt của”, luôn đặt phẩm giá con người lên trên hết “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”...

Hồ Chí Minh sớm khẳng định con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Vì thế, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, con người là vấn đề số một của cách mạng. Người thường nói: Tất cả là do con người, có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. 

Nguồn: Tạp chí điện tử -Lý luận Chính trị-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

TỜ TIN THÁNG 5 NĂM 2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam để Đảng ta đề ra đường lối, chủ trương về xây dựng con người

Quán triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng con người, trong Cương lĩnh, đường lối, các nghị quyết, Đảng ta luôn kiên định quan điểm xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững Đất nước. Đại hội VI chỉ rõ: “Tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng sự sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đã xác định một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng là “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”. Về quan điểm và mục tiêu phát triển, Cương lĩnh nhấn mạnh: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước”.

Nguồn: Tạp chí điện tử -Lý luận Chính trị-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

TỜ TIN THÁNG 6 NĂM 2024

Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”

-Hồ Chí Minh khẳng định: “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp…, Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và của chính bản thân mỗi người.

-Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa gồm hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đao đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên…); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn: https://dangcongsan.vn

TỜ TIN THÁNG 7 NĂM 2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng các yếu tố tạo nên con người phát triển toàn diện.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là phải quan tâm xây dựng nhân cách con người toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. Trong các yếu tố này, Người nhấn mạnh trước hết phải xây dựng yếu tố “đức”, làm cho con người có tâm trong sáng; đức và tâm phải được thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày, giữa con người với con người. Trí lực cũng là yếu tố rất quan trọng, bởi yếu tố này chi phối nhận thức và hành động, tạo ra sức mạnh cho con người và xã hội. Con người biết tiếp thu, vận dụng đúng đắn, hiệu quả các thành tựu của nhân loại về văn hóa, khoa học - kỹ thuật; biết sáng tạo và phát triển các tri thức mới nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường quan niệm, tri thức của con người có được nâng cao, xã hội mới phát triển được; ngược lại, xã hội tiến lên lại đòi hỏi năng lực của con người phải được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu của xã hội mới./.

Nguồn: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 

Ban tuyên giáo xã bình lộc-tp long khánh-đồng nai

Địa chỉ: Đường Lê A-Xã Bình Lộc-TP. Long Khánh-Đồng Nai

ĐT: 0251 3788 290