Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay (hay mày đay) sẽ thường xuất hiện với cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đôi khi kèm theo phù ở dưới da hay mô kẽ. Có khoảng 20% dân số từng gặp phải tình trạng này một lần trong đời. Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để hiểu thêm về bệnh nhé!

Nổi mề đay là gì?

Mề đay (hay còn gọi là mày đay) đây là một bệnh lý ngoài da và đặc trưng bởi sự xuất hiện nhanh của các vùng phồng rộp và phù nề với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau và thường có quầng đỏ bao quanh.

Người bệnh hay có cảm giác nóng rát, ngứa, châm chích khi bị nổi mề đay khắp người và các biểu hiện này thường sẽ tự hết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng bệnh này kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn.

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng bị nổi mề đay hay phù mạch hoặc cả hai. Trong đó, tình trạng nổi mề đay thì thường phổ biến hơn. Có thể gặp tình trạng nổi mề đay thường xuyên với những người có cơ địa mẫn cảm và dễ phản ứng với nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Những nguyên nhân nổi mề đay gồm:

  • Những dị nguyên trong không khí như là: phấn hoa từ cây cối, vảy da động vật hay bào tử nấm

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn như là: nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm họng do liên cầu khuẩn

  • Dị ứng từ thực phẩm (như sữa, trứng, đậu phộng, cá hay động vật có vỏ…)

  • Bị côn trùng đốt

  • Dị ứng với thuốc như là: codeine, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hay thuốc trị tăng huyết áp (đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển)

  • Thân nhiệt thay đổi: do nhiệt độ xung quanh nóng hay lạnh so với bình thường hoặc sau khi hoạt động thể chất

  • Dị ứng với các chất liệu khác nhau như là: dị ứng với cao su hay một số loại chất tẩy rửa

  • Có vấn đề về nội tiết tố như là: mãn kinh hay mắc bệnh tuyến giáp, khi mang thai.

  • Mắc phải các bệnh tự miễn

Trường hợp mắc bệnh nổi mề đay mạn tính thường sẽ không xác định được nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.

Triệu chứng nổi mề đay

Tùy từng người và trường hợp tình trạng nổi mề đay sẽ có những biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng nổi mề đay cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm:

  • khi dùng tay nhấn vào điểm giữa các mảng mề đay sẽ chuyển sang màu trắng

  • Có các nốt hay mảng sần, màu đỏ, phồng rộp hay sưng lên trên bề mặt da

  • Có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu trên da

  • Phù mạch (sưng nề vùng hạ bì hay các lớp dưới da)

Hình thái và kích thước mày đay cũng rất đa dạng, nó có thể nhỏ hoặc lớn, có khi lại hình cung, hình tròn hay những mảng lớn trông như bản đồ.

Cách điều trị khi nổi mề đay

Bạn có thể không cần điều trị cứ để chúng tự hết nếu chỉ bị nổi mề đay nhẹ. Khi biết được những yếu tố gây bệnh hoặc làm cho các triệu chứng nặng thêm thì bạn cần tránh tránh tiếp xúc hoặc loại bỏ chúng ngay.

Ví dụ, ngưng dùng thuốc hoặc ăn các loại thực phẩm khiến mày đay xuất hiện và thay đổi chỗ ở hay nghề nghiệp, nếu ở đó có các dị nguyên làm nổi mề đay, đồng thời tránh để nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…

Bác sĩ thường chỉ định một số thuốc giúp chữa trị mề đay như: thuốc kháng histamin, adrenaline, corticosteroid, để điều trị triệu chứng nổi mề đay. Người bệnh có thể cần dùng thêm một số loại thuốc cần thiết khác trong trường hợp mày đay mạn tính.

Tìm hiểu thêm: Chích ngừa viêm gan b