Hướng dẫn cách chọn máy lọc không khí ô tô hiệu quả

1. CÓ NHỮNG LOẠI MÁY LỌC KHÔNG KHÍ Ô TÔ NÀO?

Có 3 loại máy lọc không khí ô tô phổ biến nhất hiện nay là máy tạo ion, máy tạo ozone và máy có bộ lọc HEPA + Than hoạt tính (carbon):

1.1 Máy lọc không khí tạo ion:

Máy tạo ion có chức năng tạo ra các ion âm. Một khi những ion âm này được phát ra, chúng sẽ dính vào các hạt mang điện tích dương khác nhau trong không khí như bụi, phấn hoa và thậm chí là vi khuẩn. Lúc đó, các hạt sẽ trở nên nặng hơn rất nhiều và rơi xuống đất, nhờ đó không khí sẽ trở nên trong lành hơn. Máy tạo ion có mật độ ion càng cao thì khả năng lọc không khí càng mạnh và nhanh.

Ưu điểm:

  • Ngoài tác dụng làm sạch không khí, ion âm còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người như: giảm cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, buồn nôn, đau đầu…; hỗ trợ quá trình hấp thụ oxy.

  • Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng do không phải thay màng lọc định kỳ.

Nhược điểm:

  • Về cơ bản thì máy tạo ion không lọc bụi bẩn và lưu ở trong máy mà làm chúng nặng và rơi xuống đất. Vì vậy bề mặt sàn và ghế trên ô tô có thể bị bẩn đòi hỏi chúng ta phải lau chùi thường xuyên.

  • Máy tạo ion thường tạo ra một sản phẩm phụ là ozone. Ozone với tỷ lệ nhỏ thì không gây hại gì nhưng nếu tỷ lệ lớn sẽ có tác dụng phụ nguy hiểm khi hít phải là gây tổn thương các tế bào biểu mô lót của đường hô hấp, gây viêm, dẫn đến ho, ngứa họng, làm giảm chức năng phổi.

1.2 Máy tạo ozone

Thường có một số nhầm lẫn giữa máy tạo ion và máy tạo ozone. Điều này là do, với các máy tạo ion, có một lượng nhỏ ozone được sản xuất. Tuy nhiên, với máy tạo ozone, ozone là thứ duy nhất được giải phóng.

Ozone là thứ được tìm thấy tự nhiên trong môi trường. Tuy nhiên, với những máy lọc này, lượng cô đặc cao hơn nhiều. Thông thường, ozone được sử dụng để loại bỏ mùi hôi, để lại một mùi hương sạch sẽ và tươi mát phía sau. Chúng cũng khá hữu ích trong việc loại bỏ vi khuẩn và vi trùng.

Vấn đề chính với ozone là ở nồng độ cao hơn, nó có thể tạo ra một số tác dụng phụ, đặc biệt đối với những người có vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, mùi ozone có thể làm cho một số người cảm thấy khó chịu. Vì vậy, một máy tạo ozone tốt sẽ cần phải có khả năng kiểm soát cẩn thận đầu ra để tránh nó quá cao.

Ưu điểm:

  • Loại bỏ mùi hôi, vi khuẩn khá tốt.

  • Không tốn chi phí bảo dưỡng thay màng lọc định kỳ như máy lọc không khí thông thường.

Nhược điểm:

  • Nếu máy không có chế độ kiểm soát nồng độ ozone tạo ra thì có thể gây các tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ hô hấp.

  • Mùi ozone có thể gây khó chịu cho một số người.

1.3 Máy sử dụng màng lọc HEPA, carbon

Một trong những hình thức thanh lọc không khí lâu đời nhất là bộ lọc HEPA và Carbon (Than hoạt tính).

– Bộ lọc HEPA được cấu tạo dạng lưới được sắp xếp ngẫu nhiên từ các sợi sợi thủy tinh có đường kính từ 0.5 đến 2.0 micromet (0.0025 đường kính sợi tóc). Do đó bộ lọc có thể hút một số lượng lớn các hạt rất nhỏ, có khả năng gây hen suyễn và dị ứng hô hấp cho con người như phấn hoa, bào tử nấm, lông thú và khói. Không khí thoát ra từ phía bên kia được làm sạch và trong lành.

– Bộ lọc Carbon (than hoạt tính): gồm nhiều lỗ nhỏ chứa các hạt than kích thước bé trải đều khắp bề mặt giúp tăng tiếp diện tiếp xúc với không khí. Thông thường trong các máy lọc khí, lớp lọc than hoạt tính được lắp đặt bên trong cùng sau lớp lọc thô và lớp lọc Hepa.

Ở giai đoạn cuối cùng trong chu trình làm sạch không khí này, không khí sẽ tiếp xúc với bề mặt màng lọc và len lỏi qua các hạt than nhỏ. Chính trong thời điểm này, tính khử mạnh của Carbon làm nhiệm vụ ức chế mùi hôi, khiến không khí sau khi qua màng không còn mùi, trong lành hơn cho sức khỏe con người.

Ưu điểm:

  • Bộ lọc HEPA cực kỳ hiệu quả, có thể loại bỏ 99.9% tạp chất bẩn trong không khí có khả năng gây hại đến sức khỏe con người.

  • Bộ lọc than hoạt tính khử mùi hôi hiệu quả và thân thiện môi trường.

  • An toàn cho những người bị dị ứng hay có hệ hô hấp nhạy cảm.

Nhược điểm:

  • Tốn kém chi phí vệ sinh, thay thế màng lọc định kỳ.

Dựa trên chức năng cũng như ưu nhược điểm của từng loại máy lọc không khí ô tô mà chúng ta có quyết định chính xác loại máy phù hợp nhất với mình. Đối với các gia đình có trẻ nhỏ và người bị bệnh về hô hấp như viêm xoang, hen, suyễn, dị ứng,… chúng tôi khuyến nghị nên dùng máy lọc không khí sử dụng bộ lọc HEPA và Than hoạt tính để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ.

2. HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN MÁY LỌC KHÔNG KHÍ Ô TÔ PHÙ HỢP

Để lựa chọn được máy lọc không khí ô tô phù hợp bạn cần dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:

  • Thương hiệu:

Tốt nhất nên chọn các thương hiệu uy tín lâu năm như: Philips, Daikin, Sharp, IQAir, Boneco, Honeywell, Coway, Xiaomi… Tránh các thương hiệu không rõ ràng từ Trung Quốc, giá thành tuy rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo.

  • Nguyên lý hoạt động:

Có 3 loại chính như đã đề cập ở phần I: Máy tạo ion, máy tạo ozone và máy lọc sử dụng màng lọc HEPA và Carbon. Dựa trên chức năng cũng như ưu nhược điểm của từng loại máy mà chúng ta có quyết định chính xác loại máy phù hợp với mình nhất. Đối với các gia đình có trẻ nhỏ và người bị bênh về hô hấp như viêm xoang, hen, suyễn, dị ứng,… chúng tôi khuyến nghị nên dùng máy lọc không khí sử dụng bộ lọc HEPA và Than hoạt tính để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ.

  • Các chức năng quan trọng:

Một số các chức năng quan trọng cần có khi chúng ta mua máy lọc không khí cho ô tô là:

Đèn báo (hoặc đồng hồ đo) chất lượng không khí: Thường đèn sẽ có 3 màu: Xanh – Vàng – Đỏ để cảnh báo các mức độ Tốt – Bình thường – Xấu của chất lượng không khí. Một số loại có nhiều cấp độ màu sắc hơn nhưng ko cần thiết. Hoặc có đồng hồ hiển thị chỉ số chất lượng không khí theo AQI cũng giúp chúng ta biết tình trạng ô nhiễm không khí trong ô tô hiện tại ra sao. Đây cũng là chức năng cần thiết để chúng ta theo dõi máy lọc không khí của mình có hoạt động thực sự hiệu quả hay không.

– Đèn cảnh báo Thay màng lọc: Đây là chức năng giúp chúng ta biết đã đến lúc cần vệ sinh và thay màng lọc mới. Nếu không có chức năng này thì thường 6 tháng – 12 tháng chúng ta phải thay màng lọc Hepa 1 lần. Tuỳ tình trạng hoạt động và mức độ ô nhiễm không khí của xe như thế nào.

– Chế độ tự động điều chỉnh tốc độ lọc: Đây là chức năng khá cao cấp nên không nhiều loại máy lọc không khí ô tô có. Chức năng này sẽ tự động tăng hoặc giảm tốc độ lọc căn cứ theo mức độ ô nhiễm không khí trên ô tô của bạn. Với chỉ một nút bấm Auto bạn hoàn toàn rảnh tay để tập trung cho hành trình lái xe của mình.

  • Công suất – Hiệu suất lọc:

Thông thường căn cứ vào 2 chỉ số:

– CADR (Tốc độ phân phối không khí sạch): Chỉ số này xác định lượng không khí có thể được lọc bằng máy lọc không khí trong vòng một phút. Chỉ số càng cao càng tốt. Thông thường những thương hiệu lớn mới cung cấp công khai chỉ số này. Đối với máy lọc không khí ô tô thì từ 20m3/h trở lên là tốt.

– ACH (Số lần thay đổi không khí mỗi giờ): Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, ACH nên khoảng 5 lần đối với phòng sinh hoạt bình thường/phòng ngủ. Chỉ số này ít khi được nhà sản xuất công khai. Nếu có thì bạn cứ chọn sản phẩm nào có chỉ số này càng cao càng tốt, ít nhất từ 4 lần trở lên.

  • Tiêu chuẩn màng lọc

Nhiều nhà sản xuất không công khai loại màng lọc không khí cũng như tiêu chuẩn lọc, những loại này không lọc được các bụi siêu mịn như PM2.5 (dưới 2,5 micromet) hay PM 1.0 (dưới 1 micromet). Nên chọn loại máy có màng lọc HEPA với các tiêu chuẩn và thông số lọc rõ ràng.

Đối với màng lọc HEPA thì có nhiều loại với các tiêu chuẩn khác nhau thông thường máy lọc không khí dùng cho gia đình hay trên xe hơi chỉ dùng các loại màng lọc HEPA H10 đến H14, lọc được bụi khí kích thước từ 0,3 micromet trở lên với hiệu suất từ 95% đến 99,999%.

2.6 Tính năng sạc và pin:

Hầu hết máy lọc không khí ô tô hiện nay đều có cổng sạc USB nên rất thuận tiện cho việc sạc điện. Có thể cắm vào đầu tẩu 12V trên ô tô hoặc cắm vào sạc dự phòng khi cần thiết. Có một số loại còn có thêm pin trong máy, giúp duy trì hoạt động cho máy đến 4h khi sạc đầy, rất tiện trong trường hợp bạn mang theo bên mình hay để ở bàn làm việc mà không cần cắm sạc điện.

2.7 Kích thước và hình dạng của máy lọc:

Các máy lọc không khí trên ô tô có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Bạn cần chọn loại phù hợp với ô tô của mình và dự định trước sẽ đặt ở vị trí nào cho phù hợp.

  • Máy lọc dạng khối vuông, chữ nhật, đế phẳng: Loại máy này thường phù hợp với các ô tô có mặt táp lô hoặc kê tay phẳng, nếu mặt táp lô của bạn cong thì những máy vuông, bề mặt phẳng sẽ không thể để ổn định được. Vị trí phù hợp để lắp loại máy lọc này thường là treo sau ghế xe, tuy nhiên việc đi dây cho đảm bảo thẩm mỹ cũng khá là phiền phức.

  • Máy lọc dạng đế tròn nhỏ để vừa khay cốc: Thường là lựa chọn phù hợp nhất vì nó gọn và gần ổ cắm điện. Tuy nhiên nếu xe bạn to thì loại này có thể không đủ công suất để lọc nhanh không khí, vì vậy bạn cần xem kỹ công suất lọc của máy để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu.

Tham khảo thêm: Top 6 máy lọc không khí ô tô dưới 5 triệu tốt nhất 2020.