Cây kim ngân: ý nghĩa phong thủy, cách chăm sóc và trồng CÂY

Ngày nay những cây cảnh đẹp trong nhà ngày càng được nhiều người yêu thích lựa chọn bởi không chỉ có khả năng thanh lọc không khí, đem đến không gian xanh mà còn mang đến tài lộc, may mắn. Và cây kim ngân cũng là một trong số đó, nếu bạn chưa biết gì về loại cây này thì hãy cùng khám phá ngay dưới đây nhé.

Cây kim ngân trong nhà, được đặt cạnh ghế sofa

Cây kim ngân là cây gì?

Cây kim ngân hay còn được gọi là cây thắt bím, cây bím tóc, có tên khoa học là Pachira aquatica. Là loại cây có nguồn gốc từ Brazil, Nam Mỹ hay các đầm lầy ở Trung Mỹ. Cây kim ngân được biết đến là một loại cây cảnh trong nhà giúp thanh lọc không khí và đem đến nhiều tài lộc dành cho gia chủ.

Cây kim ngân là loại thân dẻo, gốc cây to có hình trụ có khả năng uốn cong tạo nên các dáng bonsai, lá cây to, xòe rộng với 5 lá có màu xanh nõn chuối. Cây kim ngân có hoa không? Kim ngân thường rất ít khi ra hoa, hoa cây kim ngân thường có màu kem nhạt, nở về đêm với hương thơm đặc trưng giúp bạn thư giãn. Khi phát triển cây có thể cao tới 6m, cây có quả hình tròn, đường kính khoảng 10cm có màu nâu nhạt.

Ý nghĩa cây kim ngân phong thủy

Trong phong thủy cây kim ngân mang ý nghĩa là loại cây thể hiện cho sự tài lộc, may mắn và tiền tài với các cây non chụm lại chắc chắn, vững trãi. Vì thế mà cây hoa kim ngân được nhiều gia đình lựa chọn, đặc biệt với những người kinh doanh thì cây kim ngân sẽ như là một khởi đầu thuận lợi, phát tài dành cho họ.

Đặc biệt, với 5 lá trên 1 cành tượng trưng cho 5 mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Với sự cân bằng, sự trao đổi nguồn năng lượng tích cực giữa các mệnh giúp đem đến sự hòa thuận trong nhà, sự cân bằng về nguồn năng lượng tài chính giúp cho gia chủ phát triển , thu hút tiền tài nhiều hơn. Tuy nhiên, để ý nghĩa của cây kim ngân được tốt nhất thì bạn cũng nên lưu ý về số lượng của cây trong chậu (thường sẽ trồng theo số lẻ là 1, 3, 5):

  • Chậu 1 cây: được gọi là thế “trụ thiên” với những cây kim ngân gốc to, chắc chắn, kiên định.

  • Chậu 3 cây: hay thế “phúc - lộc - thọ” với 3 cây được uốn quanh nhau thể hiện cho sự bền chặt trong gia đình, cho tài lộc và sự trường tồn lão thọ.

  • Chậu 5 cây: được gọi là thế “phúc - lộc - thọ - an - khang” với 5 cây con được chụm lại với nhau tạo nên một dáng đứng hiên ngang, chắc chắn vô cùng. Tượng trưng cho 5 mệnh trong ngũ hành đem đến tất cả tài lộc, may mắn, an khang dành cho gia chủ.

Cây kim ngân trồng trong chậu trắng đặt cạnh tập sách

Cây kim ngân hợp mệnh gì?

Cây kim ngân thường có 5 lá, tượng trưng có 5 mệnh trong ngũ hành phong thủy: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Vì thế mà cây kim ngân có thể đem đến nguồn năng lượng tích cực, dồi dào dành cho cả 5 mệnh trên, giúp cân bằng được năng lượng bên trong của các mệnh, đem đến sự may mắn, phong thủy. Các mệnh được thể hiện rõ thông qua màu sắc của cây như sau:

  • Thân màu nâu: Hợp với những người mệnh Thổ và Kim (do thổ sinh Kim).

  • Lá cây màu xanh: Tượng trưng cho mệnh mộc, và hợp với những người mệnh Hỏa (do Mộc sinh Hỏa).

  • Và do sự tương sinh giữa các mệnh trong ngũ hành tương sinh nên cây kim ngân còn hợp với những ai mệnh Thủy.

Như vậy, cây kim ngân phù hợp với tất cả các mệnh, đó là lý do vì sao mà loại cây cảnh này loại được nhiều người ưa chuộng đến vậy. Và nếu bạn đang thắc mắc cây kim ngân hợp tuổi gì nhất thì hãy tìm hiểu ngay phía dưới đây.

Cây kim ngân trồng trong chậu hình phát tài

Cây kim ngân hợp tuổi nào?

Có thể nói, trong 12 con giáp thì cây kim ngân không khắc với bất kỳ tuổi nào, vì thế mà ai trồng cây kim ngân trong nhà cũng có thể đem đến sự may mắn, tài lộc và đoàn viên.

Tuy nhiên, cây kim ngân hợp với tuổi nào nhất? Cây kim ngân hợp với tuổi Tuất, những người có tính cách nhanh nhẹn, chân thành nhưng lại dễ bị lợi dụng. Trồng cây kim ngân trong nhà sẽ giúp dẫn lối, giúp cho những người tuổi Tuất củng cố được địa vị, công việc của mình, giúp bạn không ngừng thăng tiến và phát triển.

Cây kim ngân đặt trong phòng trồng trong chậu màu hồng

Vị trí đặt cây kim ngân

Cây kim ngân có rất nhiều loại khác nhau: cây kim ngân hoa, cây kim ngân tiền, cây kim ngân phát tài,... với nhiều kích thước khác nhau từ 40cm - 3m vì thế mà bạn có thể đặt ở bất kỳ đâu trong nhà. Bạn có thể đặt ở trên bàn, kệ TV, kệ sách, cầu thang hay gần cửa sổ.

Tuy nhiên, vì là loại cây trồng trong nhà nhưng vẫn ưa sáng nên để có được phong thủy may mắn thì bạn nên trồng ở những nơi có thoáng mát, có thể đặt chậu cây ở hướng đông (hướng mặt trời mọc và chiếu sáng) để cây tiếp thu được ánh sáng để sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Cây kim ngân với thân leo, trồng trong chậu


Cây kim ngân có tác dụng gì? Có độc không?

Có thể nói, những năm gần đây những loại cây cảnh trong nhà trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn. Và cây kim ngân cũng vậy. Tuy nhiên, bạn đã biết tác dụng của cây kim ngân trong cuộc sống chưa? Hãy cùng mình tham khảo ngay dưới đây:


  • Khả năng thanh lọc không khí:

Theo nghiên cứu của NaSa thì cây kim ngân nằm trong top những loại cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất, có khả năng lọc các khí thải như CO2, Xylene, Amoniac từ môi trường để đem đến không gian xanh thoải mái, tươi mát và dễ chịu trong nhà.

  • Khả năng đuổi muỗi:

Bên trong hoa, lá cây kim ngân có chứa hương thơm tự nhiên có khả năng xua đuổi ruồi, muỗi một cách hiệu quả. Chính vì thế mà còn được sử dụng làm các loại tinh dầu thơm trong nhà.

  • Giúp trang trí thêm không gian nhà:

Cây cảnh kim ngân có rất nhiều loại: Cây kim ngân để bàn làm việc, cây kim ngân lượng, cây kim ngân xoắn, cây kim ngân leo giàn,cây kim ngân hoa,... với những đặc điểm nổi bật khác nhau để bạn có thể lựa chọn tô điểm thêm không gian nhà của mình. Tạo nên một không gian xanh đẹp và thoáng mát hơn cho ngôi nhà.

  • Giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng:

Cây xanh thường hút vào khí CO2 và thải ra khí O2 giúp bạn có thể thư giãn. Đặc biệt màu xanh của lá cây rất tốt cho mắt, nhất là với những bạn làm việc thường xuyên với máy tính thì có thể nhìn vào cây kim tiền để mắt được thư giãn, thoải mái, hạn chế tình trạng cận thị ở mắt.

  • Tác dụng chữa bệnh của cây kim ngân hoa:

Ngoài các tác dụng kể trên thì tác dụng cây kim ngân làm thuốc cũng khá phổ biến, trong Đông Y sử dụng các bộ phận của cây kim ngân: lá, hoa, thân cùng với một vài loại thảo dược khác để điều trị các bệnh như viêm xoang, cảm cúm, đau họng, viêm ruột thừa hay bệnh sởi.

Vậy cây kim ngân có độc không? Hay cây kim ngân lượng có độc không? Câu trả lời là không. Sau khi tìm hiểu về công dụng của cây kim ngân thì bạn đã thấy được loại cây cảnh này không chỉ được xem là cây kim ngân đẹp trang trí trong nhà thì còn được xem là cây thuốc kim ngân trong Đông Y. Vì thế bạn có thể hoàn hoàn yên tâm khi trồng trong nhà.

Cách trồng cây kim ngân

Như vậy, đến đây thì chắc hẳn các bạn đã biết cây có ý nghĩa gì hay cây kim ngân có tác dụng gì rồi đúng không nào? Chính nhờ những ưu điểm nổi bật đó mà cây kim ngân càng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bạn đã biết cách trồng cây kim ngân đơn giản tại nhà chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay dưới đây:

Hoa cây kim ngân màu trắng ngà, lá xanh đậm

Cách nhân giống kim ngân

Đối với cây kim ngân, là loại cây thân leo có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt vì thế phương pháp nhân giống phổ biến nhất là giâm cành. Và vì ít khi ra hoa nên hạt giống cây kim ngân cũng thường khá ít, không phổ biến. Đối với phương pháp nhân giống cây kim ngân giâm cành thì bạn có thể lưu ý một vài điều sau đây:

  • Lựa chọn cành giâm: Khi lựa chọn các cây mẹ thì nên chọn những cây khỏe, không bị sâu bệnh, chọn những cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non để cành có thể phát triển. Khi cắt cành giâm thì nên cắt trên mắt và dưới mắt khoảng cách khoảng 2 - 3cm.

  • Chọn đất: Đất bầu thì nên lựa chọn loại đất tơi xốp, có chứa phân chuồng và trấu hun để cành nhanh chóng mọc rễ và phát triển.

  • Cách nhân giống: Cành giống sau khi cắt bỏ khỏi cây mẹ thì nhúng đầu gốc vào dung dịch thuốc chống nấm mốc và kích thích mọc rễ để hạn chế các loại nấm bệnh tấn công trong quá trình cây ra cây con. Sau đó thì đem cành đi giâm ngay, khoảng 10 - 15 ngày thì cây sẽ ra mầm non thì bạn có thể chăm sóc và đem trồng vào các chậu cây.

Cây kim ngân thủy sinh kích thước nhỏ đặt trên bàn

Cách trồng cây kim ngân trong nước

Ngoài việc trồng trong chậu thì cây kim ngân thủy sinh cũng khá phổ biến, bởi đây là loại cây cảnh ưa nước, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 18 - 26 độ C. Vì thế mà bạn có thể học cách trồng cây kim ngân trong nước.

Cây kim ngân sau khi mua giống về thì bạn nên tháo bầu, loại bỏ sạch phần đất còn bám ở rễ cây. Lưu ý bước này nên nhẹ nhàng để tránh rễ cây bị tổn thương, khiến cho lá cây kim ngân bị vàng hoặc héo, phát triển chậm.

Nước thì nên để cao hơn rễ cây khoảng 1 - 2cm, hạn chế cho cây bị thối. Nên pha nước kèm theo với phân bón để cây có thêm chất dinh dưỡng để phát triển. Sau đó thì tiến hành đặt cây vào trong lọ đã chuẩn bị và tiến hành chăm sóc. Và khi mới trồng thì bạn nên cố định cây bằng cọc để cây có thể đứng vững hơn.

Hai cây kim ngân trong chậu được đặt trên bàn

Cách trồng kim ngân trong chậu

Để trồng cây kim ngân trong chậu trong chậu tại nhà để đem lại phong thủy, tài lộc dành cho gia chủ thì bạn cần biết những điều sau đây: Đầu tiên lựa chọn chậu có kích thước vừa, đất thì nên trộn với xơ dừa, trấu và phân lân để vừa giữ được độ ẩm lại vừa giúp cây có được các chất dinh dưỡng để phát triển.

Đối với việc trồng cây kim ngân trong chậu thì bạn nên để thêm một lớp sỏi nhỏ ở đáy chậu để tạo độ thông thoáng cho rễ cây phát triển. Cây sau khi mua về, loại bỏ lớp vỏ bầu thì cho vào trong chậu đã chuẩn bị sẵn. Cho cây vào và ấn chặt phần đất phía trên để cây đứng vững, tưới đẫm nước cho cây để kích thích cây phát triển nhanh hơn. Sau đó thì bạn có thể tiến hành chăm sóc cây bình thường như các loại cây cảnh trong nhà khác.

Chậu cây kim ngân 1 cây để bàn

Cách chăm sóc cây kim ngân để bàn

Đối với các loại cây trong nhà như cây kim ngân thì việc chăm sóc cây là vô cùng cần thiết. Mặc dù cây kim ngân là một loại cây dễ thích nghi với môi trường, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khác nhau nhưng lại rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Vì thế mà khi chăm sóc bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Ánh sáng

Kim ngân là loại cây ưa nắng bán phần, nghĩa là cây hoàn toàn có thể sinh trưởng trong điều kiện môi trường thiếu sáng. Tuy nhiên để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn nên cho cây tắm nắng vào buổi sáng khoảng 2 lần/tuần.

Nhiệt độ

Trong tự nhiên thì cây kim ngân có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu từ 15 - 35 độ C, tuy nhiên trong nhiệt độ phòng thì cây phát triển tốt nhất từ 20 - 28 độ C. Và khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến cho cây ngừng phát triển, hoặc bị héo lá, vì thế mà bạn cần phải chú ý.

Tưới nước

Bạn đã biết cách tưới nước cho cây kim ngân chưa? Cây kim ngân là loại cây không quá ưa nước nên bạn cần phải lưu ý. Tùy vào thời tiết hoặc mùa mà bạn nên tưới nước cho cây từ 2 - 3 lần/ ngày. Không nên tưới nước quá nhiều sẽ khiến cho cây sẽ bị ngập úng và thối gốc.

Dinh dưỡng

Vì khi trồng bạn đã bón một lượng phân vừa đủ để cho cây có thể sinh trưởng và phát triển nên trong khoảng 2 - 3 tháng đầu bạn không cần. Sau khoảng thời gian đó, bạn nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân NPK, nên hòa với nước để tưới cho cây để cây dễ hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Cây kim ngân 3 cây để bàn được trồng trong chậu đỏ

Các bệnh thường gặp ở kim ngân

Mặc dù là một loại cây có thể sinh trưởng trong điều kiện môi trường khác nhau, xong nếu không biết cách chăm sóc thì cây kim ngân rất dễ bị các loại sâu bệnh hư hại tấn công, khiến cho cây bị ảnh hưởng. Dưới đây là các bệnh thường gặp ở cây kim ngân và cách chữa mà bạn nên biết:

Cây kim ngân bị vàng lá

Vàng lá là một dấu hiệu thường thấy ở tất cả các cây xanh, tuy nhiên đối với cây kim ngân thì vàng lá là bệnh khiến cho cây suy yếu. Nguyên nhân chính của bệnh vàng lá là do chậu cây không được thoát hơi nước, không đủ thông thoáng khiến cho cây bị ảnh hưởng.

Cách chữa: Bạn nên kiểm tra lại chậu và hạn chế tưới nước. Và nên lưu ý bổ sung thêm lớp đá sỏi nhỏ phía dưới đáy của chậu để tăng độ thoáng khí, và khả năng thấm hút nước tốt hơn.

Cây kim ngân bị héo lá

Bệnh héo lá của cây kim ngân rất phổ biến do nhiều bạn còn chưa biết cách chăm sóc. Nguyên nhân của bệnh là do sốc nhiệt, khi mà cây tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp gay gắt của mùa hè gây nên tình trạng mất nước, khiến cho lá bị héo úa.

Cách chữa: Không nên cho cây tắm nắng vào thời điểm nắng gắt, chỉ nên cho cây ra ngoài vào khoảng từ 6 - 9 giờ.

Cây kim ngân bị cháy lá

Cây kim ngân bị cháy lá có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: thừa phân bón (đạm hoặc kali) khiến cho rễ bị hư, cây bị sốc nhiệt khi đưa ra ngoài nắng nóng quá gay gắt.

Cách chữa: Bạn nên bón phân điều độ từ 2 - 3 tháng/ lần với mật độ NPK từ 20/20/10. Khi tưới nên hòa với nước để cây có thể hấp thụ tốt hơn. Ngoài ra thì hạn chế cho cây tiếp xúc với ánh nắng gay gắt vì ở trong môi trường trong nhà nhiệt độ vừa nên khi đưa ra ánh nắng gay gắt sẽ khiến cho cây bị sốc nhiệt, gây cháy lá.

Cây kim ngân bị thối gốc

Phần lớn các cây kim ngân bị thối gốc là do bạn đã tưới quá nhiều nước, và chậu cây không có khả năng thoát nước khiến cho cây bị ngập úng và thối gốc.

Cách chữa: Nên hạn chế tưới quá nhiều nước và khi trồng nên chọn những chậu có khả năng thoát nước cao.

Quả thực, cây kim ngân quả thực đem đến rất nhiều công dụng cho gia đình bạn, không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn đem đến may mắn, tài lộc. Hy vọng với những thông tin ở trên thì các bạn có thể lựa chọn, chăm sóc tốt hơn cho chậu cây kim ngân ở nhà mình nhé.

Nguồn: https://khbvptr.vn/