Giới thiệu về giao dịch Forex

GIỚI THIỆU

Trong giao dịch, xu hướng là điều quan trọng nhất.

Xu hướng thị trường chỉ đơn giản là khả năng thị trường đi lên hay xuống. Khi giao dịch chúng ta luôn đặt câu hỏi là thị trường khả năng sẽ tăng hay giảm. Trả lời được câu hỏi đó tức là chúng ta đã giải quyết được một nửa công việc trước khi đặt lệnh giao dịch, phần còn lại là chúng ta đặt lệnh ở đâu, như thế nào và thời điểm nào mà thôi. Xác định xu hướng thị trường quyết định đến thành bại của chúng ta trong giao dịch. Nếu bạn thành thạo trong việc đánh giá xu hướng thị trường và làm sáng tỏ từng hoàn cảnh của hành động giá thì bạn có vô số cách để giao dịch có lợi nhuận trong thị trường này. Tuy nhiên không dễ để trả lời câu hỏi xu hướng thị trường đang như thế nào chỉ bằng cách quan sát một cách chủ quan và định tính. Bởi vì thị trường luôn thay đổi liên tục và nhiều lúc chúng ta cảm nhận như cái biểu đồ trước mắt luôn đánh lừa chúng ta. Nhưng đừng đổ lỗi cho nó. Chúng ta là một phần của thị trường và không có lựa chon nào khác ngoài việc phải chấp nhận nó. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải thích nghi, phải đi theo thị trường, thị trường trả lợi nhuận cho ta như một ông chủ trả lương cho công nhân vậy.

Cho nên hãy một mực tuân theo thị trường mà đừng bắt thị trường phải theo chúng ta vì điều đó là không thể. Thị trường phải đánh lừa các trader bán xuống để có thể đi lên và đánh lừa các trader mua lên để có thể đi xuống (tạo tính thanh khoản). Sự logic rất đơn giản. Giá tăng cho đến khi không có ai còn quan tâm đến việc mua ở giá cao hơn nữa, sau đó thị trường rớt giá. Giá giảm tới mức nào đó mà không ai còn muốn bán xuống nữa vì giá đã quá thấp thì sau đó giá sẽ tăng. Cái sự lặp đi lặp lại này như một vòng tuần hoàn của thị trường và chúng ta có thể thấy trên mọi khung thời gian. Trong bất kỳ một trend tăng hay giảm của thị trường thì nó cũng phải trải qua nhiều đợt sóng lên và xuống. Trong một trend tăng, chúng ta có những sóng tăng lớn hơn sóng giảm và ngược lại trong một trend giảm chúng ta có sóng giảm lớn hơn sóng tăng.

Trong một trend tăng, sóng giảm sẽ đưa các trader thiếu kinh nghiệm tham gia vào thị trường với vị thế bán rồi sau đó sẽ tăng lên lại. Ngược lại trong một trend giảm, sóng tăng sẽ bẫy các trader theo xu hướng mua tham gia vào thì trường sau đó giảm lại. Thị trường phải luôn có người thua, kẻ thắng. Khi đối mặt với thị trường luôn thay đổi và theo suy nghĩ là chúng luôn đánh lừa chúng ta, vậy thì làm sao chúng ta giải quyết được việc nhận định xu hướng của thị trường? Chìa khóa của câu hỏi sẽ được giải quyết trong cuốn sách này và chúng ta sẽ hiểu được sự khác biệt giữa khái niệm “market bias” (xu hướng thị trường) và “trend”.

Trong cuốn sách này tôi sẽ dùng nó một cách linh hoạt nhưng cũng có đôi chút khác biệt giữa chúng. Trend tồn tại trên nhiều cấp độ khác nhau. Có thể là trend chính, trend trung bình và trend thứ yếu. Trend tháng, trend tuần và trend ngày…vv. Việc cố gắng tìm ra trend của tất cả các khung thời gian là không thể và cũng là vô nghĩa trong việc giao dịch. Một con trend bắt đầu từ vài tháng trước hay thậm chí là vài năm trước không mang lại ý nghĩa cho công việc giao dịch của chúng ta ngày hôm nay. Và tương tự là những trend trên khung thời gian 1 phút có lẽ sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến những người giao dịch khung thời gian dài hạn từ daily trở đi. Để đặt xu hướng thị trường trong mối quan hệ với trend chúng ta cần phát hiện những cấp độ trend khác nhau mà phù hợp cho khung thời gian giao dịch của chúng ta. Chúng ta phải luôn làm sáng tỏ xu hướng thị trường như một bản năng trong giao dịch. Trend trong một khung thời gian có quan hệ mật thiết với việc nhận định xu hướng thị trường của chúng ta.

Công việc của chúng ta là nhận ra xu hướng của thị trường và tập trung vào nó (có thể hiểu nôm na là trend tăng trong khung thời gian H1 cũng có thể là xu hướng thị trường khi chúng ta giao dịch trên khung H1, nhưng không thể là xu hướng thị trường với những người giao dịch trên khung ngày hay khung tuần). Trong tập này chúng ta sẽ học cách xác định xu hướng của thị trường. cách của tôi là dùng thuần price action và quan sát các sóng thị trường với vẽ trend lines. Bạn sẽ học được các bước cơ bản và các khái niệm trong quá trình tiến hành đánh giá xu hướng của thị trường. Càng về cuối cuốn sách, các bạn sẽ càng sáng tỏ và hiểu rõ từng vấn đề hỗ trợ cho các bạn trong việc nhận định, đánh giá xu hướng của thị trường.

SỰ SỢ HÃI

Nỗi sợ hãi có thể vì sợ mất tiền, sợ bị sai, sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội... Nỗi sợ này có thể bám lấy người giao dịch và khiến họ không hành động nhưng với sự nỗ lực cùng kinh nghiệm thì chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ được. Bạn có thể sẽ thua vài lệnh liên tiếp nhưng vẫn bám chặt lấy phương pháp giao dịch của mình. Người giao dịch thành công luôn hành động một cách chủ động mặc cho trong họ có chút lo lắng hay không. Hãy bảo vệ vốn với stop loss vì không phải giao dịch nào cũng có thể thắng.

Bạn phải chuẩn bị tinh thần cho việc chấp nhận rủi ro về tài chính cho mộtphần thành quả mà ta đã đạt được, chẳng hạn nếu bạn đã lời được 1000USD thì chuẩn bị tâm lý rằng sẽ không giữ được trọn vẹn thành quả đó cho những giao dịch sau.Tâm lý chúng ta thường là không muốn mất đi số tiền mà ta đã đạt được và chỉ muốn tiếp tục gia tăng số tiền đó. Đó là một trong những tâm lý chết người mà sẽ nhen nhóm ngọn lửa đốt cháy tài khoản của bạn.

Giao dịch là một trò chơi xác xuất và bạn không thể chắc chắn về mọi thứ. Đừng cố gắng để thắng mọi lệnh vì nhiều trường hợp dù chúng ta đã có đặt stop loss nhưng có dấu hiệu lệnh sai và gần dính stop loss thì chúng ta lại không chấp nhận thua lỗ và dời stop loss ra xa hoặc thậm chí bỏ stop loss, đôi khi là với mong muốn tỉ lệ thắng cao và đồng thời là chấp nhận để rủi ro cao cho hy vọng giá sẽ quay về với một ít lợi nhuận. Nếu bạn có 5 lệnh liên tiếp thua lỗ thì hãy để cho ngày tiếp theo hãy giao dịch vì lúc đó có lẽ bạn sẽ không còn tỉnh táo. Tất cả các phương pháp giao dịch luôn không tránh khỏi những thua lỗ. Khi lệnh của bạn bị thua lỗ không có nghĩa bạn là một trader thất bại mà nó chỉ là một thời điểm nhất định.

Đừng nói “tôi là trader giỏi nhất” hay “Tôi sẽ bắt được mọi sự di chuyển của thị trường” hay “Tôi sẽ kiếm được ... dollar trong tháng này/năm này”. Đừng nghe những thằng thầy dởm ngoài kia mà hãy tập trung vào cái mà bạn có thể làm tốt nhất và làm chủ được nó.

Thử, sai, sửa sai thì sẽ dần dần hoàn thiện được hệ thống giao dịch của mình. Cũng không nên đặt mục tiêu về số lợi nhuận cụ thể vì bạn không thể chắc chắn về kết quả giao dịch của mình cũng như là tạo thêm gánh nặng tâm lý cho bản thân.

LÒNG THAM

Một người giao dịch theo cách hùng hổ sẽ vào quá nhiều lệnh hoặc duy trì một lệnh giao dịch quá lâu và đôi khi từ thắng chuyển thành thua lỗ. Chúng ta không nên tham lam làm gì bởi vì chắc chắn một điều rằng nhiều cơ hội tốt vẫn đang chờ đợi bạn phía trước. Đừng cố gắng để có một lệnh giao dịch với lợi nhuận thật lớn làm gì. Khi người giao dịch trở nên tham lam thì họ thường lại ko nhận ra và không để ý đến nó. Nó thường thể hiện thông qua việc luôn luôn chăm chăm vào lợi nhuận của một giao dịch và suy nghĩ về việc bạn kiếm được bao nhiêu và một khi đóng lệnh thì bạn lại nghĩ rằng nếu mình tiếp tục lệnh thì có thể còn ăn đậm hơn nữa.... Hay những lệnh đang mở và đang có lợi nhuận thì đôi khi lòng tham khiến cho bạn nghĩ rằng có nên đóng lệnh với những lợi nhuận đang mở này không, liệu giá có đi ngược lại và làm ta mất lợi nhuận hay không... Lợi nhuận hiện tại thì tốt nhất đừng quan tâm đến vì nó cũng chỉ là tự bù qua bù lại, nếu bạn cứ mặc kệ thì sẽ có những lệnh đi được đến mức chốt lời của bạn còn ngược lại nếu bạn cứ lo đóng lệnh sớm thì có thể số lệnh thắng nhiều nhưng lợi nhuận lại chẳng bao nhiêu.

Người giao dịch thường có cảm xúc lẫn lộn, rối tung khi mà lệnh của chúng ta đang mở. Khi có lợi nhuận chúng ta thường liên tưởng đến số tiền sẽ nằm trong tài khoản của chúng ta và nếu như thị trường đang di chuyển thuận lợi thì có thể dẫn đến hành vi kéo ra xa khi mà giá gần chạm đến take profit ban đầu. Nhiều khi chưa chạm đến take profit mới thì giá tạm thời có dấu hiệu hồi về đã làm cho bạn cuống cuồng, lo sợ mất lợi nhuận hiện tại và có thể dẫn đến việc đóng lệnh mà lợi nhuận không bằng điểm take profit ban đầu. Đó có thể là những lý do mà khi quá tham lam sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của bạn. Nếu bạn xác định trước tỉ lệ risk:reward là 1:2 hay 1:3 và khi giá đến gần điểm take profit thì bạn cho rằng giá có thể đi thêm một đoạn nữa và lâu lâu mới được lệnh đi đẹp như thế nên kéo take profit ra xa thì đó là nảy sinh lòng tham và gần như kết quả hoàn toàn sẽ ít hơn cái mà bạn sẽ có ban đầu.

Chúng ta luôn có cảm giác rất khó chịu nếu đóng một lệnh đang đi đẹp theo mong muốn của chúng ta nhưng giữ lệnh quá lâu sẽ ại gây thêm những hệ lụy rất nguy hiểm về mặt tâm lý. Trong bộ thứ nhất tôi cũng có nói về việc dời stop loss để bảo vệ vốn và các bạn nên tham khảo để có thêm kinh nghiệm cho việc đầu tư chứ không nên di chuyển take profit.

MONG ĐỢI VÀ HY VỌNG

Sự hy vọng hay mong đợi là vấn đề tâm lý xảy ra khi bạn thèm muốn, khao khát một điều gì đó xảy ra. Khi một người giao dịch với quá nhiều hy vọng thì họ thường hy vọng chính mình sẽ đưa ra những quyết định đúng để kiếm tiền. Sự hy vọng có thể là nguyên nhân mà người giao dịch di chuyển stop loss ra xa hơn ban đầu và thậm chị là bỏ hẳn stop loss. Họ làm như vậy khi thị trường đi ngược theo ý muốn của họ và với mong muốn ko bị thua lỗ và hy vọng giá sẽ quay lại theo hướng mong đợi.

Ngoài ra thì sự hy vọng này cũng diễn biến cùng với việc bạn dời xa take profit với mong muốn và hy vọng có thêm nhiều lợi nhuận hơn. Nếu không biết điểm dừng thì khả năng cao là bạn sẽ thoát lệnh với rất ít lợi nhuận bởi vì thị trường không thể đi mãi theo mong muốn của bạn được.

Hy vọng vào mỗi giao dịch bạn sẽ là người chiến thắng là một điều ngu xuẩn. Khi người giao dịch hy vọng như vậy thì cũng có nghĩa là họ rất tham vọng về mọt thành quả giao dịch ấn tượng, như thế nó sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ tâm lý giao dịch.

Tốt nhất là bạn phải có một cái nhìn khách quan và thực tế đó là dù price action là một phương pháp cực kỳ hay nhưng không có nghĩa là bạn luôn luôn phải thắng hoàn toàn các lệnh, điều đó là không thể, hiểu rằng lệnh thua luôn là một phần không thể thiếu trong giao dịch của chúng ta.

Chính sự kỷ luật sẽ làm tăng độ hiệu quả của chiến thuật giao dịch bạn theo thời gian cùng với nó là kinh nghiệm tích lũy cho bản thân chứ không phải hoàn toàn ở chiến thuật đó đã tốt hẳn hay dở hẳn. Đó là sự củng cố từ hai phía.

QUÁ TỰ TIN

Một trader quá tự tin có thể giao dịch rất nhiều và liên tục, và cũng có thể từ đó mà giữ quá nhiều lệnh. Có những giai đoạn mà bạn dường như nghĩ rằng mình không thể sai vì một chuỗi lệnh thắng làm sự tự tin của bạn dâng cao đến mức ngông cuồng. Tuy nhiên, giao dịch là một trò chơi của xác xuất nến có những thời điểm chỉ mang tính tạm thời chứ không thể mãi mãi như thế, chắc chắn sẽ có lúc này lúc khác.

Bạn phải thật cẩn thận không chỉ sau một lệnh thua mà cả một lệnh thắng. Lệnh thua làm bạn nổi lòng tham và điên cuồng muốn trả thù thị trường còn lệnh thắng cũng sẽ khiến bạn nổi lòng tham và quá tự tin. Trong thực tế phần lớn các trader khi mới bắt đầu có thể trade rất tốt nhưng nó cũng khiến họ quá tự tin và thiếu cẩn trọng. Nhận thức của họ về sự rủi ro rất lớn của thị trường cũng vì đó mà giảm đi sau một vài lệnh thắng. Và họ làm những việc ngốc nghếch như tăng khối lượng và số lượng giao dịch. Đó là lý do mà sau đó gần như các bạn lại trả lại toàn bộ lợi nhuận và thậm chí là cháy tài khoản.

Bạn phải luôn duy trì sự kỷ luật của mình và tỉnh táo đối mặt với những cảm xúc đang thay đổi trong con người sau mỗi lệnh thua và lệnh thắng. Đó mới là chìa khóa quyết định cho việc giao dịch thắng lợi hay không KỶ LUẬT THÉP. Đừng bao giờ thay đổi chiến thuật giao dịch mà hãy thay đổi cách nghĩ, cảm xúc đối với công việc giao dịch. Bạn nên giữ tỉ lệ risk ở mức cố định cho đến khi tài khoản gấp hai hoặc thậm chí là ba lần chì mới tăng lên. Ví dụ như bạn mở một tài khoản và bắt đầu giao dịch. Bạn chấp nhận một lệnh thua mất 10USD thì dù tài khoản bạn đã nhân lên gấp rưỡi thì vẫn giữ mức tủi ro là 10USD cho đến khi tài khoản nhân lên 2 lần thì sẽ tăng mức thua lỗ lên là 20USD. Nhiều trader thường mắc lỗi khi chỉ sau một vài lệnh thắng đã tăng rủi ro thua lỗ vì nghĩ rằng ta đã có chút lời “bảo kê” rồi, nhưng điều đó là rất nguy hiểm.

Sự tự tin là một điều tốt và rất quan trọng. Nó khác hẳn với sự quá tự tin vì quá tự tin đi đôi với việc cẩu thả, không sáng suốt, tỉnh táo... Người giao dịch thành công xây dựng cho mình sự tự tin bằng cách kiên trì với phương pháp mình theo đuổi, nhưng quan trọng là họ cảm thấy phương pháp đó hay và có thể đem lại sự thành công cho bản thân, một khi chưa thành công thì họ sẽ cố gắng hoàn thiện hơn nữa phương pháp của họ. Hãy luôn bám chặt vào phương pháp giao dịch và xem lại bản thân đã hết sức kỷ luật và theo đúng như những gì mình đã học hay chưa. Sự tự tin là khi bạn xem mọi thứ là bình thường và trong sự kiểm soát của bạn. Bạn thua lỗ thấy bình thường, thắng lợi không phấn khích và biết khi nào nên dừng lại và khi nào nên hành động. Bạn sẽ có được sự tự tin trong công việc giao dịch thực tế bằng cách kiên trì theo đến cùng phương pháp giao dịch của mình và thực hiện nghiêm túc quy tắc, kế hoạch giao dịch của mình. Đến một lúc mà đám đông cứ nháo nhào theo thị trường và đi đấu cũng thấy bàn tán “Thị trường ảm đảm” “đẫm máu” “giảm thấp kỷ lục”... thì bạn vẫn có lợi nhuận đều đặn trong mọi hoàn cảnh.