Bể SBR Là Gì ? Nguyên Lý Hoạt Động Của Bể SBR


SBR hiện đang là một công nghệ xử lý nước thải hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Trong phạm vi bài viết ngày hôm nay, Hút bể phốt Chí Thức sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về bể SBR là gì cùng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết để trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích nhất nhé.

Giới thiệu về bể SBR là gì cùng một số thông tin liên quan?

SBR là từ viết tắt của Sequencing Batch Reactor hay còn gọi là bể bùn hoạt tính, đây là loại bể hiện đại nhất được áp dụng trong quy trình xử lý nước thải hiện nay.

Từ những năm 1920 thì bể SBR đã được nghiên cứu, đến nay công nghệ này đã được ứng dụng rất phổ biến tại các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì loại bể này còn khá mới mẻ, chính vì thế mà nhiều người vẫn chưa thực sự biết chính xác bể SBR là gì.

Bể SBR vận hành theo mẻ bằng bùn hoạt tính, công đoạn sục khí và lắng đều thực hiện cùng một bể. Quá trình xử lý nước thải của bể thường phải trải qua các công đoạn: bơm nước thải, phản ứng, lắng và hút nước ra, toàn bộ các công việc này đều phải diễn ra một cách liên tục.

Chi tiết về cấu tạo của bể SBR là gì?

Bể SBR được tính toán một cách khoa học, thiết kế tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao. Bể được cấu tạo từ 2 cụm bể khác nhau bao gồm bể Selector và bể C-tech. Theo nguyên tắc vận hành thì nguồn nước thải sẽ được đưa đến bể Selector để xử lý sơ bộ trước sau đó mới đưa đến bể C-tech để tiếp tục xử lý

Trong lĩnh vực xử lý nước thải, SBR luôn là công nghệ được đánh giá cao, mang lại nhiều hiệu quả. Không giống như những loại bể truyền thống, bể SBR cho nhiều ưu điểm vượt trội, tạo ra nguồn nước an toàn và không gây hại cho môi trường.

Bạn có biết những ưu điểm của bể SBR là gì?

Hẳn bạn đang khá thắc mắc về việc tại sao SBR lại được đánh giá cao, ưu điểm vượt trội được nói đến phía trên là gì phải không. Vậy hãy tiếp tục cùng Hút bể phốt Chí Thức xem qua một số ưu điểm nổi bật của bể bùn hoạt tính SBR nhé:

  • Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ
  • Linh hoạt trong quá trình hoạt động, dễ dàng kiểm soát mọi sự cố xảy ra tại bể
  • Công nghệ SBR có thể ứng dụng cho mọi hệ thống và công suất
  • Bể SBR có khả năng xử lý nước thải, chất hữu và chất thải có nồng độ cao một cách triệt để
  • Lựa chọn xây bể bùn hoạt tính SBR sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí, phải sẽ không phải xây thêm bất cứ loại bể nào nữa, rất tiện lợi.

Một số nhược điểm của bể SBR là gì?

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì bể SBR cũng có một số nhược điểm có thể kể đến:

  • Hệ thống hay bị tắc nghẽn do bùn
  • Những người trực tiếp vận hành phải có trình độ chuyên môn cao
  • Việc bảo trì bảo dưỡng thường rất khó khăn và phức tạp
  • Yêu cầu phải có những hệ thống vận hành hiện đại, tiên tiến và tinh vi nhất
  • Nhiều trường hợp phải có điều hòa phụ trợ

Tuy nhiên, vấn đề nào cũng sẽ có cách giải quyết phù hợp, nếu xét về những ưu điểm và lợi ích mà bể SBR mang lại thì đây vẫn là một phương án ý tưởng dành cho quá trình xử lý nước thải.

Xem thêm: Bể Aerotank là gì ? Cấu tạo hoạt động ưu điểm và nhược điểm

Cùng tìm hiểu các thức nguyên lý hoạt động của bể SBR gì?

Toàn bộ quá trình hoạt động của bể SBR đều diễn ra trong chu kỳ khép kín với 5 pha hoạt động liên tục theo đúng công suất thiết kế. Trong đó có một pha nghỉ (pha dự trữ), 4 pha còn lại sẽ thực hiện từng nhiệm vụ khác nhau.


Pha làm đầy

Toàn bộ nước thải từ các nơi sẽ được đổ về hồ chứa và bắt đầu quá trình làm sạch (ước tính thời gian khoảng 3 giờ đồng hồ). Nguyên lý hoạt động của pha làm đầy là những phản ứng theo mẻ nối tiếp nhau, diễn ra liên tục giữa: Làm đầy tĩnh – Làm đầy hòa trộn – Làm đầy sục khí, toàn bộ quá trình này đều phụ thuộc vào hàm lượng BOD đầu vào.

Tại pha này, khi nguồn nước thải được bổ sung vào sẽ mang theo một lượng lớn thức ăn cho vi sinh, điều này đã giúp đẩy mạnh quá trình phản ứng sinh hóa ở vi sinh.

Pha sục khí

Mục đích chính của quá trình sục khí chính là khuấy đều hỗn hợp chất có trong bể chứa, đồng thời cung cấp thêm oxy trong nước, giúp cho quá trình tạo phản ứng sinh hóa giữa bùn hoạt tính (vi sinh) với nguồn nước thải được diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi.

Trong quá trình Nitrat hóa chuyển từ dạng N – NH3 ang N – NO2 và nhanh chóng chuyển tiếp thành N – NO3.

Pha lắng

Môi trường tại pha lắng là môi trường tĩnh, các chất hữu cơ sẽ lắng dần trong nước, quá trình này cần thời gian để bùn lắng và cô đặc lại, thông thường thời gian chờ đợi khoảng 2 giờ đồng hồ.

Pha rút nước

Sau khi lượng bùn được lắng xuống và cô đặc lại thì lượng nước nổi lên sẽ được đưa ra khỏi bể, lượng nước này sẽ không chứa bùn hoạt tính nào kèm theo.

Như vậy chúng ta đã vừa tìm hiểu xong về bể SBR là gì cũng như cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó. Hút bể phốt Chí Thức hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc bấy lâu nay của mình. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể và chi tiết nhất nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi, chúc bạn sức khỏe, may mắn và thành công trong cuộc sống.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH phát triển dịch vụ vệ sinh môi trường Việt Nam

Điện thoại: 0986 594 594 | 0942 250 111

Email: hutbephoturenco@gmail.com

Trụ sở chính đặt tại: 560 âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội

Coi thêm tại : Bể SBR Là Gì ? Nguyên Lý Hoạt Động Của Bể SBR

#hutbephotchithuc