VÌ SAO HỌC TIẾNG ANH LẠI CHỌN TRUNG TÂM EFLC

(EFLC là tên quốc tế viết tắt của tiếng Anh “Trung tâm Anh ngữ vì cuộc sống”)

Biết một ngoại ngữ là bạn đã mở được một cửa sổ để nhìn ra thế giới. Nhưng biết ngoại ngữ tiếng Anh thì khác, vì cộng đồng quốc tế sử dụng tiếng Anh nhiều nên bạn có lợi thế trong giao tiếp. Nếu chỉ đọc hiểu và viết mà khó khăn khi nói, thì khó mà giao tiếp ngôn ngữ được. Đấy chỉ là văn hóa “ĐỌC”. Nhất là tiếng Anh, nếu bạn phát âm sai thì từ đó không thể được hiểu. Trung tâm tiếng Anh EFLC sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục bước trở ngại đó. Tiếng nói và chữ viết thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học. Trung tâm EFLC xuất phát từ Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nên việc xem xét tiếng Anh từ góc độ ngôn ngữ học hẳn là chuẩn xác và thích hợp. Hơn nữa, ngôn ngữ vốn bắt nguồn từ cuộc sống xã hội nên Trung tâm EFLC đã đi đúng hướng của mình.

Trên 10 năm hoạt động, Trung tâm đã tạo cho người học tiếng Anh một nền tảng vững chắc đáng tin cậy và thú vị, những trở ngại về phát âm (vốn rất hay thay đổi tùy theo chức năng của từ) được khắc phục. Đó là quá trình của phương pháp ngôn ngữ học lưu ý tới điểm cơ bản của tiếng Anh là: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

Điều gì đã làm nên việc đó? Đó chính là phương pháp EFLC giúp bạn vượt qua khó khăn vốn có từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác bằng các giáo trình mới cho từng đối tượng học tiếng Anh, cho từng mục đích của từng khóa học, cho phù hợp lứa tuổi và đối tượng học tiếng Anh. Chương trình English for life gắn liền với cuộc sống thường nhật nên kết quả học tập rất cụ thể, hỗ trợ sự hiểu biết không chỉ trong ngôn ngữ (tiếng) mà còn trong nội dụng đất nước học. Vì thế không khó khăn lắm khi người học ở trung tâm EFLC để luyện thi IELTS và đạt được kết quả cao.

Sự thành công ở các đối tượng theo học tại EFLC gồm các học sinh du học, cán bộ đi trao đổi, thăm quan, các em nhỏ bắt đầu học tại EFLC…. Là những minh chứng sống động cho sự nghiệp giáo dục của trung tâm EFLC.

Trung tâm EFLC bảo đảm học viên học tại Trung tâm sẽ có kiến thức cơ bản với các ngành nghề công nghệ cao, có tri thức và tìm kiếm việc làm dễ dàng trong các thành phần kinh tế thị trường, phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

PGS. TS. Nguyễn Trọng Báu

Giám đốc Danh dự EFLC


PHONECTICS- SỰ LỰA CHỌN BẮT BUỘC ĐẦU TIÊN KHI HỌC TIẾNG ANH

Học tiếng Anh hay học bất kì một ngôn ngữ nào, cần phải nghe và nói (trả lời) theo đúng cách nói của thầy, cô giáo (nếu là người đọc chuẩn), đọc theo máy phát, máy ghi âm, băng đĩa do người Anh đọc. Một cách có ý thức hay vô thức, người học đã học tập giao tiếp bằng tiếng Anh gần với người Anh. Lợi ích của việc phát âm chuẩn tiếng Anh và các cấu trúc tiếng Anh theo dạng mẫu câu đã giúp người học “giống như người Anh” trong nói năng giao tiếp. Đọc sai ban đầu sẽ rất khó sửa về sau, những âm điệu bản ngữ còn in rõ trong các cách phát âm tiếng Anh. Vì thế cũng là tiếng Anh, người ta vẫn nhận ra tiếng Anh Singapore, tiếng Anh Malaysia, ...

Nghe và nói tiếng Anh chuẩn là điều rất quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất. Dù một dân tộc chỉ có vài trăm người và chưa có chữ viết, đến dân tộc có hàng tỉ người và có chữ viết, thì Nghe và Nói vẫn là hàng đầu. ĐọcViết là bước học ngoại ngữ ở những ngôn ngữ có chữ viết. Trong việc dạy ngoại ngữ, việc lựa chọn Phonetics là bắt buộc, vì vậy Phonetics là bước cơ bản đầu tiên và suốt sau này của việc học tiếng Anh ở trung tâm EFLC.

Chữ viết là các kí hiệu do con người đặt ra để ghi lại âm lời nói, để ghi chép các thông tin, các phát ngôn quan trọng dành cho mai sau và cũng là để không thể mất được. Chữ viết hay kí hiệu phản ánh âm thanh lời nói, điều đó có nghĩa là kí hiệu phản ánh đúng âm chữ đó. Nhưng không phải dân tộc nào tạo ra chữ viết cũng có hiện tượng như vậy (một đối một). Chữ quốc ngữ tiếng Việt từ khi dùng con chữ Latin có được cách chữ viết phản ánh đúng hoặc gần đúng âm chữ. Chẳng hạn, kí hiệu /a/ phản ánh đúng âm /a/, dù ở vị trí nào thì /a/ khi kết hợp với chữ cái đứng trước hoặc sau trong âm tiết (từ), nhưng vẫn không làm biến đổi âm /a/ sau một âm khác. Ở tiếng Anh có khác, chữ (hay kí hiệu) không phản ánh đúng âm chữ tượng trưng đó. Chữ /a/ trong tiếng Anh có 6 cách phát âm khác nhau tùy vào vị trí /a/ trong âm tiết hoặc trong từ. tiếng Anh không chỉ dùng cho nước Anh, người Anh, mà còn dùng làm phương tiện giao tiếp của nhiều nước, nhiều dân tộc. Để bảo đảm cho việc phát âm chuẩn tiếng Anh, người ta đã làm bộ từ điển “International Phonetic Alphabet” – “từ điển phiên âm quốc tế”. Từ điển này được viết tắt là IPA (International Phonetic Alphabet). Muốn kiểm tra phát âm có chuẩn, có đúng “Anh” không, người ta phải sử dụng từ điển IPA để xem. Và chính các bộ từ điển tiếng Anh xuất bản trong nước hay ở nước ngoài cũng thường kèm theo IPA, thông thường người Việt gọi đó là “Kí hiệu phiên âm quốc tế”. Cái giá trị lớn của IPA còn ở chỗ nó có khả năng ghi âm bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, dù đó là ngôn ngữ chưa có chữ viết.

PGS.TS. Nguyễn Trọng Báu

Giám đốc Danh dự EFLC

SHIP OR SHEEP ? Sai một li, đi một dặm


Ann Barker trong cuốn sách dạy phát âm đúng tiến Anh đã phân tích rõ, nết phát âm không đúng từ đó (chính từ đó) sẽ bị hiểu sai nghĩa đến chừng nào. Người Việt có tục ngữ “Sai một li – đi một dặm” để chỉ một sai sót nhỏ có thể dẫn đến một tai hại lớn. Tục ngữ không có nghĩa hiện nay, rằng nhìn bản đồ chỉ sai một milimet. Thì trên thực địa sẽ là khoảng cách tới một dặm. Người Việt nói riêng và người châu Á nói chung, cách phát âm khác với người châu Âu. Vì thế không lạ khi nhiều từ tiếng Anh – do học không nghiêm túc và đầy đủ - đã từ nghĩa này của từ nọ hiểu sang từ kia.

Học tiếng Anh khó nhất chính là phát âm chuẩn các từ. Ship hay Sheep không phải là các từ đồng âm khác nghĩa. Chúng chỉ khác nhau tí chút ở phát âm, mà nghĩa đã khác.

Ở tiếng Viêt có nhiều từ đồng âm – khác nghĩa. Ví như từ đường trong đường ăn, đường đi, đường hoàng, v. v... Nếu đặt chúng vào trong ngữ cảnh thfi từ đường bộc lộ nghĩa và người nghe hiểu ngay. Chẳng hạn: “Đi đường mệt quá, được cốc nước đường là tỉnh ngay”. Còn tiếng Anh? Phải học cho thấu đáo để không chỉ phát âm chuẩn, mà còn để hiểu đúng nghĩa từ.

Sheep­ (con cừu); và Ship (tàu thủy)

Là hai từ tiếng Anh mang nghĩa khác nhau một trời một vực. Nhưng tìm ra cái “sự” khác nhau đó chỉ là phát âm. Người không phải là Anh chính thức sẽ phát âm hai từ giống nhau .

Sheep /ʃiːp/ phải phát âm là i: , tức là âm i kéo dài. Nó cũng giống như trường hợp phát âm các từ tiếng Anh: bean, eat, seat , v. v... và bạn phải:

- Hãy mở lưỡi của bạn rất nhỏ khi phát âm /i:/

- Và i được phát âm dài

Thế còn Ship?

- Hãy mở lưỡi của bạn còn nhỏ hơn

- Và i được phát âm ngắn

Có một câu chuyện về phát âm truyền tụng đến bây giừo. Năm 1624 linh mục Alexandre De Rhodes (1593-1660) tới Việt Anm truyền giáo, vào lúc chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong (miền Nam). Để có thể truyền giáo và giảng kinh tháng, buộc các giáo sĩ phải cố học tiếng Việt. A. De Rhodes là một nhà thần học nổi tiếng cả về khiếu ngoại ngữ. Ông biết trên 10 thứ tiếng có thể đọc, nói và viết được như: tiếng Pháp, Italia, Đức, Latinh, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, trung Hoa, v. v... Tiếng Việt đối với ông rất khó bởi có các thanh điệu, đòi hỏi phát âm chính xác các từ, nếu không sẽ hiểu sang từ nghĩa khác. Nhưng ông học viết, nói rất nhanh. Và câu chuyện kể sau đây: Vị linh mục bạn của Alexandre De Rhodes bảo người giúp việc ra chợ mua cá cho ông. Tất nhiên ông nói bằng tiếng Việt. Một lúc sau ngừoi giúp việc mang về cho ông một thúng cà. Vị linh mục hiểu ngay là mình phát âm sai, bởi phương ngữ Nghệ - Tĩnh lúc đó không có dấu sắc (‘) và huyền (`). Vì thế, người Nghệ - Tĩnh thường có trường hợp đó, hỏi thêm “Ca co cuong hat ca co đuôi” (Ca có cuống hay ca có đuôi). Nếu ca có cuống, tức thị là quả cà, còn ca co đuôi nghĩa là cá.

Sheep /ʃiːp/ con cừu đừng phát âm nhầm thành Ship /ʃɪp/

Đúng là “sai một li, đi một dặm”

PGS.TS. Nguyễn Trọng Báu

Giám đốc Danh dự EFLC