Viêm loét dạ dày

  • Là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Tổn thương nông thì là viêm, còn tổn thương sâu vào đến lớp cơ thì là loét

  • Viêm loét dạ dày thường xảy ra ở những vị trí: bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị, 2/3 dưới thân vị, hành tá tràng

  • Lý do: + Những vị trí trên là nơi trũng nhất trong dạ dày, tiếp xúc với dịch vị acid lâu

+ Bờ cong nhỏ có nhiều đường gấp khúc, nên các vết tổn thương dễ dàng ẩn náu và lan rộng

+ Là những khu vực vi khuẩn Hp hay ẩn nấp, phá hủy lớp chất nhày bảo vệ dạ dày

  1. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

  • Do thói quen ăn uống: rượu bia, ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều chất cay nóng

  • Do sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm dài ngày : các loại thuốc điều trị bệnh xoang, khớp, da liễu, …

  • Do vi khuẩn Hp:

  • Do ảnh hưởng thần kinh: căng thẳng stress, mất ngủ, ảnh hưởng dây thần kinh số 10

2. Biểu hiện của viêm loét dạ dày

  • Đau

+ Vị trí đau: vùng thượng vị, đau lan sang hai bên mạn sườn, đau tức lan ra sau lưng

+ Mức độ đau: lâm râm đau, đau quặn thắt, …

+ Thời gian đau: trước ăn, sau ăn, đau 1-2h đêm( đau hành tá tràng), đau về sáng sớm 4-5h(viêm hang vị)

  • Đầy chướng, ăn chậm tiêu: do dạ dày bị tổn thương làm cho thức ăn bị tiêu hóa chậm lại sinh hơi khí

  • Nóng rát: do lượng acid tăng tiết quá nhiều làm tổn thương niêm mạc dạ dày

  • Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định

3. Biến chứng xảy ra khi bị viêm loét dạ dày

  • Từ viêm -> loét-> thủng

  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết hay gọi là chảy máu ổ loét thường xảy ra rầm rộ, có thể xuất hiện đột ngột hay sau khi người bệnh sử dụng các chất gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa như uống rượu, sử dụng thuốc chống viêm... với biểu hiện nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen, dính, bệnh nhân mệt lả huyết áp tụt... Khi có dấu hiệu này cần đưa tới cơ sở y tế để được sử lý cấp cứu

  • Thủng ổ loét: Người bệnh xuất hiện cơn đau bụng dữ dội như dao đâm, bụng cứng như gỗ, có thể kèm theo nôn. Khi có dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế, là một cấp cứu ngoại khoa nếu không được phẫu thuật gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

  • Hẹp môn vị: Nếu vị trí loét rộng và sát với môn vị dạ dày, thì có nguy cơ gây hẹp môn vị. Với những biểu hiện như đầy bụng, chậm tiêu, đau bụng, nôn ra thức ăn cũ khi xa bữa ăn kèm theo dịch vị màu xanh đen.

4. Phương pháp chuẩn đoán bệnh

  • Để chẩn đoán tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng cần phải dựa vào nội soi dạ dày tá tràng.

  • Nội soi dạ dày giúp:

+ Xác định vị trí viêm loét dạ dày

+ Đánh giá tình trạng ổ viêm loét: Kích thước, hình dáng, độ sâu của ổ loét.

+Lấy mô làm sinh thiết khi cần thiết hay để tìm vi khuẩn HP.

5. Lời khuyên dành cho người bệnh viêm loét dạ dày

  • Dừng hoặc hạn chế các loại thuốc giảm đau và kháng viêm( thuốc xương khớp, da liễu, xoang, gout, …)

  • Ăn uống điều độ, đúng bữa, khoa học, hạn chế rượu bia, đồ ăn chua cay giúp cho dạ dày hoạt động khỏe mạnh sẽ bảo vệ cho dạ dày tốt hơn

  • Ngoài ra việc thường xuyên tập thể dục, làm việc khoa học, tránh lo lắng, stress sẽ giúp cho việc điều trị tốt hơn

6 . Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày nhờ Dạ Dày Happy

Thuốc Dạ Dày Happy ứng dụng công nghệ Novasol từ CHLB Đức cùng với tinh chất curcumin nghệ từ Ấn Độ tạo nên chế phẩm Novasol curcumin, giúp tăng hiệu quả hấp thu lên tới 185 lần, tăng thời gian tồn tại tối đa trong cơ thể lên tới 24 giờ.

Ngoài ra, sự kết hợp của màng bao Micelle giúp các hạt curcumin không bị kết dính vào nhau, trở thành các curcumin tự do, giúp chúng phân tán, hòa tan nhanh trong nước, đồng thời làm dược tính của chế phẩm Novasol curcumin ổn định, hạn chế bị tác động trong môi trường dịch dạ dày có chỉ số pH từ 1 – 1,8.