Giấy phép lao động

Địa chỉ: Số A38, Ngõ 2, Đường Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, TP Hà Nội

Số điện thoại: +842466638234 - 0967984900

Google Site View: https://sites.google.com/view/congtyluattnhhgreenlaw/dich-vu/giay-phep-lao-dong

Drive Folder: https://drive.google.com/drive/folders/1rh0M4xizkLiXPZmCZhJw9Fo2Wj6IhiGp

Twitter Momment: https://twitter.com/i/moments/1278948785842868225

Website: https://greenlaw.vn/giay-phep-lao-dong

Bạn đang gặp vấn đề trong xin giấy phép lao động? Bạn không biết hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì? Bạn băn khoăn liệu cơ quan nhà nước có chấp nhận hồ sơ của mình không?

Để giải quyết những vấn đề này, tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất liên quan đến các bước xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Tại đây, bạn có thể tìm cho mình những tips bé nhỏ nhưng đầy hữu ích để được cấp work permit chỉ thông qua 3 bước cơ bản và vô cùng dễ hiểu. Cùng bắt đầu nào ^^.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động

Khi thực hiện bất kỳ một dịch vụ nào thì thành phần hồ sơ là điều không thể thiếu đúng không nào? Đối với việc xin giấy phép lao động cũng vậy. Để nhận được Work Permit, bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình một tâm hồn đẹp cùng bộ hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ thông tin vậy là đã xong khâu mở màn.

Chắc hẳn tâm hồn đẹp thì bạn luôn sẵn sàng rồi, thế hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ thông tin là như thế nào? Đây là câu hỏi rất phổ biến mà tôi cũng như GreenLaw đã nhận được không ít từ bạn đọc. Dưới đây là thành phần hồ sơ và một số mẹo để bạn có thể nhanh chóng hoàn thiện giấy tờ, tài liệu cho mình.

Giấy phép lao động

Đối với hồ sơ xin chấp thuận vị trí việc làm

Trước tiên bạn cần hiểu xin chấp thuận vị trí việc làm là gì? Đây là việc bạn gửi công văn đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị cho công ty bạn được phép tuyển dụng lao động nước ngoài. Tại sao lại có yêu cầu này? Đơn giản là vì:

(i) nhà nước trước hết muốn bảo vệ quyền lợi NLĐ trong nước bởi lẽ nhân lực chúng ta nhiều, nguồn cung không thiếu, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn thì tại sao lại không tuyển dụng trong nước?

(ii) nhà nước muốn kiểm soát việc NLĐ nước ngoài ra vào và làm việc tại Việt Nam để có cơ chế quản lý phù hợp nhất.

Sau khi hiểu bản chất của việc này thì bạn biết mình phải làm gì rồi đấy ^^

Thành phần của của hồ sơ này cơ bản cần có:

  • Công văn giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo mẫu số 1 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH. Để đảm bảo 2 yếu tố kể trên, bạn phải giải trình thật chi tiết và chính xác, nêu đầy đủ lý do nhằm thuyết phục cơ quan nhà nước cho phép bạn tuyển dụng người lao động nước ngoài.

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty bạn. Bạn phải cho cơ quan nhà nước biết bạn là ai, có thực sự tồn tại và đang hoạt động không đúng không nào :))

  • Trường hợp cử nhân viên thay người đại diện đi thực hiện thủ tục bạn phải cung cấp thêm Giấy giới thiệu của công ty cho người đó, đồng thời người được cử đi phải đem theo giấy tờ tùy thân để chứng minh tư cách của mình là đúng nhé.


Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép lao động

Đây là một loại hồ sơ phức tạp và cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ. Nhưng với những mẹo nhỏ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể chinh phục được thủ tục này.

  • Văn bản đề nghị mẫu 07 thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH. Ở mẫu này bạn chỉ cần điền đầy đủ và chính xác là được.

  • Giấy tờ chứng minh tư cách NLĐ nước ngoài. Đây là những loại giấy tờ bắt buộc, không thể thiếu trong hồ sơ của bạn

  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân

  • Phiếu lý lịch tư pháp nhằm chứng minh bạn trong sạch và không vướng vào các vụ tranh chấp, kiện tụng

  • Giấy khám sức khỏe cho thấy bạn đủ khả năng lao động

  • Giấy xác nhận chuyên gia của công ty nước ngoài

  • Giấy xác nhận kinh nghiệm của công ty nước ngoài

  • Văn bằng, chứng chỉ liên quan đến ngành nghề lao động ở Việt Nam

Lưu ý nhỏ: Đối với các tài liệu tiếng nước ngoài, bạn cần phải hợp pháp hóa lãnh sự trước (chứng minh tài liệu là đúng, chính xác) và dịch công chứng sang tiếng Việt (giúp các chuyên hiểu rõ tài liệu nói gì cái gì)


Bước 2. Nộp hồ sơ

Bước quan trọng nhất là chuẩn bị hồ sơ thì bạn đã trải qua rồi, các khâu còn lại vô cùng đơn giản và dễ hiểu.

Đối với nộp hồ sơ, bạn đến Bộ phận một cửa Sở lao động thương binh và xã hội nơi bạn sinh sống và nộp là được rồi nè. Tùy thuộc vào từng địa phương sẽ có bàn trực và tiếp nhận riêng nên lúc này hãy sử dụng sự linh hoạt và nhạy bén của bản thân để xác định bộ phận tiếp nhận hồ sơ nha.

Có một số địa phương áp dụng hình thức nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin điện tử, do đó để chắc chắn và đỡ mất công đi lại, bạn hãy liên hệ hotline của Sở, hỏi thông tin chi tiết và quy trình thực hiện, vậy là ổn rồi.

Trường hợp công ty bạn đang hoạt động trong Khu công nghiệp thì Greenlaw sẽ liên hệ với Ban quản lý Khu công nghiệp và yêu cầu được giải đáp nha.

Bước 3. Chờ kết quả sau khi làm xong thủ tục xin giấy phép lao động

Hồ sơ đã chuẩn chỉnh, bạn đã nộp đúng cơ quan và được nhận Giấy biên nhận và Hẹn trả kết quả? Vậy còn lo lắng gì nữa, bạn chỉ mất 15 ngày cho việc chờ chấp thuận và 07 ngày để có thể lấy được giấy phép lao động. Tổng thời gian là 22 ngày, chưa đầy một tháng. Với các trình tự thủ tục đang còn nhiều phức tạp ở Việt Nam thì thời gian này là vô cùng hợp lý và thuận tiện rồi nên hãy yên tâm nha.

Vậy là toàn bộ quá trình xin giấy phép lao động đã được tóm gọn trong 3 bước công phá vô cùng đơn giản và dễ hiểu đúng không nào. Trường hợp khó khăn hoặc vướng mắc điểm nào, bạn hoàn toàn có thể liên hệ Công ty luật TNHH Greenlaw để được giải đáp nhé.