Mâm cúng nhập trạch khi chuyển về nhà mới

Lễ Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng đòi hỏi gia chủ phải tuân theo các qui định cổ truyền

Mâm cúng nhập trạch là nghi thức truyền thống mà hầu như bất cứ người dân Việt Nam nào cũng đã từng thấy qua rồi, nhưng không phải ai cũng biết cần chuẩn bị những gì. Bài viết sau sẽ giúp bạn tham khảo thêm về điều này.

Nguồn gốc, ý nghĩa cúng về nhà mới

Một trong ba nghi lễ cực kỳ quan trọng của người Việt Nam khi làm nhà (Động thổ, Cất nóc và Nhập trạch).

Lễ Nhập trạch còn gọi là Lễ dọn vào nhà mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt tương đương với Lễ Động thổ (bắt đầu xin phép thổ công ở nơi định xây dựng), Lễ Cất nóc (trước khi đổ mái nhà) và Lễ Nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh nơi ngôi nhà đã tọa lạc.

Phong tục thờ cúng khi về nhà mới

Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới

Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.

Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sang, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lận, tránh chuyển nhà vào buổi tối. Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước… lễ vật cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Lễ vật được để làm bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với các gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lế Thần linh xin nhập vào nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp đun nước.

Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách. Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm ở nhà mới. Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc. Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh Thần và Tổ tiên…

Người có thai thì tốt nhất không nên tham gia chuyên nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích than người mang thai quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội “Thần thai”

Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ. Theo ông bà ta ngày xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cà nhà vui vẻ.

Cần chuẩn bị lễ vật gì trong lễ cúng nhà mới?

Gia chủ cần chuẩn bị một lễ cúng nhà mới ở ngay trước nhà chính. Những đồ cúng cho lễ nhập trạch cần chuẩn bị những đồ cúng sau đây:

  • Hoa tươi (hoa hồng, hoa ly, hoa cúc vàng,…).

  • Rượu (rượu nếp).

  • Hương thắp (nhang thắp).

  • Nến (hoặc đèn dầu thay thế).

  • Trầu cau (chọn những lá trầu đẹp, không được rách, cau quả phải đẹp)

  • Xôi (có thể xôi đậu xanh, xôi gấc).

  • Chè (có thể thay thế bằng cháo trắng hoặc cơm trắng).

  • Bánh kẹo (1 đĩa lớn).

  • Thịt heo quay (để nguyên miếng lớn).

  • Gạo tẻ.

  • Muối hạt sạch.

  • 1 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc hoặc cua luộc. Chú ý tất cả đều phải đẹp mắt, cua và tôm tuyệt đối không được bị gãy càng.

  • Gà luộc (1 con gà trống luộc).

  • Tiền vàng mã.

Chuyển nhà chuyên nghiệp TPHCM chúc quý khách Thuận buồm xui gió, làm ăn phát tài phát lộc, gia đình ấm êm hạnh phúc!!!

Khi cần dịch vụ hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí vào bất cứ lúc nào.