Danh sách lớp: [link]

Term Project: Vẽ biểu đồ mô-men uốn của kết cấu dưới đây sử dụng SAP2000 (version 24.0.0) và kiểm tra sử dụng phương phương pháp chuyển vị.

Một số thông số chung:

MÔ HÌNH SAP2000

Bước 1: Mô hình hóa toàn bộ hệ kết cấu trên SAP2000. Để cho SAP2000 tự tính toán trọng lượng bản thân kết cấu. Lưu tên file SAP2000 là Model_Full_MaDe

Bước 2: Tự gán tải trọng bản thân thay vì để SAP2000 tự tính toán. So sánh với mô hình trên. Lưu tên file SAP2000 là Model_Full_ZeroWeight_MaDe

Bước 3: Thiết lập các mô hình hệ đối xứng chịu lực đối xứng và hệ đối xứng chịu lực phản xứng và giải các biểu đồ nội lực bằng SAP2000. Lưu tên các file SAP2000 là Model_Sym_Full_MaDe Model_Asym_Full_MaDe. Kiểm tra tổng các biểu đồ nội lực của hai hệ đối xứng và phản xứng phải bằng biểu đồ nội lực hệ ban đầu.

Bước 4: Thiết lập các mô hình nửa hệ (hệ đối xứng chịu lực đối xứng và hệ đối xứng chịu lực phản xứng) và giải các biểu đồ nội lực bằng SAP2000. Lưu tên các file SAP2000 là Model_Sym_Half_MaDe Model_Asym_Half_MaDe. Kiểm tra kết quả nội lực mô hình nửa hệ giống như hệ full.

Bước 5: Xác định chuyển vị nút của Model_Sym_Half_MaDe Model_Asym_Half_MaDe.

TÍNH TAY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN VỊ

Kiểm tra kết quả tính SAP2000 của mô hình nửa hệ Model_Asym_Half_MaDe sử dụng phương phương pháp chuyển vị.

Bước 1: Thiết lập mô hình nửa hệ với chuyển vị xoay cưỡng bức tại nút 1. Tính r11 và r21 bằng công thức lý thuyết và bằng SAP2000. Lưu tên file SAP2000 là Model_Asym_R1_Half_MaDe.

Bước 2: Thiết lập mô hình nửa hệ với chuyển vị ngang cưỡng bức tại nút 2. Tính r12 và r22 bằng công thức lý thuyết và bằng SAP2000. Lưu tên file SAP2000 là Model_Asym_R2_Half_MaDe.

Bước 3: Thiết lập mô hình nửa hệ với chuyển vị ngang cưỡng bức tại nút 2. Tính R1P và R2P bằng công thức lý thuyết và bằng SAP2000. Lưu tên file SAP2000 là Model_Asym_RP_Half_MaDe.

Bước 4: Kiểm tra các chuyển vị nút tính ở trên có thỏa phương trình tương thích không.

Áp dụng các bước 1-4 lại cho trường hợp mô hình nửa hệ Model_Sym_Half_MaDe.

Lưu ý: