Toàn cầu hoá không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ thông tin mà còn diễn ra trên lĩnh vực văn hoá, trong đó có ngôn ngữ. Với tư cách vừa là công cụ giao tiếp, ngôn ngữ vừa là một phần của văn hoá, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có chức năng phản ánh mọi đổi thay của xã hội, tác động vào xã hội và góp phần làm thay đổi xã hội. Vì vậy, ngôn ngữ biến đổi theo những dịch chuyển của xã hội đương đại. Nhằm tạo diễn đàn trao đổi về lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng giữa các nhà nghiên cứu, nhà giáo trong lĩnh vực ngôn ngữ và giáo dục ngữ văn giữa các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và ứng dụng ngôn ngữ học ở trong nước, Trường Đại học Khánh Hòa và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề "Ngôn ngữ học ứng dụng trong xu hướng toàn cầu hóa".
Thông tin về hội thảo:
1) Thành phần: Trường Đại học Khánh Hòa, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng; các trường Đại học, Cao đẳng, Viện, Học viện và các tổ chức nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và ứng dụng Ngôn ngữ học ở trong nước.
2) Ngôn ngữ sử dụng trong Hội thảo: Tiếng Việt
Trình bày: Bài viết được đánh máy, phông chữ Time New Roman, cở chữ 13, định dạng Word, sử dụng mã Unicode, dãn dòng 1 lines, lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm (phụ lục 1 đính kèm).
Kỷ yếu hội thảo: Các bài viết được phản biện đạt yêu cầu sẽ được đăng trong kỷ yếu hội thảo xuất bản ISBN bản điện tử (Tác giả nộp phí phản biện và xuất bản, sẽ gửi thông báo thu phí sau); hoặc được giới thiệu gửi đăng trong tạp chí khoa học Trường Đại học Khánh Hòa; hoặc đăng trong tuyển tập kỷ yếu điện tử.
Nội dung: Hội thảo, tập trung vào các nội dung chính sau đây:
- Ngôn ngữ học lí thuyết: Ngữ âm âm vị học, Từ vựng ngữ nghĩa học, Ngữ pháp học, Lý thuyết phân tích diễn ngôn, Lý thuyết Ngôn ngữ học chức năng, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ nhân học…
- Ngôn ngữ học ứng dụng: Dạy học ngoại ngữ trong nhà trường; Dạy học tiếng Việt trong nhà trường; Dạy học ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong nhà trường; Ngôn ngữ văn chương; Ngôn ngữ và văn hoá; Ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông; Giáo dục ngôn ngữ; Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ; Đối chiếu ngôn ngữ; Ngôn ngữ và công nghệ; Dịch thuật; Biên soạn từ điển….
- Ngôn ngữ khu vực học: Phương ngữ, Ngôn ngữ và chữ viết dân tộc thiểu số, Vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ…
3) Cách thức, thời gian đăng ký và gửi bài:
- Đăng ký tham gia (phụ lục 2 đính kèm: bản mềm) và gửi báo cáo toàn văn về địa chỉ email: hoithaoquocgiangonnguhoc@ukh.edu.vn hết ngày 15/9/2024.
PGS.TS. Chu Đình Lộc, Trường ĐH Khánh Hòa - Trưởng ban
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng - Đồng Trưởng ban
TS. Phan Đức Ngại, Trường ĐH Khánh Hòa - Phó Trưởng ban
PGS.TS. Nguyễn Minh Lý, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng - Phó Trưởng ban
ThS. Phạm Minh Tuyến, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên Thường trực
ThS. Trần Thị Thanh Nga, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên
ThS. Nguyễn Thị Bé, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên
TS. Bùi Thị Thanh Diệu, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên
ThS. Võ Thị Như Ý, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên
ThS. Lê Hữu Dũng, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên
ThS. Trần Thị Kim Thu, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên
TS. Trần Viết Thiện, Trường ĐH Khánh Hòa - Trưởng ban
TS. Hồ Trần Ngọc Oanh, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng - Đồng Trưởng ban
PGS.TS. Trần Văn Sáng, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng - Đồng Trưởng ban - Ủy viên Thường trực
ThS. Nguyễn Thị Bé, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên Thường trực
PGS.TS. Bùi Trong Ngoãn, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng - Ủy viên
TS. Phan Thúy Hằng, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên
TS. Nguyễn Thị Mai Hương, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên
ThS. Đào Mộng Uyển, Trường ĐH Khánh Hòa - Ủy viên
1. TS. Phan Đức Ngại, Trường ĐH Khánh Hòa, email: phanducngai@ukh.edu.vn, tel: 0903.640.879.
2. ThS. Nguyễn Thị Bé, Trường ĐH Khánh Hòa, email: nguyenthibe@ukh.edu.vn, tel: 0982.828.909.