Phân tích SWOT trong môi trường doanh nghiệp

SWOT là gì?

Về căn bản, SWOT là cụm từ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).

Khái niệm SWOT Analysis là gì?

Phân tích SWOT (SWOT analysis) là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc một dự án, dựa trên việc đánh giá 4 yếu tố Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats nhằm:

  • Nâng cao những điểm mạnh

  • Cải thiện những điểm yếu

  • Hạn chế những nguy cơ

  • Tận dụng tốt cơ hội

SWOT giúp bạn xác định 4 yếu tố bên trong (Strengths, Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities, Threats) ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp phát triển trong tương lai nhằm xây dựng kế hoạch chiến lược và quản lý công việc kinh doanh một cách phù hợp, hiệu quả chính xác nhất.

Mô hình SWOT sắp xếp những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nền tảng của bạn theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp, thường được trình bày dưới dạng bảng 2×2.

Ví dụ về mô hình SWOT của Nike

Ví dụ về mô hình phân tích SWOT của công ty Nike

Nike đã áp dụng truyền thông Viral Marketing vào trong phân tích mô hình SWOT của tổ chức, doanh nghiệp mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì hãy tham khảo bài viết Viral Marketing là gì nhé!

Ai nên phân tích SWOT? Và SWOT được ứng dụng khi nào?

Để phân tích SWOT trong kinh doanh đạt hiệu quả chính xác, những người sáng lập công ty, nhà quản trị, đơn vị, lãnh đạo hay bất cứ ngành nghề nào cũng nên tham gia tích cực vào quá trình này và không nên giao phó nhiệm vụ này cho ai khác.

Bạn cần tập hợp một nhóm người mà họ có thể đại diện cho nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, từ bộ phận kinh doanh và dịch vụ khách hàng đến các loại hình tiếp thị truyền thông khác nhau cũng như tìm hiểu ngành Marketing là gì và phát triển chất lượng sản phẩm.

Hơn thế nữa, những phản hồi cần thiết từ người tiêu dùng cũng có thể cung cấp cho bạn những góc nhìn đa dạng, độc nhất về vấn đề.

Nếu bạn khởi nghiệp, bạn vẫn có thể thực hiện SWOT bằng cách nhìn nhận những ý kiến từ bạn bè nếu họ biết về công việc bạn đang làm, từ kế toán, hoặc thậm chí là từ các đại lý và nhà cung cấp.

Mục đích ở đây là phải có nhiều quan điểm khác nhau.

Những tổ chức, doanh nghiệp phát triển dùng SWOT để xem xét, đánh giá tình hình hiện tại và định hướng để thiết lập kế hoạch, dự án trong tương lai.

Trong khi đó, đối với start-up, phân tích ma trận SWOT là một phần của quá trình xây dựng và lập kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Mục tiêu chiến lược của phương pháp phân tích SWOT

Vậy đâu là lúc thích hợp nhất để thực hiện SWOT?

  • Vào đầu năm: bằng cách nhìn lại năm vừa qua và hướng đến phía trước, phân tích lúc này giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn cho năm tiếp theo.

  • Thực hiện thường niên: mọi thứ không ngừng thay đổi nên bạn phải thường xuyên xem xét, đánh giá lại chiến lược SWOT ít nhất là mỗi năm một lần.

  • Khi có một sự biến chuyển lớn: chẳng hạn như bạn vừa nhận một khách hàng lớn và dự tính để theo dõi mức độ tăng thu nhập, hoặc khi sự hỗ trợ về chính trị bạn từng có đang thay đổi,…

  • Khi bạn có ý tưởng kinh doanh độc đáo: tiến hành lập bảng phân tích SWOT lúc này giúp bạn kiểm tra tính khả thi của ý tưởng của mình.

Ưu và nhược điểm của phương pháp SWOT

Phương pháp SWOT có một số ưu điểm như sau:

  • Dễ hiểu và dễ sử dụng

  • Có một quy trình hệ thống đơn giản để làm theo (xem phần phía dưới)

  • Bạn có thể tự thực hiện SWOT hoặc làm theo nhóm

  • Cung cấp những phân tích tốt về cả các vấn đề bên trong lẫn môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

Dù là một công cụ tuyệt vời, nhưng sơ đồ SWOT cũng có một vài giới hạn như:

  • SWOT tự nó không phải là một bản phân tích, mà là một khung sườn để nắm bắt những ý chính về vấn đề cần giải quyết

  • SWOT không đưa ra những hành động cụ thể

  • Bạn dễ bị lan man hoặc chưa đủ thực tế, và điều đó phá vỡ cấu trúc sơ đồ SWOT của bạn

  • Không bao gồm cách để xem xét, đánh giá tầm quan trọng của những yếu tố trong bảng SWOT.