Thơ Anna Akhmatova - Phần 8

142. KHÚC TƯỞNG NIỆM

Không, không phải dưới bầu trời xứ lạ

Và cũng không đôi cánh lạ giữ gìn –

Tôi cùng với đồng bào mình khi đó

Thật không may rằng tôi ở với nhân dân.

1961

Thay lời tựa

Trong những tháng năm khủng khiếp của cuộc trấn áp Yezhov (1), tôiđã trải qua 17 tháng trời trong những dòng người tập trung ở Leningrad. Mộtlần, có ai đó “nhận” ra tôi. Khi đó, một người phụ nữ đứng sau lưng tôi, tấtnhiên là chưa bao giờ nghe tên tôi, như chợt tỉnh khỏi cái vẻ đờ đẫn vốn có,ghé vào tai tôi (ở đó tất cả đều nói thầm):

- Thế những chuyện thế này chị có tả được không?

Và tôi trả lời:

- Được.

Khi đó, có một vẻ gì giống như một nụ cười thoáng qua trên gương mặtcủa chị ta như ngày nào.

Leningrad 1-4-1957

Lời dâng

Trước nỗi đau này rừng cúi xuống

Và dòng sông rộng lớn cũng ngừng trôi

Nhưng những cánh cửa nhà tù chắc nặng

Còn đằng sau là "những kẻ khổ sai"

Và nỗi buồn đau chết người.

Giờ đang thổi cho ai cơn gió mát

Và chỉ dành cho ai đấy hoàng hôn

Còn chúng tôi giờ đây, không biết được

Nghe khắp nơi tiếng cổng khoá đau buồn

Và nặng nề tiếng người lính giậm chân

Như đi vào lễ mi xa buổi sáng

Vào kinh đô của chết chóc, hoang tàn

Nơi đó gặp những người sắp chết

Dưới mặt trời và Nê-va mù sương

Còn hy vọng vang lên chốn xa xăm

Nghe bản án… và bỗng trào nước mắt

Với mọi người tất cả đã cách ngăn

Cuộc đời như từ trong tim đau đớn

Tựa hồ như bị người ta đem quẳng

Nhưng một mình rảo bước… chỉ một mình

Ở đâu những người bạn gái vô tình

Hai người bạn của tháng năm cay đắng?

Hình dung gì trong bão tuyết Xibêri

Trong ánh trăng thanh họ cảm thấy điều gì?

Cho tôi gửi họ lời chào vĩnh biệt.

3-1940

Lời mở đầu

Điều này chỉ xảy ra khi mỉm cười

Và vui vẻ lặng yên người đã chết

Và không cần vẻ tròng trành, đung đưa

Quanh những nhà tù thành phố Leningrad.

Và chỉ khi đau đớn đến cuồng điên

Đã bước đi dòng người bị kết án

Và tiếng còi ly biệt đã vang lên

Con tàu hoả rú những hồi còi ngắn

Những ngôi sao chết chóc trên đầu ta

Và nước Nga vô tội đang quằn quại

Dưới những đôi giày đinh thấm máu

Dưới bánh những xe đen đúa chở người tù (2).

1

Người ta đưa con đi buổi bình minh

Mẹ chạy theo sau như người đi đưa đám

Trong nhà tối tiếng trẻ khóc vang lên

Trên bàn thờ ngọn nến đang rơi xuống!

Trên môi con giá băng hình tượng thánh

Và mồ hôi chết trên vầng trán… không quên!

Mẹ sẽ đứng bên tháp Đồng hồ Chuông điện (3)

Như vợ những ông quan bị hành quyết sẽ tru lên.

11-1935

2

Sông Đông êm đềm trôi thao thiết

Ghé vào nhà ánh trăng vàng.

Vầng trăng đội mũ lệch

Bước vào nhà nhìn ngó xung quanh.

Người đàn bà này đớn đau, tủi nhục

Người đàn bà này cô độc trên đời.

Chồng dưới mộ, con trai nơi tù ngục (4)

Mọi người ơi hãy cầu nguyện cho tôi.

1938

3

Không, không phải tôi, mà khổ đau ai đấy

Bởi có thể nào chịu nổi điều xảy ra

Hãy cứ để cho tấm vải đen che lấy

Và để những ngọn đèn sẽ mang bóng đêm đi.

1939

4

Giá mà được đem tất cả bạn bè

Chỉ cho mi – kẻ buồn cười, người yêu mến

Kẻ tội lỗi hồn nhiên của khu làng sang trọng (5)

Điều gì xảy ra với cuộc đời mi –

Với túi đồ cùng ba trăm người kia

Dưới những cây thập tự kia sẽ đứng

Và bằng nước mắt của mình cháy bỏng

Giá băng của đêm năm mới đốt lên.

Ở đó cây dương nhà tù đang nghiêng mình

Không một tiếng động vang lên – và ở đó

Có biết bao kẻ vô tội phải lìa trần…

1938

5

Kêu lên suốt mười bảy tháng

Gọi về nhà đứa con tôi

Dưới chân kẻ hành hình ngã xuống

Con trai và điều khủng khiếp của tôi ơi.

Tất cả đều lẫn lộn đến muôn đời

Và tôi không tài nào hiểu nổi

Giờ đây ai thú dữ, ai người

Còn lâu không ngày hành hình phải đợi.

Chỉ những bông hoa đầy bụi

Và tiếng ngân vang của bình hương

Vọng về đâu giữa thinh không.

Vào đôi mắt tôi, đang nhìn thẳng

Doạ bằng cái chết ngày sắp đến

Một ngôi sao lớn vô cùng.

1939

6

Ngày tháng bay đi rất nhẹ nhàng

Điều gì đã xảy ra, không hiểu được

Con trai của tôi ra sao nơi tù ngục

Những đêm trắng vẫn ngó nhìn

Chúng lại vẫn ngó nhìn

Bằng con mắt diều hâu nóng bỏng

Về cây thập ác của con cao lắm

Và nói về cái chết của con.

Mùa xuân 1939

7

Bản án

Và đã rơi xuống một lời bằng đá

Trên ngực hãy còn sống động của tôi.

Thì chẳng sao, tôi đã sẵn sàng rồi

Khắc phục nó bằng một cách nào đó.

Ngày hôm nay có nhiều việc phải làm

Cần xóa sạch những gì trong trí nhớ

Cần phải làm cho tâm hồn hóa đá

Cần học lại cách sống để giữ mình.

Chứ không phải… tiếng mùa hè nóng bỏng

Như lễ hội sau cửa sổ nhà tôi

Tôi từ lâu linh cảm trước ngày này

Ngày sáng sủa và ngôi nhà hoang vắng.

1939

8

Gửi cái chết

Mi sẽ đến – sao chẳng đến lúc này?

Ta đợi mi – bây giờ ta khó ở

Ta tắt ngọn đèn và ta đóng cửa

Mi giản đơn và thật lạ lùng thay.

Vẻ nào cũng được, hãy nhận cho điều này

Hãy xông vào giết bằng liều thuốc độc

Hoặc lẻn đến gần như tên kẻ cướp

Hoặc đầu độc bằng cơn sốt ngất ngây.

Hoặc bằng câu chuyện do mi nghĩ ra

Mà tất cả đã từng nghe chán ngấy

Để chiếc mũ xanh trên cao ta sẽ thấy

Và vẻ xanh xao sợ hãi, kẻ trông nhà.

Sao cũng được. Sông Ênixây gào thét

Và ngôi sao bắc cực sẽ ánh lên

Và màu xanh những đôi mắt yêu thương

Điều khủng khiếp cuối cùng đem che khuất.

8-1939

9

Và sự điên cuồng bằng đôi cánh

Đã bao trùm lên một nửa linh hồn

Và nó uống say bằng rượu mạnh

Vẫy gọi vào thung lũng màu đen.

Và tôi hiểu ra rằng, cho nó

Tôi phải nhường lại sự vinh quang

Tôi nghe theo cơn mê sảng của mình

Mà dường như nghe cơn mê xa lạ.

Và sự điên cuồng không cho phép

Một điều gì tôi được mang theo

(Dù cho tôi có nài nỉ, yêu cầu

Dù tôi có van xin nằng nặc).

Không đôi mắt của con tôi khủng khiếp –

Sự khổ đau đã hoá đá khô cằn

Không ngày, khi đổ xuống cơn giông

Không giờ trong nhà tù gặp mặt.

Không dịu dàng của bàn tay hơi mát

Không chiếc bóng bồi hồi của những cây gia

Không tiếng động nhẹ nhàng ở rất xa –

Là những lời an ủi lần sau chót.

4-5-1940

10

Hành hình

Nhìn thấy Con nằm trong mộ

xin Mẹ đừng nức nở về Con.

______________

Dàn đồng ca thiên thần ca tụng Chúa

Và bầu trời trong ánh lửa cháy lên

Nói với Cha: “Sao Cha nỡ bỏ Con!”

Còn với Mẹ: “Xin Mẹ đừng nức nở…”

1938

-----------

Mari Ma-đơ-len nức nở, thổn thức lên

Người học trò dấu yêu hoá đá

Và Đức Mẹ đứng lặng im nơi đó

Không một ai dám ngước mắt nhìn.

1940

Lời kết

1

Tôi nhận ra những gương mặt tóp vào

Dưới những mí mắt ánh lên nỗi sợ

Như trên trang giấy biết hình văn tự

Trên những má kia hiện nỗi khổ đau.

Như những mái tóc từ tro bụi, đen màu

Rồi bỗng nhiên hoá thành màu bạc trắng

Nụ cười héo trên đôi môi ngoan ngoãn

Trong nụ cười khô nỗi sợ hãi run lên.

Tôi cầu nguyện không chỉ cho một mình

Mà cho tất cả những ai cùng ở đó

Trong nắng hè, giữa mùa đông băng giá

Dưới bức tường màu đỏ mắt mù thêm.

2

Thêm lần nữa giờ tưởng niệm đến gần

Tôi nghe, nhìn và cảm những người ở đấy:

Một người, chắc gì bên cửa sổ người ta dẫn tới

Một người, trên đất không giẫm chân lên.

Và một người, mái đầu đẹp rung rung

Nói rằng: “Đến đây, như về nhà vậy”.

Tôi muốn tên tất cả mọi người được gọi

Nhưng không còn danh sách, biết đâu tìm.

Dành cho họ tôi dệt như là tấm vải

Từ những lời nghèo nghe ở họ mà thôi.

Tôi nhớ đến họ, thường xuyên và khắp nơi

Không quên họ cả trong tai họa mới.

Và nếu miệng tôi người ta bắt khoá lại

Không nói ra lời muốn nói trăm triệu dân.

Thì cứ để cho người ta sẽ nhắc tên

Trước cái ngày làm giỗ cho tôi vậy.

Và ở đất nước này, một lúc nào đấy

Người ta nghĩ rằng sẽ dựng tượng của tôi.

Tôi xin trân trọng, rất cám ơn điều này

Nhưng chỉ với một điều – xin đừng dựng tượng

Ở nơi tôi sinh ra – gần bên bờ biển

Mối liên hệ với biển khơi đã không còn

Và cũng không ở nơi kín đáo trong vườn

Nơi chiếc bóng an ủi sẽ đi tìm kiếm

Mà ở đây, nơi ba trăm giờ tôi đã đứng

Nơi bao giờ cửa cũng đóng với tôi.

Và tôi sợ rằng trong cái chết mừng vui

Quên những xe chở tù màu đen vang động.

Quên rằng tôi đã đập cửa trong ngày xa vắng

Rằng bà già đã tru lên như con thú bị thương.

Và mặc cho sự bất động của thế kỉ đồng

Dòng nước mắt tuôn ra như là băng tan chảy

Và bồ câu nhà tù sẽ hát nơi xa xôi ấy

Và những con tàu sẽ nhẹ nhàng bơi trên sóng Nêva.

10-3-1940

_______________

1-Cuộc trấn áp Yezhov (Ежовщина) hay tên gọi khác là Đại thanh trừng (tiếng Nga: Большой террор; tiếng Anh: The Great Terror) – là đỉnh cao của những cuộc thanh trừng của Stalin trong các năm 1937 – 1938. Tên gọi này lấy theo tên của Nicolai Yezhov (1895 – 1940), người giữ chức vụ tương đương với Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Cơ quan An ninh Liên Xô thời đó.

2- Những xe đen đúa chở người tù (черных марусь - trong nguyên bản)

3- Đồng hồ Chuông điện – tức Đồng hồ Chuông điện Kremlin; như vợ những ông quan bị hành quyết – tức vợ của những sĩ quan trong vụ nổi loạn Streltsy (Стрелецкий бунт) năm 1698 chống lại Pie I Đại đế. Vụ nổi loạn bị dập tắt và hàng nghìn người đã bị hành quyết.

4-Chồng dưới mộ, con trai nơi tù ngục – đây là chồng đầu tiên Nikolai Gumilyov (1886 – 1921) bị xử bắn năm 1921 và đứa con trai duy nhất với ông là Lev Gumilyov cũng bị bắt đi tù.

5- Khu làng sang trọng – tức Tsarskoye Selo.

10-3-1940

Pеквием

Нет, и не под чуждым небосводом,

И не под защитой чуждых крыл,-

Я была тогда с моим народом,

Там, где мой народ, к несчастью, был.

1961

Вместо предисловия

В страшные годы ежовщины я провела семнадцать месяцев в тюремных очередях в Ленинграде. Как-то раз кто-то "опознал" меня. Тогда стоящая за мной женщина, которая, конечно, никогда не слыхала моего имени, очнулась от свойственного нам всем оцепенения и спросила меня на ухо (там все говорили шепотом):

- А это вы можете описать?

И я сказала:

- Могу.

Тогда что-то вроде улыбки скользнуло по тому, что некогда было ее лицом.

1 апреля 1957, Ленинград

Посвящение

Перед этим горем гнутся горы,

Не течет великая река,

Но крепки тюремные затворы,

А за ними "каторжные норы"

И смертельная тоска.

Для кого-то веет ветер свежий,

Для кого-то нежится закат -

Мы не знаем, мы повсюду те же,

Слышим лишь ключей постылый скрежет

Да шаги тяжелые солдат.

Подымались как к обедне ранней,

По столице одичалой шли,

Там встречались, мертвых бездыханней,

Солнце ниже, и Нева туманней,

А надежда все поет вдали.

Приговор... И сразу слезы хлынут,

Ото всех уже отделена,

Словно с болью жизнь из сердца вынут,

Словно грубо навзничь опрокинут,

Но идет... Шатается... Одна...

Где теперь невольные подруги

Двух моих осатанелых лет?

Что им чудится в сибирской вьюге,

Что мерещится им в лунном круге?

Им я шлю прощальный свой привет.

Март 1940

Вступление

Это было, когда улыбался

Только мертвый, спокойствию рад.

И ненужным привеском качался

Возле тюрем своих Ленинград.

И когда, обезумев от муки,

Шли уже осужденных полки,

И короткую песню разлуки

Паровозные пели гудки,

Звезды смерти стояли над нами,

И безвинная корчилась Русь

Под кровавыми сапогами

И под шинами черных марусь.

1

Уводили тебя на рассвете,

За тобой, как на выносе, шла,

В темной горнице плакали дети,

У божницы свеча оплыла.

На губах твоих холод иконки,

Смертный пот на челе... Не забыть!

Буду я, как стрелецкие женки,

Под кремлевскими башнями выть.

[Ноябрь] 1935, Москва

2

Тихо льется тихий Дон,

Желтый месяц входит в дом.

Входит в шапке набекрень,

Видит желтый месяц тень.

Эта женщина больна,

Эта женщина одна.

Муж в могиле, сын в тюрьме,

Помолитесь обо мне.

1938

3

Нет, это не я, это кто-то другой страдает.

Я бы так не могла, а то, что случилось,

Пусть черные сукна покроют,

И пусть унесут фонари...

Ночь.

1939

4

Показать бы тебе, насмешнице

И любимице всех друзей,

Царскосельской веселой грешнице,

Что случится с жизнью твоей -

Как трехсотая, с передачею,

Под Крестами будешь стоять

И своею слезою горячею

Новогодний лед прожигать.

Там тюремный тополь качается,

И ни звука - а сколько там

Неповинных жизней кончается...

1938

5

Семнадцать месяцев кричу,

Зову тебя домой,

Кидалась в ноги палачу,

Ты сын и ужас мой.

Все перепуталось навек,

И мне не разобрать

Теперь, кто зверь, кто человек,

И долго ль казни ждать.

И только пыльные цветы,

И звон кадильный, и следы

Куда-то в никуда.

И прямо мне в глаза глядит

И скорой гибелью грозит

Огромная звезда.

1939

6

Легкие летят недели,

Что случилось, не пойму.

Как тебе, сынок, в тюрьму

Ночи белые глядели,

Как они опять глядят

Ястребиным жарким оком,

О твоем кресте высоком

И о смерти говорят.

Весна 1939

Приговор

7

И упало каменное слово

На мою еще живую грудь.

Ничего, ведь я была готова,

Справлюсь с этим как-нибудь.

У меня сегодня много дела:

Надо память до конца убить,

Надо, чтоб душа окаменела,

Надо снова научиться жить.

А не то... Горячий шелест лета,

Словно праздник за моим окном.

Я давно предчувствовала этот

Светлый день и опустелый дом.

[22 июня] 1939, Фонтанный Дом

К смерти

8

Ты все равно придешь - зачем же не теперь?

Я жду тебя - мне очень трудно.

Я потушила свет и отворила дверь

Тебе, такой простой и чудной.

Прими для этого какой угодно вид,

Ворвись отравленным снарядом

Иль с гирькой подкрадись, как опытный бандит,

Иль отрави тифозным чадом.

Иль сказочкой, придуманной тобой

И всем до тошноты знакомой,-

Чтоб я увидела верх шапки голубой

И бледного от страха управдома.

Мне все равно теперь. Клубится Енисей,

Звезда Полярная сияет.

И синий блеск возлюбленных очей

Последний ужас застилает.

19 августа 1939, Фонтанный Дом

9

Уже безумие крылом

Души накрыло половину,

И поит огненным вином

И манит в черную долину.

И поняла я, что ему

Должна я уступить победу,

Прислушиваясь к своему

Уже как бы чужому бреду.

И не позволит ничего

Оно мне унести с собою

(Как ни упрашивай его

И как ни докучай мольбою):

Ни сына страшные глаза -

Окаменелое страданье,

Ни день, когда пришла гроза,

Ни час тюремного свиданья,

Ни милую прохладу рук,

Ни лип взволнованные тени,

Ни отдаленный легкий звук -

Слова последних утешений.

4 мая 1940, Фонтанный Дом

Распятие

10

Не рыдай Мене, Мати,

во гробе зрящия.

----

Хор ангелов великий час восславил,

И небеса расплавились в огне.

Отцу сказал: "Почто Меня оставил!"

А матери: "О, не рыдай Мене..."

1938

Магдалина билась и рыдала,

Ученик любимый каменел,

А туда, где молча Мать стояла,

Так никто взглянуть и не посмел.

1940, Фонтанный Дом

Эпилог

I

Узнала я, как опадают лица,

Как из-под век выглядывает страх,

Как клинописи жесткие страницы

Страдание выводит на щеках,

Как локоны из пепельных и черных

Серебряными делаются вдруг,

Улыбка вянет на губах покорных,

И в сухоньком смешке дрожит испуг.

И я молюсь не о себе одной,

А обо всех, кто там стоял со мною,

И в лютый холод, и в июльский зной

Под красною ослепшею стеною.

II

Опять поминальный приблизился час.

Я вижу, я слышу, я чувствую вас:

И ту, что едва до окна довели,

И ту, что родимой не топчет земли,

И ту, что красивой тряхнув головой,

Сказала: "Сюда прихожу, как домой".

Хотелось бы всех поименно назвать,

Да отняли список, и негде узнать.

Для них соткала я широкий покров

Из бедных, у них же подслушанных слов.

О них вспоминаю всегда и везде,

О них не забуду и в новой беде,

И если зажмут мой измученный рот,

Которым кричит стомильонный народ,

Пусть так же они поминают меня

В канун моего поминального дня.

А если когда-нибудь в этой стране

Воздвигнуть задумают памятник мне,

Согласье на это даю торжество,

Но только с условьем - не ставить его

Ни около моря, где я родилась:

Последняя с морем разорвана связь,

Ни в царском саду у заветного пня,

Где тень безутешная ищет меня,

А здесь, где стояла я триста часов

И где для меня не открыли засов.

Затем, что и в смерти блаженной боюсь

Забыть громыхание черных марусь,

Забыть, как постылая хлопала дверь

И выла старуха, как раненый зверь.

И пусть с неподвижных и бронзовых век

Как слезы, струится подтаявший снег,

И голубь тюремный пусть гулит вдали,

И тихо идут по Неве корабли.

1935-1940

143. LỜI CHÚC RƯỢU CUỐI CÙNG

Tôi uống cho ngôi nhà đổ nát

Cho cuộc đời độc ác của tôi

Cho sự cô đơn của hai người

Và cho anh tôi chúc, -

Vì gian dối của bờ môi

Vì vẻ lạnh lùng đôi mắt

Vì cuộc đời thô bạo và ác độc

Vì không cứu rỗi Đức Chúa Trời.

1934

Последний тост

Я пью за разоренный дом,

За злую жизнь мою,

За одиночество вдвоем,

И за тебя я пью,—

За ложь меня предавших губ,

За мертвый холод глаз,

За то, что мир жесток и груб,

За то, что Бог не спас.

1934

144. MAIAKOVSKY NĂM 1913

Tôi đã không biết anh trong vinh quang của mình

Chỉ nhớ rằng anh dồi dào sinh lực

Nhưng có thể, ngày hôm nay, quả thực

Tôi nhớ về những ngày tháng xa xăm.

Trong thơ anh mạnh mẽ những tiếng vang

Những giọng nói rất chi là mới mẻ

Không hề lười biếng những bàn tay trẻ

Anh xây nên khủng khiếp những cánh rừng.

Cứ ngỡ rằng những gì thuộc về anh

Không như những gì có từ trước đó

Những gì anh đả phá – đều sụp đổ

Trong mỗi lời một bản án vang lên.

Anh cô độc và thường không bằng lòng

Anh sốt ruột và hối thúc phận số

Anh biết rằng sắp tới đời vui vẻ

Anh kiên cường trong một cuộc đấu tranh.

Và tiếng dội về của nước triều lên

Nghe rõ ràng mỗi khi mà anh đọc

Mưa giận dữ quất vào đôi con mắt

Với mọi người anh tranh luận rất hăng.

Và khi hãy còn một cái tên chưa quen

Tia chớp lóe lên trong phòng oi ả

Để bây giờ cả nước còn gìn giữ

Lời vang lên như hiệu lệnh đấu tranh.

3-1940

Маяковский в 1913 году

Я тебя в твоей не знала славе,

Помню только бурный твой расцвет,

Но, быть может, я сегодня вправе

Вспомнить день тех отдаленных лет.

Как в стихах твоих крепчали звуки,

Новые роились голоса...

Не ленились молодые руки,

Грозные ты возводил леса.

Все, чего касался ты, казалось

Не таким, как было до тех пор,

То, что разрушал ты,- разрушалось,

В каждом слове бился приговор.

и часто недоволен,

С нетерпеньем торопил судьбу,

Знал, что скоро выйдешь весел, волен

На свою великую борьбу.

И уже отзывный гул прилива

Слышался, когда ты нам читал,

Дождь косил свои глаза гневливо,

С городом ты в буйный спор вступал.

И еще не слышанное имя

Молнией влетело в душный зал,

Чтобы ныне, всей страной хранимо,

Зазвучать, как боевой сигнал.

1940

145.EM TỪNG LÀ MÙA XUÂN

Em từng là mùa xuân, là khúc hát của anh

Và sau đó diệu kỳ hơn thế nữa

Còn giờ đây em không có trên trần.

1958

Я была тебе весной и песней

Я была тебе весной и песней,

А потом была еще чудесней,

А теперь меня на свете нет.

1958

146. ĐÊM CỦA EM – CƠN MÊ SẢNG VỀ ANH

Đêm của em – cơn mê sảng về anh

Ngày chỉ hững hờ – thôi thì cứ mặc!

Em đã mỉm cười cám ơn số kiếp

Đã gửi cho em một nỗi u buồn.

Cơn say hôm qua nặng nề vô cùng

Có thể sắp tới đây em cháy hết

Em cứ ngỡ đám cháy này thiêu đốt

Sẽ không biến thành một buổi bình minh.

Em cháy lên trong lửa có lâu không

Nguyền rủa người dưng một cách bí mật?

Trong cái bẫy của em rất khủng khiếp

Rồi đây anh sẽ chẳng nhìn thấy em.

1909

Ночь моя - бред о тебе

Ночь моя - бред о тебе,

День - равнодушное: пусть!

Я улыбнулась судьбе,

Мне посылающей грусть.

Тяжек вчерашний угар,

Скоро ли я догорю,

Кажется, этот пожар

Не превратится в зарю.

Долго ль мне бится в огне,

Дальнего тайно кляня?..

В страшной моей западне

Ты не увидишь меня.

1909

147. GỬI NHỮNG NGƯỜI CHIẾN THẮNG

Sau lưng là Khải hoàn môn Narva

Còn phía trước chỉ còn là cái chết

Lính bộ binh Xô Viết vẫn xông ra

Trước những cỗ pháo kinh hoàng của Đức.

Có những cuốn sách viết về các anh:

“Hy sinh đời mình vì bao người khác”

Những người đàn ông vô cùng chất phác –

Những Ivan, Vasily, Aleksey, Grigory

Những cháu, con, những anh em, chú bác!

1944

_____________

*Khải hoàn môn Narva ở St. Petersburg; pháo kinh hoàng của Đức (Берт trong nguyên bản) – tác giả nhắc đến một loại pháo lớn của Đức trong Thế chiến I (Big Bertha).

Победителям

Сзади Нарвские были ворота,

Впереди была только смерть...

Так советская шла пехота

Прямо в желтые жерла «Берт».

Вот о вас и напишут книжки:

«Жизнь свою за други своя»,

Незатейливые парнишки —

Ваньки, Васьки, Алешки, Гришки, —

Внуки, братики, сыновья!

1944

148. TƯỞNG NHỚ A. BLOK

Anh nói đúng – lại hiệu thuốc, đèn lồng

Sông Nhê-va, im lặng, đá hoa cương…

Như tượng đài của buổi đầu thế kỷ

Ở chốn này con người ấy đứng yên.

Khi anh từ giã ngôi nhà Puskin

Phút chia ly giơ vẫy bàn tay mình

Và tiếp nhận vẻ rã rời chết chóc

Như nhận về vẻ tĩnh lặng bị oan.

1946

Памяти Александра Блока

Он прав - опять фонарь, аптека,

Нева, безмолвие, гранит...

Как памятник началу века,

Там этот человек стоит -

Когда он Пушкинскому Дому,

Прощаясь, помахал рукой

И принял смертную истому

Как незаслуженный покой.

1946

149. MÙA THỨ NĂM CỦA NĂM

Hãy ca tụng, tán dương

Mùa thứ năm của năm.

Hãy thở tự do cuối

Bởi vì đấy là tình.

Bay cao giữa trời xanh

Hình vạn vật nhẹ nhàng

Thân xác thôi kỷ niệm

Nỗi buồn tròn một năm.

1913

То пятое время года

То пятое время года,

Только его славословь.

Дыши последней свободой,

Оттого, что это — любовь.

Высоко небо взлетело,

Легки очертанья вещей,

И уже не празднует тело

Годовщину грусти своей.

1913

150. PUSKIN

Ai biết được thế nào là vinh quang!

Bằng giá nào ông mua được quyền hành

Là khả năng hay đấy là ân sủng

Mà ông từng láu lỉnhvà khôn ngoan

Đùa với tất cả, lặng im bí ẩn

Gọi sự vật – đúng tên gọi của mình?...

1943

Пушкин

Кто знает, что такое слава!

Какой ценой купил он право,

Возможность или благодать

Над всем так мудро и лукаво

Шутить, таинственно молчать

И ногу ножкой называть.

1943

151. TÔI CÓ MỘT NỤ CƯỜI

Tôi có một nụ cười

Đó là sự chuyển động của bờ môi.

Chỉ vì anh mà tôi gìn giữ nó -

Bởi vì tình yêu nó ban tặng cho tôi.

Mặc dù anh dữ dằn và trắng trợn

Mặc dù anh giờ đây vẫn yêu người.

Bàn thờ màu vàng đang trước mặt tôi

Và bên tôi – chàng rể đôi mắt xám.

1913

У меня есть улыбка одна

У меня есть улыбка одна.

Так. Движенье чуть видное губ.

Для тебя я ее берегу -

Ведь она мне любовью дана.

Все равно, чтоты наглый и злой,

Все равно, что ты любишь других.

Предо мной золотой аналой,

И со мной сероглазый жених.

1913

152. VÀ VINH QUANG NHƯ THIÊN NGA BƠI LỘI

Và vinh quang như thiên nga bơi lội

Xuyên qua làn khói màu vàng

Còn anh, tình yêu ơi, mãi mãi

Vẫn là điều thất vọng của em.

1911-1919

И слава лебедью плыла

И слава лебедью плыла

Сквозь золотистый дым.

А ты, любовь, всегда была

Отчаяньем моим.

1911-1919

153. TẤT NHIÊN LÀ NIỀM VUI TÔI CÓ ÍT

Tất nhiên là niềm vui tôi có ít

Vì đời bão giông vốn đã dành cho

Nhưng mà tôi lại tình cờ được biết

Niềm hạnh phúc có những con mắt gì…

1920?

Конечно, мне радости мало

Конечно, мне радости мало

Такая сулила гроза,

Зато я случайно узнала,

Какие у счастья глаза…

1920?

154. ÔI, CÓ NHỮNG LỜI LÀ DUY NHẤT

Ôi, có những lời là duy nhất

Ai nói ra – đã phải bỏ quá nhiều.

Chỉ màu của trời xanh là bất tuyệt

Và lòng từ bi của Đấng Tối Cao.

1916

О, есть неповторимые слова

О, есть неповторимые слова,

Кто их сказал — истратил слишком много.

Неистощима только синева

Небесная и милосердье Бога.

1916

155. TÔI KHÔNG CẦN NIỀM HẠNH PHÚC NHO NHỎ

Tôi không cần niềm hạnh phúc nho nhỏ

Nên tôi tiễn chồng đến với người yêu*

Đứa con tôi mệt mỏi, vẫn cưng chiều

Tôi sẽ ru con ngủ.

Và lần nữa trong căn phòng lạnh lẽo

Tôi lại nguyện cầu Đức Mẹ đồng trinh

Quả thật khó sống cuộc đời ẩn náu

Mà làm người vui vẻ lại khó hơn.

Chỉ mong giấc mơ như lửa cháy lên

Để tôi sẽ bước vào một ngôi đền

Đá màu trắng và có năm ngọn tháp

Theo lối mòn đã ghi khắc trong tim.

1914

___________

*Theo lời của chính Akhmatova thì bài thơ này viết trong thời kỳ Nicolai Gumilyov yêu Tatyana Adamovich.

Мне не надо счастья малого

Мне не надо счастья малого,

Мужа к милой провожу

И, довольного, усталого,

Спать ребенка уложу.

Снова мне в прохладной горнице

Богородицу молить…

Трудно, трудно жить затворницей,

Да трудней веселой быть.

Только б сон приснился пламенный,

Как войду в нагорный храм,

Пятиглавый, белый, каменный,

По запомненным тропам.

1914

156. ANH CÓ MUỐN BIẾT VỀ CHUYỆN ĐÃ TỪNG

Anh có muốn biết về chuyện đã từng?

Đồng hồ điểm ba giờ trong phòng ăn

Nàng vịn tay vào lan can, giã biệt

Và nói những lời một cách khó nhọc:

“Chuyện là thế… Ồ không, em đã quên

Em yêu anh, em đã từng yêu anh

Từ cái ngày xa lắc!” –

“Vâng”?...

1910

Хочешь знать, как всё это было?

…Хочешь знать, как всё это было? —

Три в столовой пробило,

И, прощаясь, держась за перила,

Она словно с трудом говорила:

«Это всё… Ах нет, я забыла,

Я люблю вас, я вас любила

Ещё тогда!» —

«Да»?!…

1910

157. ANH ĐÃ TỪNG YÊU BA THỨ TRÊN TRẦN

Anh đã từng yêu ba thứ trên trần:

Yêu tiếng hát nhà thờ, những con công màu trắng

Yêu những bản đồ châu Mỹ cổ xưa đã mờ nhạt hẳn.

Và chẳng hề thích tiếng khóc của trẻ con

Chẳng thích uống trà với mứt đùm đũm

Và không thích phụ nữ nổi tam bành

…Thế mà tôi từng là vợ của anh.

1910

Он любил три вещи на свете

Он любил три вещи на свете:

За вечерней п Он любил три вещи на свете енье, белых павлинов

И стертые карты Америки.

Не любил, когда плачут дети,

Не любил чая с малиной

И женской истерики

...А я была его женой.

1910

158. BẠN KHÔNG ĐOÁN RA NÓ NGAY LẬP TỨC

Bạn không đoán ra nó ngay lập tức

Thứ bệnh dịch khủng khiếp và tối tăm

Thứ mà người ta gọi rất dịu dàng

Thứ mà thường vẫn làm cho người chết.

Dấu hiệu đầu tiên – vui rất lạ lùng

Tựa hồ như vừa uống vào rượu đắng

Dấu hiệu thứ hai – buồn rất kinh khủng

Không thể thở ra và mệt vô cùng.

Dấu hiệu thứ ba – là chân thật nhất:

Nếu như con tim chết lặng thường xuyên

Ngọn nến cháy trong ánh mắt mù sương

Thì nghĩa là – một buổi chiều gặp mặt…

Điều linh cảm trong đêm làm bạn mệt:

Bạn thấy trên người bạn một thiên thần.

Mà gương mặt thiên thần bạn rất quen…

Và vẻ mệt mỏi vô cùng ngột ngạt.

Có một bức màn màu đen bằng vải

Giấc mơ nặng nề và sẽ không lâu…

Sáng thức dậy với điều bí ẩn mới

Không rõ ràng mà cũng chẳng ngọt ngào.

Và bạn sẽ rửa bằng dòng máu xối

Là thứ người ta vẫn gọi là TÌNH.

1910

Угадаешь ты ее не сразу

Угадаешь ты ее не сразу

Жуткую и темную заразу,

Ту, что люди нежно называют,

От которой люди умирают.

Первый признак - странное веселье,

Словно ты пила хмельное зелье,

А второй - печаль, печаль такая,

Что нельзя вздохнуть, изнемогая,

Только третий - самый настоящий:

Если сердце замирает чаще

И горят в туманном взоре свечи,

Это значит - вечер новой встречи...

Ночью ты предчувствием томима:

Над собой увидишь Серафима.

А лицо его тебе знакомо...

И накинет душная истома

На тебя атласный черный полог.

Будет сон твой тяжек и недолог...

А наутро встанешь с новою загадкой,

Но уже не ясной и не сладкой,

И омоешь пыточною кровью

То, что люди назвали любовью.

1910

159. NHƯ MỘT CỌNG RƠM ANH UỐNG HỒN EM

Như một cọng rơm, anh uống hồn em

Em biết rằng hương vị cay và đắng

Nhưng không vi phạm lời đồn tra tấn

Ô, sự tĩnh lặng của em đã nhiều tuần.

Khi kết thúc, anh hãy nói. Đừng buồn

Rằng hồn em trên đời không còn nữa

Em sẽ ra đi bằng con đường ngắn ngủi

Và để xem trò chơi của trẻ con.

Phúc bồn tử gai nở hoa tưng bừng

Và người ta chở gạch sau bờ giậu

Anh là ai: người anh hay người tình

Em không nhớ mà cũng không cần nhớ.

Ở đây vô gia cư, ở đây sáng sủa

Đang nghỉ ngơi thân thể mệt rã rời…

Còn người qua đường nghĩ rất mơ hồ:

Chỉ vừa hôm qua đã thành góa bụa.

1911

Как соломинкой, пьёшь мою душу

Как соломинкой, пьёшь мою душу.

Знаю, вкус её горек и хмелен.

Но я пытку мольбой не нарушу.

О, покой мой многонеделен.

Когда кончишь, скажи. Не печально,

Что души моей нет на свете.

Я пойду дорогой недальней

Посмотреть, как играют дети.

На кустах зацветает крыжовник,

И везут кирпичи за оградой.

Кто ты: брат мой или любовник,

Я не помню, и помнить не надо.

Как светло здесь и как бесприютно,

Отдыхает усталое тело…

А прохожие думают смутно:

Верно, только вчера овдовела.

1911

Phần phụ lục (11 bài)

Nhại theo thơ Anna Akhmatova

Akhmatova không chỉ làm người ta khâm phục mà còn thường xuyên trở thành đối tượng của mô phỏng hay nhại theo thơ bà. Nhại theo thơ Akhmatova có rất nhiều, thậm chí, có cả một thuật ngữ “Podakhmatovka” (nhại Akhmatova). Người nhại thơ đều bắt chước giọng phụ nữ để làm thơ, kiểu như: “Em nhầm lẫn xỏ chiếc giày bên trái/ Sang bàn chân bên phải của mình”.

Sergei Malakhov

NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA MÌNH ANH ĐỪNG LẪN

Người phụ nữ của mình anh đừng lẫn

Với một người nào: em quấn khăn lông

Còn anh muốn lẫn lộn chỉ hoài công

Và anh ra vẻ thở dài, than vắn.

Em giật mình kêu: này anh, này anh!

Ô, lạy Chúa, anh giúp cho em mấy

Em nhầm lẫn xỏ chiếc giày bên trái

Sang bàn chân bên phải của mình(1).

Anh thở dài, kêu lên: An-nhiu-ta!(2)

Còn em ngồi lên bậc thềm: – gì thế?

Anh mỉm cười rất ghê và lặng lẽ

Rồi nói rằng: – đừng cọ xát bành tô!

______________

(1)Chi tiết “tay phải xỏ nhầm găng tay trái” của Akhmatova rất đặc trưng cho vẻ bối rối của người phụ nữ khi yêu, chi tiết này rất nổi tiếng và, như ta thấy, có rất nhiều người nhại theo chi tiết này.

(2)Cách gọi âu yếm tên Anna.

Yuri Rumer

AKHMATOVA

Ngày hôm nay em vô cùng mỏi mệt

Trong người em ngự trị một nỗi buồn

Còn phó mát tươi thì lại vô cùng ít

Phó mát tươi – em nhìn thấy mà thương.

Anh bước vào như con ốc im lặng

Sau tiếng hò reo ngày lễ phục sinh

Em thấy yêu vô cùng sợi chỉ trắng

Không hiểu vì sao tuột khỏi vai anh.

Anh yêu ơi đừng gọi là phản bội

Thiếu phó mát tươi em buồn bã, héo hon

Còn bàn tay em thì lại xỏ nhầm

Găng tay phải vào bàn tay bên trái.

Konstantin Mochulsky

SÁNG HÔM THỨ TƯ ANH ĐẾN THĂM EM

Sáng hôm thứ tư anh đến thăm em

Hai đứa mình mãi mãi là thù nghịch.

Câu chuyện này không bao giờ em quên

Không quên theo mỗi bàn chân anh bước.

Em hỏi anh: “Có muốn uống trà không?”

Anh im lặng, rồi trả lời rằng: “Có”.

Tại vì sao em không biết được rằng

Cứ hằng đêm em gọi tên anh đó.

Khi ra về anh thì thầm: “Tạm biệt”

Còn em trở nên sáng sủa vô cùng

Trên khu vườn có tiếng kêu thảm thiết

Của bầy chim bay lượn giữa không trung.

Aleksandr Arkhangelsky

QUÊN SAO ĐƯỢC

Quên sao được! Giữa cái rét ghê người

Em bước ra khỏi rừng trong băng giá

Một chiếc xe chở củi từ trên đồi

Đi chầm chậm vẻ chừng rất thích thú.

Đàn chim bay có vẻ nhẹ nhàng hơn

Một người đàn ông ngồi trên lưng ngựa

Đôi găng tay còn dài hơn cùi chỏ

Và chiếc áo lông đến tận bàn chân.

Thở hổn hển, em kêu lên: – cứ đùa!

Anh từ đâu? Trả lời! Em run thế

Một cậu bé trả lời em lặng lẽ:

– Bố chặt cây, còn tôi chở củi về.

Vladimir Nabokov

EM MẶC CHIẾC VÁY MÀU ĐEN

Em mặc chiếc váy màu đen

Dịu dàng hơn cả bà sư nữ

Và có một cây thập tự

Trên gối chăn lạnh lẽo của em.

Nhưng ngọn lửa ngày lễ Tửu thần

Đốt lên cơn mộng mị

Cái tên Georgi(1) thầm thĩ –

Cái tên ngài bằng vàng!

_______

(1)Georgi – tên một vị thánh của Thiên Chúa giáo. Đây cũng là cái tên đàn ông rất phổ biến ở Nga.

Aleksandr Finkel

ANNA AKHMATOVA

Tất cả vẫn như xưa: vẫn trời xanh

Hoa cỏ ấy vẫn mọc trên đất ấy

Em vẫn thế, không có gì đổi mới

Nhưng mà anh thì đã xa em.

Em hỏi rằng: anh muốn điều gì vậy?

Anh trả lời: nhảy xuống tắm dưới đầm

Em cười: ấy chết, em cảm thấy

Cả hai người thì tai họa đó anh.

Quên sao được? Anh bước ra háo hức

Với những hình bong bóng nước trên tay

Và những bắp thịt cuồn cuộn trên đùi

Đi trên cát vàng tiếng kêu răng rắc.

Có phải là để cho những tháng năm

Trong tình yêu cô đơn qua được

Để anh trao cho làn nước đục

Vẻ cổ xưa và bí ẩn của mình?!

Con tim của em đang lặng lẽ tắt dần

Giữa hồn em bỗng trở nên tăm tối

Em không biết – anh cho em xin lỗi –

Rằng thường xuyên đầu óc nặng hơn chân.

Ô, con tim em sao mà tăm tối lạ

Có lẽ là em đợi phút lâm chung?

Và một mình em hóa thành tượng đá

Trong vẻ tối tăm lạnh lẽo trên đầm.

1914

Anna Terenchieva

CHIA TAY NHẸ NHÀNG

Chia tay nhẹ nhàng, chia tay không thương tiếc

Nếu tình nhân trở nên chán mớ đời

Nếu tình nhân – kẻ mê gái không thôi…

… Chiếc khăn Akhmatova lên cổ mình, tôi quấn…

Và với những bài thơ như điều giáo huấn…

Thơ về A. Akhmatova

Aleksandr Blok

TẶNG ANNA AKHMATOVA

“Vẻ đẹp kinh hoàng” – người ta bảo chị

Còn chị chiếc khăn Tây Ban Nha

Quàng lên vai mình rất khẽ

Và trên mái tóc – một bông hoa.

“Vẻ đẹp giản đơn” – người ta bảo chị

Còn chị chiếc khăn kéo lại vụng về

Chị quấn khăn lên người thằng bé

Và bông hoa rơi xuống sàn nhà.

Nhưng, chị nghe theo một cách lơ đãng

Tất cả những lời bốn phía vang lên

Chị buồn bã nghĩ thầm trong bụng

Rồi lẩm bẩm với chính mình:

“Tôi không kinh hoàng cũng chẳng giản đơn

Chẳng kinh hoàng để mà đi chém giết

Cũng chẳng giản đơn để mà không biết

Rằng cuộc đời này quá đỗi kinh hoàng!”

1918

Osif Mandelstam

GỬI CASSANDRA*

Anh không đi tìm những khoảnh khắc đầy hoa

Bờ môi em, Cassandra, hay ánh mắt

Nhưng những đêm không ngủ trong tháng chạp

Kỷ niệm xưa vẫn hành hạ hai ta.

Năm 1917, trong tháng chạp

Ta đã để mất tất cả, trong tình

Một người bị ý chí nhân dân cướp bóc

Còn người kia tự cướp bóc chính mình…

Rồi thủ đô sẽ có một khi nào

Trên bờ sông Nê-va, trong ngày lễ

Trong tiếng ồn đêm hội rất kinh sợ

Ai giật chiếc khăn tuyệt đẹp trên đầu.

Nhưng nếu như cuộc đời – cần mê sảng

Và một rừng thông – những ngôi nhà cao –

Anh đã yêu em, vụng về chiến thắng

Và một mùa đông dịch hạch năm nào.

Trên quảng trường với những xe bọc thép

Anh nhìn ra người ấy – một con người

Dọa bệnh than như chó sói dọa người

Hô: bình đẳng, tự do và luật pháp.

Còn em, Cassandra đớn đau, lặng lẽ

Anh đã không còn có thể nữa đâu em

Mặt trời Aleksandr(2) đã từng cháy lên

Một trăm năm trước soi cho tất cả?

__________

(1)Đây là bài thơ viết về Anna Akhmatova. Cassandra – theo thần thoại Hy Lạp là con gái của vua Priam.

(2)Aleksandr I (1777-1825) – Hoàng đế Nga từ năm 1801.

Joseph Brodsky

GỬI MỘT TRĂM NĂM ANNA AKHMATOVA

Trang sách và lửa, lúa và cối xay

mũi giáo nhọn và mái tóc cắt ngắn

Chúa giữ gìn tất cả - đặc biệt là lời

của tha thứ, tình yêu – như là giữ giọng.

Tiếng xương kêu, mạch đập trong những lời

tiếng xẻng rung lên đều đều, âm ỉ

đời chỉ một – chúng từ những bờ môi

vang lên rõ hơn ở nơi trần thế.

Tâm hồn vĩ đại, tôi cúi chào từ bên kia đại dương

tìm ra những gì cho mình, cho những gì tàn úa

chị ngủ trong lòng đất mẹ, cuộc đời mang ơn

tài thơ chị trong lặng câm Hoàn vũ.

BỨC THƯ GỬI A. AKHMATOVA TỪ THÀNH PHỐ SESTRORETSK

Trong những bụi cây Phần Lan bất tử

nơi những cây thông gian khổ trị vì

trong lòng tôi mừng vui khôn xiết kể

khi vịnh Phần Lan và xóm Komarovo(2)

được chiếu sáng bằng hoàng hôn tuyệt mĩ

chiếc lá vàng vô tư lự mùa thu

cứ mỗi giờ – bằng tình yêu của Chị

và lòng nhân từ của Chị – thiên thu.

1962

_____________

(1)Sestroresk – thành phố ở phía bắc tỉnh Leningrad.

(2)Komarovo – khu làng nghỉ mát bên bờ vịnh Phần Lan, nơi đây có trại sáng tác của các nhà văn và mộ Anna Akhmatova.

Evgeny Evtushenko

TƯỞNG NHỚ AKHMATOVA

Akhmatova là người của hai thời

Có vẻ như về nàng không nên khóc

Nàng đã sống, có vẻ không tin được

Lại không thể tin nàng đã qua đời.

Nàng ra đi, giống như một bài ca

Đi vào sâu thẳm của khu vườn tối

Nàng ra đi, có vẻ như mãi mãi

Từ Leningrad trở về Pê-téc-bua.

Nàng gắn chặt với cả hai thời gian

Giữa tâm điểm của sương và của bóng

Nếu Puskin là mặt trời, thì nàng

Trong thơ ca – sẽ mãi là đêm trắng.

Trên cái chết, bất tử, ngoài tất cả

Nàng đã nằm – có lẽ nói thế này:

Không phải trong hiện tại, mà trên nó

Nàng đã nằm giữa quá khứ, tương lai.

Và quá khứ bên quan tài im lặng

Không như của người sống hợp ý trời.

Bờm tóc bạc sáng sủa và kiêu hãnh

Lấp lánh từ những chíêc mũ lỗi thời.

Vâng, thời gian làm đổi thay đường nét

Những con người thời đó ở nước Nga

Nhưng đôi mắt họ – ánh sáng nhân từ –

Chẳng gió xoáy hay sương nào dập tắt.

Tương lai yếu đuối trên những đôi vai

Những cậu bé đi đến trường đã đốt

Ngọn lửa học trò trong từng đôi mắt

Những cuốn vở con nắm chặt trong tay.

Và những cô bé trong cặp của mình

Có lẽ mang nhật ký và danh mục

Họ vẫn thế – thiêng liêng và hạnh phúc

Vẫn ngây thơ như ngày ấy nữ sinh.

Sự sụp đổ toàn cầu, xin đừng để

Mất đi mối liên hệ của thời gian

Vì không thể hai nước Nga – điều giản đơn

Cũng như hai Akhmatova, không thể.