6 cách tối ưu internal link theo chuẩn SEO

Internal link ( Link trong nội bộ website ) là liên kết từ 1 trang đến 1 trang khác trên cùng trang web. Các internal links trong website của bạn giống như tĩnh mạch trong hệ thống tuần hoàn và thường được sử dụng để điều hướng trang web, là nhân tố quan trọng bậc nhất trong SEO.

Kiểm tra chặt chẽ thống kê của website có thể giúp bạn hiểu rõ những gì visitor đang tìm kiếm, những category nào hot nhất của website, trang nào “ best selers”. Tiếp tục tối ưu cấu trúc link có thể giúp bạn loại bỏ duplicate content và quảng bá những trang “ best sellers” để nhận đuợc nhiều pageview và thứ hạng cao hơn trong SERPs.

1. Vòng lặp vô hạn / thiếu các Internal link

Vòng lặp vô hạn, theo cách gọi thông thường của các SEOer là thủ thuật “Nhốt bot”, thủ thuật này sẽ làm cho bot mất nhiều thời gian để index những trang cónội dung như nhau và giảm unique content và cũng giảm giá trị link của từng page.

Một lỗi nữa là thiếu các liên kết bên trong: SE không thể biết webpage nào của bạn là quan trọng, page nào kém quan trọng hơn. Nó đánh giá độ quan trọng của các webpage dựa trên số lượng link đến từ các trang khác trong nội bộ sites.

Chú ý các Internal link nên đặt anchor text cho phù hợp (đa số để anchor text đến trang chủ là home, điều này sẽ làm SE không hiểu được nội dung trang chủ là gì. Để tránh điều này bạn nên đặt thuộc tính nofollow cho link trên menu chính, rồi dùng một link khác với anchor text với nội dung phù hợp hơn về trang chủ, có thể xem ví dụ về ứng dụng biện pháp này trên tripadvisor.com).

2. Sử dụng text menus.

Các trang web sử dụng text menu giành được kết quả SEO tốt hơn và ít gặp vấn đề trong việc lập chỉ mục của SE hơn là các website sử dụng menu Flash, Silverlight hoặc Javascript.

Hãy nhớ rằng cho dù Search Engine đã cải tiến nhiều công nghệ thì họ vẫn gặp khó khăn khi thu thập dữ liệu với những website không sử dụng text menu. Ngoài ra việc sử dụng menu text sẽ tăng cơ hội tạo ra sitelinks chính xác cho website của bạn.

3. Tránh dành quá nhiều PR cho những trang ít quan trọng.

Trong một website sẽ có những trang ít quan trọng không cần thiết phải nhận quá nhiều Pagerank. Những trang đó thường là những trang có chứa form đăng kí, trang điều khỏan thành viên, trang liên hệ, trang chính sách riêng tư, giới thiệu công ty, tầm nhìn sứ mệnh…

Nói chung bạn nên hạn chế ở mức nhỏ nhất những trang đó và đảm bảo bạn chuyển link juice sang những trang quan trọng hơn trong website. Một trong những cách để làm điều đó là sửa đổi cấu trúc link để cho chúng nhận được ít link juice hơn.

4. Thêm liên kết trực tiếp đến những trang quan trọng.

Cấu trúc cây cho phép bạn có được kết quả SEO tốt, tuy nhiên trong các website qui mô lớn thì PageRank hầu hết vẫn chỉ tập trung ở những trang cấp độ cao ( gần homepage) trong khi các trang ở mức sâu hơn lại nhận được ít link juice hơn.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng “ hệ thống liên kết chồng chéo” hoặc thêm liên kết trực tiếp từ trang chủ hoặc các trang ở cấp cao tới những trang quan trọng ở tầng thấp. Bằng cách đó bạn sẽ tăng được PageRank cho những trang quan trọng, những trang best seller (những trang mang lại conversion tốt nhất) mà không ảnh hưởng tới cấu trúc chính của trang web. Cuối cùng, trong trường hợp bạn nhắm mục tiêu những từ khóa cạnh tranh cao cho một trang nội bộ nào đó, hãy xây dựng liên kết và đổ baclink trực tiếp về trang này.

5. Giữ số lượng link ra khỏi một page thấp và giữ số lượng liên kết đến web khác thấp hơn.

Google webmaster Guideline gợi ý rõ ràng rằng bạn chỉ nên giữ số lượng liên kết ở một con số hợp lý. Họ đề nghị có ít hơn 100 link trên mỗi trang, điều đó sẽ giúp người dùng và SearchEngine tập trung vào những trang quan trọng và truyền nhiều link juice tới những trang đó.

Có nhiều external links trong website của bạn sẽ truyền nhiều PageRank juice tới website khác. Có nghĩa là những internal page sẽ nhận được ít link juice và kết quả là những trang đó có ít khả năng giành được vị trí cao trong SERPs. Như vậy bạn nên cố gắng giữ số lượng external link nhỏ nhất có thể.

6. Đặt liên kết quan trọng ở đầu trang.

Google đã làm rõ ràng vấn đề này trong quá khứ khi đánh giá giá trị mỗi link dựa trên một vài tín hiệu giống như là vị trí trong trang. Nói chung những liên kết được đặt ở footer nhận được ít giá trị hơn là những link đặt ở trên cùng. Vì vậy khuyến khích bạn có những liên kết quan trọng ở trên top của page và tránh sử dụng những template có menu chính ở dưới cùng của trang.

Nếu bạn làm theo những lời khuyên trên, bạn có thể phát triển một cấu trúc liên kết tốt hơn, cải thiện thứ hạng, làm giảm việc thất thoát PageRank, loại bỏ nội dung trùng lặp và làm tăng trải nghiệm người dùng.

Bạn nên theo dõi chặt chẽ và đánh giá lại một cấu trúc liên kết nếu bạn thường xuyên cập nhật nhiều trang mới, bạn nên kiểm tra kết quả SEO sau khi sửa đổi và nên nghiên cứu các báo cáo phân tích web để tìm ra những trang thu hút người dùng nhất.