Trường Lãnh Đạo

SINH HOẠT TRƯỜNG LÃNH ĐẠO

Trường Lãnh đạo: Học đường của sự thánh thiện.

#535. Tại Trường, hợp nhất trong cùng một kinh nghiện mà họ đều cùng có, nghĩa là đã từng tham dự Khóa Ba Ngày, các Kitô hữu, nam lẫn nữ, khám phá ra những cội rễ và những yêu cầu cho tác vụ tông đồ của họ trong và ngoài Phong Trào. Họ học cách thực hành điều mà ĐGH Gioan Phaolô II gọi là “ơn gọi tiên khởi và căn bản”, tức ơn gọi nên thánh, nhờ đó, họ trở nên chứng nhân sống động của phẩm giá mà Đức Kitô trao ban cho chúng ta. (Những tư tưởng nền tảng Phong trào Cursillo)

Trung thành với những tư tưởng nên tảng của Phong trào Cursillo, Trường Lãnh đạo đã cố gắng sinh hoạt từ khi được thành lập đến nay. Mặc dù có những thời gian khó khăn vì không có địa điểm sinh hoạt hay vì sĩ số thành viên qúa ít oi, Trường vẫn cố duy trì sự hiện hữu của mình như là tinh thần của Phong trào, ít ra là một mốc điểm để các cursillistas gặp gỡ nhau trong cuộc sống qúa bận rộn và rất vội vã.

Trong niên khóa 2012-2013, Trường Lãnh đạo đã bắt đầu sinh hoạt từ ngày thứ tư 24 tháng 10-2012. Trong buổi họp đầu tiên, Trường Lãnh đạo đã bàn thảo về sự cần thiết phải có Ban Điều hành để duy trì sinh hoạt của Phong trào. Trường đã kêu gọi, đề cử, chỉ định ra một Ban Điều hành và đã được trình diện, tuyên hứa trong ngày Tĩnh tâm mùa vọng vào đầu tháng 12-2012.

Trong buổi họp ngày 14 tháng 11-2012, Trường đã duyệt qua những sinh hoạt dự trù và đề nghị của Phong trào trong năm nay. Các anh chị em cũng được giới thiêu sơ luợc về Tông Thư “Cửa Đức Tin” do Đức Thánh Cha ban hành để bắt đầu cho Năm Thánh Đức tin. Cũng trong buổi họp này, Trường cũng quyết định thời khóa biều sinh hoạt mới là sẽ họp mỗi lần cách nhau 3 tuần, địa điểm vẫn như cũ là tại phòng họp của Nhà Dòng Baldwin Park.

Buổi họp ngày 5 tháng 12-2012, Trường đã hân hạnh được đón tiếp Cha Gioan Trần Văn Qúy, Linh mục Qủan nhiệm Cộng đoàn Thánh Lucy Long Beach đến chia sẻ về Năm Thánh Đức tin. Cha đã cụ thể hóa phương pháp gìn giữ và phát triển đức tin bằng cách căn cứ vào Bô Giáo Lý Hội thánh Công giáo. Ngài giới thiệu cuốn tóm lược Giáo lý bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt và khuyên nên đọc các tiết số: 25, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 43, 48, 86,112, 126, 184, 185, 194, 208, 211, 228, 240, 255, 259, 349, 385, 386, 442. Những tiết này đã được tóm gọn nhưng vẫn giữ đầy đủ ý nghĩa.

Cũng trong buổi họp này, Trường đã đưa ra một danh sách về những nguy cơ có thể làm lạc hướng của Phong trào để các anh chị em nhận biết, đồng thời đề nghị những phương pháp nhằm kêu gọi sư hy sinh tham dự sinh hoạt Trường Lãnh đạo và Phong trào của những anh chị em đã vắng bóng trong thời gian vừa qua.

BÊN NGOÀI CUỘC SỐNG

Đó là một nghĩa trang nhỏ bé, vắng vẻ và tiêu điều vì không thấy dấu hiệu có người thăm viếng. Nghiã trang Thánh giá (Holly Cross Cementery) số 619 nằm ngay sát con đường Euclid sầm uất. Có lẽ cái nghĩa trang này đã hiện diện ở nơi đây từ trước khi có khu thị tứ chung quanh, vi sự thay đổi và phát triển của cuộc sống nên bây giờ nó trở thành một cái gì rất vô duyên và đơn độc khi được (hay phải?) nằm giữa khu thị tứ này?

Chỉ cách lề đường có ba bước thôi, qua khỏi cái cổng rất rộng bằng lưới mắt cáo, là hoàn toàn cách biệt khỏi thế giới chung quanh: Một thảm cỏ xanh xen lẫn những đám vàng khô vì thiếu nước, không một bó hoa tuơi, loáng thoáng vài cụm hoa nylon cũ, một cây Thánh giá bằng cement sơn trắng hoen ố với thời gian dựng cạnh bờ tường bên trái, con đường trải nhựa loang lổ chỉ đủ hai xe, kéo dài từ cổng đến chưa được một nửa nghĩa trang, một vài cây cổ thụ mọc rải rác với mấy cây gồi cao mà thân đã bị soi mòn đứng im lìm đón khách. Thật là khác biệt với thế giới bên ngoài có đủ mọi thứ đáp ứng cho nhu cầu hằng ngày của con người còn đang sống: văn phòng bác sĩ, luật sư, bảo hiểm, tiệm ăn nhanh, cửa hàng tạp hóa, quán bar, sửa sắc đẹp…và một nhà chăm sóc người gìa yếu. Ngoài cổng không lúc nào thiếu bóng xe cộ lại qua, âm thanh của đủ mọi thứ máy xe lúc nào cũng ầm ỹ, che lẫn với tiềng nhạc từ cửa tiệm bán đồ điện tử. Cái tường cao vây quanh cũng không thể che được những mầu sắc của bảng hiệu quảng cáo, ánh đèn nhấp nhánh và cả những mùi xào nấu thức ăn của cái restaurant mở cửa 24/24.

Cho dù nằm giữa cái náo nhiệt, ồn ào tưởng như không bao giờ ngưng nghỉ đó thì cái nghĩa trang này vẫn giữ được vẻ độc đáo lẻ loi của mình: ở nơi đây, thời gian đã hoàn toàn ngưng đọng từ năm 1902 cho người nằm xuống trước tiên và với người nằm xuống sau cùng thì cũng đã trên 10 năm rồi. Và không gian cũng chẳng có gì vội vã: trên trời cao, mây trắng lững lờ bay cùng mặt trời mọc lên hằng ngày; dưới đất thấp, cỏ cây âm thầm lớn lên rồi lại khô héo mà chết đi, tuần hoàn như thế đã hơn 100 năm. Những người nằm xuống nơi này, họ đã yên vị như thế, từ khi bước ra khỏi cuộc sống, chẳng có gì đổi thay.

Nhân tháng các linh hồn, tôi có dịp thăm viếng và đọc kinh nơi nghĩa trang này để khám phá ra rằng có những điều tưởng như là tầm thường, là tự nhiên mà khiến ngưòi ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống và cái chết: có những người rất trẻ, vài tháng, đôi năm nhưng cũng có những kẻ rất gìa, chưa thấy đến trăm nhưng 60, 70 thì thường qúa. Có những thanh nữ mười tám đôi mươi với cái tên rất đẹp nằm cạnh những người đứng tuổi mà bia mộ trình bày, rõ ra kẻ phong lưu quyền thế. Họ là những ai, trẻ gìa, trai gái, thành công hay thất bại trên đời? Vóc dáng họ thế nào? Xấu đẹp, lành lặn hay tật nguyền? Họ có đông đảo họ hàng hay là kẻ cô đơn? Tất cả giờ đây chỉ còn là những tấm bia mô lặng câm. Tôi, dù có muốn thắc mắc cũng không thể biết đâu mà dò hỏi!

Có những ngôi mộ chôn chung chồng vợ do con cái đặt bia, cha con nằm cạnh nhau do người thân muốn họ được xum họp bên kia thế giới nhưng giờ đây hưong khói vắng tanh, hoa viếng cũng không có và lặng lẽ như thế này đã bao lâu rồi? vài năm, chục năm, trăm năm? Những kẻ đã từng chôn cất người thân ở nơi này ngày trước nay ra sao? họ còn sống hay đã qua đời? được ai chôn cất, ở nơi đâu và có được thăm viếng hay cũng lại quạnh hiu như những ngôi mộ này? Tình cảm con người chẳng thể tồn tại sau cái chết hay là thời gian vô tình đã làm nhạt phai hết? Và con người ta hoàn toàn đánh mất dấu của mình khi đã lìa đời? Thế còn những kẻ vô phúc chết trong cơn chinh chiến hay giữa những thiên tai, ai biết mà chôn hay chỉ dập vùi đâu đó không mộ bia, không dấu tích thì có ai biết họ là ai để mà tưởng nhớ?

Trên một trăm năm, người ta lần lượt theo nhau đến nằm nơi đây, thưa mau không nhất định, đông đảo nhất vào các thập niên 20, 30 rồi 60, 70. Điều gì đã xảy ra trong những năm này khiến họ chết nhiều hơn những khi khác? Đã qúa xưa để tìm ra lý do và cũng chẳng có gì cần thiết phải thắc mắc. Họ đã nằm xuống rồi, và đã nghỉ yên. Có biết cũng chẳng làm gì để thay đổi và có thay đổi để làm chi khi mọi sự đã qua.

Tất cả những câu hỏi không thể trả lời này chỉ cho thấy cuộc sống con người sao qúa nhỏ nhoi, vắn hạn và bất hạnh mà đến cái chết lại càng vô nghĩa hơn, sau đó chẳng còn gì. Nhưng tôi không chấp nhận cái kết luận này.

Đây là một nghĩa trang Công giáo như tên gọi, thì có lẽ hầu hết những người nằm lại nơi đây đều là người Công giáo và có lẽ hơn một lần trong đời họ từng nghe hay nói “tôi tin có sự sống đời sau” để cho cuộc sống đã qua của họ không phải là vô nghĩa và cái chết của họ chưa phải là tận cùng. Tôi cũng tin như thế nên mới đến đây đọc kinh cầu nguyện cho họ, những người đã nằm xuống nơi đây và tất cả những linh hồn mồ côi và thai nhi ở đâu đó dưới gầm trời, trong con mắt Chúa. Tôi tin rằng tất cả nhưng linh hồn của những người nằm xuống nơi đây đều đã được sống lại ở nơi không còn sự chết. Nêú như có ai còn phải ở nơi luyện ngục thì những lời cầu xin của những người không quen biết như tôi cũng có thể đánh động lòng xót thương của Thiên Chúa mà họ sẽ được thứ tha. Cho dù không phải là người Công giáo thì cũng có linh hồn, cho dù có ở nơi luyện ngục thì linh hồn họ là bằng chứng cho cuộc sống sau cái chết. Còn như không có đến cả linh hồn thì cuộc sống mới thật là vô nghĩa và cái chết thành ra hư vô một cách đáng thương.

Giờ đây tôi còn hơi thở, còn có thể đến viếng thăm và cầu nguyện cho các linh hồn. Nhưng tôi đã biết một ngày nào đó mình sẽ chết, chỉ không biết là mình chết thế nào, ở đâu, ngày giờ nào và có được ai đó chôn cất như những kẻ may mắn đang nằm trong nghĩa địa này không? Tôi ao ước được như họ, nằm lặng lẽ bên ngoài cuộc sống, nhìn trời cao qua bóng dáng cây Thánh giá, nghe cây cỏ mọc trên thân xác mình và mơ hồ biết rằng có một ai đó không hề quen biết, đang đọc kinh cầu nguyện cho mình.

Nguyên Việt.

Buổi Họp Trường Lãnh Đạo ngày 2 tháng 1 Năm 2013

Buổi họp bắt đầu lúc 7:30. Cha Linh hướng đi Việt Nam, Thầy Sáu Lộc bận công tác mục vụ Giáo xứ nên không thể đến. Có sự hiện diện của Thầy Sáu Bảo đến thăm trưòng trước khi trở về tu viện để sửa soạn chịu chức vào tháng 5-2013 tới đây.

Trong phần Tín lý, theo sự chỉ dẫn của Bộ Giáo Lý Đức tin vềNăm Thánh Đức tin: “Mọi tín hữu chia sẻvới mọi người trong xã hội, kinh nghiệm sống đức tin, kinh nghiệm Phúc Âm hóađời sống, góp phần vào sự phát triển toàn diện sự sống con người”, các anh chị em đã chia sẻ như sau về quan niệm về đức tin và đời sống đức tin của mình như sau:

- Đức tin là một ơn tự nhiên Thiên Chúa ban cho con người nhưng để có thể nhận ra, con người phải sống đức tin và sống đức tin là môt thử thách, đòi hỏi người Kitô hữu phải khiêm nhừơng để vâng lời, phải chấp nhận để yêu thương.

- Phải nhẫn nại để đợi chờ giờ phút của Thiên Chúa sẽ xảy đến. Luôn cầu nguyện với tấm lòng hy vọng và phó thác. Thiên Chúa là món qùa qúi gía mà tùy theo mỗi người, mỗi thời gian để nhận ra và vui mừng đón nhận.

- Đức Tin có thể ví như một hành động bật lên cái công-tắc (switch) để nối cái Đức đã có trong lòng bằng luồng điện làm cháy lên ánh sáng của ngọn đèn Tin trên trần cho mọi người có thể nhìn thấy..

- Không có đức tin thì không phải là một người Kitô hữu. Chúng ta có thể nhận ra Thiên Chúa trong những kỳ diệu của mỗi con người. Sự hiện hữu của một con người này là nguyên nhân cho sự hiện hữu của ngưòi khác và Thiên Chúa là một nối kết vô hình giữa con người với con người. Không có Thiên Chúa, không có sự sống, không có con người.

- Sống Đức tin là một thử thách lớn lao, nhất là trong liên hệ với những người thân quen. Nhiều khi mình bị người khác lợi dụng ý nghĩa của đức tin để buộc mình hành động điều mình không muốn và như thế gây ra mối nghi ngờ, băn khoăn trong lòng. Một mình cầu nguyện không đủ, cần phải có lời cầu nguyện của người khác nữa.

Trong phần Kỹ thuật, các anh chị em đã chia sẻ với nhau về Utreya với tài liệu “Làm Thế nào để tổ chức khóa thành công một buổi Ultreya” (Đính kèm theo sau).

- Anh Ban đã đề nghị bổ túc thêm ba điểm là: (1) Phải thành lập một đội ngũ Ultreya (2) Phải có hướng dẫn đến với Linh hường cho những người nào gặp khó khăn về tâm linh (3) Quan trọng trong tiếp xúc cá nhân là phải nhắm vào những anh chị em xa lạ mớiđến với Ultreya để họ được khuyến khích và bạo dạn thêm.

- Cụ thể hóa, Anh Tuấn đề nghị những anh chị em có mặt ngày hôm nay sẽ là một Ultreya team trong buổi Ultreya ngày 27 tháng 1-2013 tới đây. Ban điều hành và Ultreya team sẽ phải có mặt sớm (8:00 AM? trong ngày).

- Tình hình sinh hoạt của các nhóm và liên nhóm không được rõ ràng. Ban điều hành sẽ mời các liên nhóm trưởng đến cùng họp để thông báo tin tức và chấn chỉnh lại sinh hoạt của Phong trào. Việc thực hiện bản báo cáo này là một trong những nỗ lực để phục hồi sinh hoạt cho Phong trào.

Thông thưòng sau khi kết thúc buổi họp, mọi người sẽ cùng nhau sang nhà nguyện để viếng Thánh Thể, nhưng vì không có chìa khóa nên anh chị em cùng hát “Lời nguyện truyền giáo” và chia tay. Buổi họp lần tới sẽ là ngày 23 tháng 01-2013.

Tuấ n Nguyễ n

Đọ c Bà i: Làm Thế nào để tổ chức khóa thành Công.......

Trường Lãnh Đạo Họp:

Kính mới Cha Linh hướng, Thầy Sáu qúy anh chị Rollistas, trưởng ban và quý anh chị trợ tá đến tham dự buổi họp Trường Lãnh đạo vào lúc 7:30 chiều ngày thứ tư 27 tháng 6-2012 tại phòng D, Parish Center thuộc Giáo xứ St. Christopher, Cộng đoàn Thánh Giuse West Covina. Cảm ơn quý anh chị. Sĩ Hạnh

Lịch trình sinh hoạt Trường Lãnh đạo niên khóa 2012-2013:

2012 Wednessday 10/10/2012

10/24/2012

11/14/2012

11/28/2012

12/12/2012

2013 Wednessday 01/09/2013

01/23/2013

02/13/2013

02/27/2013

03/13/2013

03/27/2013

04/10/2013

04/24/2013

05/08/2013

05/22/2013

06/12/2013

06/26/2013

Báo Cáo Buổi Họp Trường Lãnh Đạo Ngày 15 tháng 5-2013.

Trường Lãnh Đạo

Buổi họp bắt đầu lúc 7:35 với sự hiện diện của 20 anh chị em. Sau kinh Chúa Thánh Thần và lời nguyện của người Cursillista, mọi người lắng nghe trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Do thái:

“Chúng ta lại có một vị tư tê cao trọng đứng đầu nhà Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta hãy tiến lại gần Thiên Chúa với một lòng chân thành và một đức tin trọn vẹn vì trong lòng thì đã được tẩy sạch mọi vết nhơ của lương tâm, còn ngoài xác thì đã được tắm rửa bằng nước tinh tuyền. Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín. Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt. Chúng ta đừng bỏ những buổi hội họp, như vài người quen làm; trái lại, phải khuyến khích nhau, nhất là khi anh em thấy Ngày Chúa đến đã gần. (Dt.10:21-25)

Các anh chị em có 10 phút để suy niệm về Lời của Chúa.

Cha Linh hướng bận dâng Thánh lễ sẽ đến chia sẻ sau. Các anh chị em đã nghe về những đòi hỏi của khóa sinh và người bảo trợ qua tài liệu của Phong trào như sau:

KHẢ NĂNG CỦA MỘT KHÓA SINH THAM DỰ KHÓA CURSILLO:

    • sống cởi mở để nhận thức và hiểu biết sứ điệp Phúc Âm;

    • cam kết yêu Chúa, yêu thương chính mình và yêu thương tha nhân;

    • khám phá tài năng và khuynh hướng phục vụ cộng đồng;

    • có những hòan cảnh thanh sạch hoặc có thể được thanh tẩy; có thể sống trong ân sủng(qua sự nhận lãnh các phép Bí Tích);

    • có một thái độ hoán cải liên tục.

Cũng nên nhớ Thiên Chúa có cách riêng của Người, và đôi khi những cá nhân mà chúng ta nghĩ không thich hợp để tham dự Khóa, thì được biến đổi thành cột trụ qua kinh nghiệm dự Khóa họ gặp gỡ chính mình, gặp gỡ Chúa và gặp gỡ tha nhân; một khi nhân cách họ được nâng lên bỏi Ơn Sủng của Chúa.

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN THAM DỰ KHÓA CURSILLO:

    • có vấn đề về tâm lý hay tình cảm.

    • có hoàn cảnh bất thường do bệnh hoạn hoặc do thói hư tật xấu.

    • đời sống luân lý bị sai lệch đến độ không có khả năng hiểu được sứ điệp của Khóa Cursillo hoặc trải qua kinh nghiệm Khóa cursillo.

    • vì hoàn cảnh không thể nhận lãnh các phép Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể, bởi vì đời sống họ trái ngược với đời sống Ơn Thánh.

Một khi các hoàn cảnh của các ứng viên được giải quyết và họ mong muốn thay đổi, có thể bất cứ hoàn cảnh nào của họ, và họ sẵn sàng tham dự Khóa Cursillo, và chỉ vào lúc đó đơn tham dự Khóa của họ mới được hoàn tất và họ mới có thể trải qua kinh nghiệm sống Khóa Cursillo.

NGƯỜI BẢO TRỢ (HAY NHÓM CÁ NHÂN) PHẢI:

    • hiểu biết, ít nhất một cách chung chung, về tâm thức và mục đích của Phong Trào Cursillo.

    • đọc trước và đồng ý với những hướng dẫn ghi trong “Cẩm nang người bảo trợ

    • biết rõ ứng viên càng nhiều càng tốt, cầu nguyện xin Chúa ThánhThần hướng dẫn: hãy nói với Chúa về ứng viên trước khi nói với ứng viên về Chúa.

    • sống đời sống chứng nhân Kitô Hữu đích thực, đó là sống sứ điệp đang được rao truyền.

    • cung cấp cho ứng viên mọi tin tức về Phong Trào, trao cho họ cuốn “Tìm hiểu Phong Trào Cursillo

    • khuyến khích và gia tăng lòng ước ao có Chúa.

    • lãnh trách nhiệm giúp ứng viên kiên trì cho đến khi họ hòa nhập hoàn toàn vào cộng đồng Kitô hữu riêng của họ.

    • phải xem thử Văn phòng Điều hành đã có đầy đủ những dữ kiện liên hệ về nhân cách và khuynh hướng của các ứng viên Khóa Cursillo.

Tiếp tục thảo luận về những việc liên quan đến hai khóa sắp được mở, các anh chị em đã đề nghị những phương cách tìm kiếm khóa sinh, kể cả trợ tá, kêu gọi những Liên nhóm trưởng để ý những người có thể tham dự ở cộng đoàn của mình, thông báo rộng rãi về hai khóa học…

Khối Khóa nhắc nhở các Rollistas gửi lại những bài Rollos, đồng thời đề nghị chương trình Tĩnh tâm, thao giảng và workshop.

Thời giờ còn lại được dùng để bàn thảo về việc tiếp tục ấn hành tờ Báo Tiến Bước, kêu gọi viết bài và giúp cho việc in báo để hy vọng ngày Đại hội Ultreya Thánh Phaolô quan thày tới đây sẽ có Báo Tiến Bước.

Cha Linh hướng chia sẻ về Hành trình Đức tin của Mẹ Maria như sau:

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN VỚI MẸ MARIA .

Nhiều người tín hữu nghĩ rằng: cuộc sống thiêng liêng của Maria chỉ có thể là PHẲNG LẶNG, ÊM ĐẸP như hồ Than Thở ở Đàlạt. Vì Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, vì Mẹ tinh tuyền từ gốc cội, thì làm sao mặt hồ có thể gợn sóng được.

Một số bài ca cũng đã ca ngợi Mẹ bằng cách đưa Mẹ thoát ly khỏi thân phận làm người : Mẹ là Bà Tiên xinh đẹp không dính dấp gì với loài người cùng cực chúng con! Nghĩ như thế và ca ngợi như thế là đóng khung Maria trong một tháp ngà huyền hoặc không phù hợp bao nhiêu với những gì đã ghi về Mẹ trong Tân Ước, cách riêng trong bốn cuốn Tin Mừng. Còn hơn nữa, nghĩ và ca ngợi kiểu đó chỉ có thể là PHÁ SẢN Kitô giáo và nền tảng là sự NHẬP THỂ của Đức Yêsu Kitô .

Chúng ta thấy một điểm làm đối chất cho sự suy nghĩ tìm kiếm: đó là LÒNG TIN của Đức Nữ Maria. Ai cũng biết tầm quan trọng của LÒNG TIN trong đời sống Kitô hữu. Căn nguyên của nhiều khó khăn, nhiều khủng hoảng, đổ vỡ, làm lung lay lũng đoạn nhiều thề ước, những cuộc dấn thân. Căn nguyên đó là gì , nếu không phải là lòng tin thiếu trưởng thành, chưa thoát nổi tuổi dậy thì, lòng tin không mạnh mẽ đủ để luôn mãi định hướng cho những lựa chọn quá khứ hoặc hiện tại. LÒNG TIN tiên vàn là ÂN HUỆ của Chúa. Nhưng vì Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa hằng sống, nên ơn huệ của Ngài không phải là bất động, như một thứ quà tặng mà chúng ta thường trao tặng cho nhau. LÒNG TIN là SỰ SỐNG, sự sống ấy phải lớn lên. Thánh Phaolô đã chẳng khuyên nhủ các tin hữu Êphêsô phải lớn lên: “cho đến khi chúng hết thảy đạt được sự duy nhất trong LÒNG TIN và thông biết về Con Thiên Chúa mà nên người thành toàn, đạt tới tầm vóc xứng với sự viên mãn của Đức Kitô” ( Eph.4 :13 ) .

Mẹ Maria cũng phải lớn lên trong LÒNG TIN như mỗi một người trong chúng ta. Tin Mừng theo Thánh Luca đã lặp lại nhiều lần câu này, như chứng từ về sự trưởng thành trong thời gian của LÒNG TIN Mẹ: “Mẹ đã không hiểu gì, nhưng thu giữ trong lòng “Thu giữ không phải như một vật quý gía bất động, nhưng là để SUY NGHĨ, TÌM KIẾM, hầu lớn lên trong lòng TIN và lòng MẾN. Ngay từ đầu, khi sứ thần Gabriel đến truyền tin cho Mẹ, lúc đó mới 16 tuổi: “Hãy vui mừng, Bà tràn đầy ơn phúc . . .” Mẹ đã bàng hoàng xao xuyến, hốt hoảng, không hiểu Thiên Thần muốn nói gì. Chúng ta đừng quên Mẹ là người đầu tiên đón nhận mac khải về Con Thiên Chúa nhập thể, về Chúa Ba Ngôi, về việc thụ thai lạ l ùng trong chính bản thân mình . . . Khi đứng trên núi Sọ, bên thập giá giăng treo Chúa Yêsu, Mẹ Maria mới tìm ra được tầm mức của lời ThiênThần truyền tin cho Mẹ hơn 30 năm về trước. LÒNG TIN Là Đón Nhận Lời Chúa, nhưng không phải là đón nhận một cách thụ động. Đón nhận để rồi, như đã nói trên, còn suy nghĩ – tìm kiếm - yêu mến. Như thế, yếu tố thời gian vô cùng cần thiết. Con người không bao giờ có thể lĩnh hội ngay từ đầu toàn diện tín thư của Chúa. Đàng khác, LÒNG TIN là một đời sống và đời sống đó được xây dựng trọn vẹn trên Đức Yêsu Kitô. Bản thân Đức Kitô luôn mãi là “ thắc mắc “ của LÒNG TIN. Lời Ngài sẽ không ngừng đặt lại mọi vấn đề nơi chúng ta, cũng như nơi Maria. Những biến cố Mẹ sống, những lời Chúa Yêsu nói với Mẹ đã là những “thắc mắc” lớn lao cho Mẹ: “Cha Mẹ, tại sao lại tìm Con? Cha Mẹ không biết Con phải lo việc Cha Con sao? hoặc: “Ai là Mẹ Ta, ai là anh em Ta ?Là những kẻ nghe Lời Chúa và thực thi Lời đó” Hoặc nữa: “Hỡi Bà , có gì giữa tôi với Bà trong chuyện này. Giờ tôi chưa đến”. Và khi đứng bên Thánh giá, Mẹ nghe lời trối cuối cùng của Chúa Yêsu nói với Mẹ và Yoan : “Này là Con Bà – Này là Mẹ con“. Những lời cũng như những biến cố đau thương đó thông thường có khi làm lung lay nếu không phải là giết chết LÒNG TIN, thì đã thúc đẩy Mẹ thu giữ và tìm hiểu. Maria đã cầu nguyện, và nhất là say nghiền Sách Thánh. Mẹ đã tìm hiểu những gì Thiên Sứ Gabriel đã nói với Mẹ nhờ Ánh Sáng của Lời Hằng Sống. Các bản văn của Luca và Mathêô nói về Mẹ, đều là những trích dẫn các tiên tri. Nhất là kinh Magnicat chứng tỏ Maria đã thấy và đã sống ơn gọi riêng biệt của mình theo cùng một đường hướng như các người nghèo trong Cựu Ước, các người hèn mọn sống hẩm hiu chỉ biết trong cậy Ơn Cứu Rỗi nơi Chúa. LÒNG TIN là chấp nhận mọi đảo lộn trật tự trong xã hội, trong nề nếp tư tưởng thường tình của con người. Là nhận thấy đường lối của Chúa vượt xa đường lối của con người.

Maria đã thấy trong sự kiện người họ hàng Elisabeth, mặc dầu đã lớn tuổi mà vẫn còn thái nghén, dấu chỉ quyền năng lạ lùng của Chúa, luôn mãi làm những việc trọng đại nơi những ai TIN vào Người. Và đồng thời đó cũng là câu trả lời cho những xao xuyến, khắc khoải của chính bản thân Mẹ. Vì thế, Maria đã vội vã lên đường đến gặp Elisabeth. LÒNG TIN chân thành bao giờ cũng là LÒNG TIN CHIA SẺ, và Elisabeth đã không ngần ngại nói: “Phúc cho Bà là kẻ đã TIN”. Chính sau lời ca ngợi ấy của người bà con mà Maria đã hát lên bài chúc tụng cảm mến: “Linh hồn tôi chúc tụng Chúa”. Maria đã không hát bài Magnificat sau khi truyền tin!

Một điểm khác phải lưu ý chúng ta là không một sách Tin Mừng nào, ngay cả Tin Mừng theo Thánh Yoan là người được Chúa Yêsu giao phó Mẹ, không một sách Tin Mừng nào nói đến việc Chúa sống lại hiện ra với Maria: “Phúc cho ai không thấy mà TIN”. Khi Chúa Yêsu nói lời ấy với Tôma chắc hẳn Ngài đã nghĩ tới Mẹ Ngài! Lời đó đâu có khác gì với lời chào của Elisabeth trên đây. Suốt cuộc sống của Mẹ, từ lúc đầu cho đến giây phút về trời, Mẹ đã thu giữ mọi sự trong lòng, lớn lên trong ĐỨC TIN, và đức mến, theo thân phận thường tình của chúng ta.

Các anh chị em đã đặt câu hỏi với Cha Linh hướng, nhất là tín lý Đức Mẹ hồn xác lên trời. Trước khi sang nhà nguyện để viếng Mình Thánh Chúa, anhTrưởng Khối Tiền đã dâng lời cầu nguyện cho hai khóa #815 và #816.

Buổi họp kết thúc vào lúc 9:30.

Báo Cáo Buổi Họp Trường Lãnh Đạo Ngày 5 tháng 6 năm 2013.

Trường Lãnh Đạo

Buổi họp bắt đầu lúc 7:30 với sự hiện diện của 20 anh chị em. Sau lời nguyện của người Cursillistas, anh chị em đã lắng nghe Lời Chúa qua thư của Thánh Gia-cô-bê Tông đồ và có 5 phút để suy niệm về lời khuyên dạy của Ngài.

Cha Linh hướng đã trình bày đề tài “Biết và TIN Đức Kitô”:

Bossendousky là một nhà văn nổi tiếng, đã kể lại cuộc gặp gỡ giữa một người Công giáo và một ni-cô trong tác phẩm của mình như sau:

Ni-cô, mặc dù dưới mầu áo Như Lai, sống âm thầm tại một ngôi chùa nhỏ, nhưng đã nghe nói, đã tìm hiểu và ĐÃ TIN vào Đức Kitô. Ni-cô ấy nói với người tín hữu rằng: “Đức Kitô không những là một tiên tri, nhưng Ngài còn là một Thiên Chúa. Nếu như Ngài chỉ là môt người bình thường như mọi người, thì Ngài hoàn toàn không thể nào quên mình và trao ban cho kẻ khác. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể thực hiện điều đó. Và Đức Kitô đã hành động như thế. Vậy Ngài phải là một Thiên Chúa, một Thiên Chúa của tình thương. Lúc bấy giờ người tín hữu mới hỏi lại với giọng điệu đầy nghi ngờ: Cũng có những nguời dám hy sinh tiền bạc, đã dám hy sinh cả mạng sống của mình nữa cho hạnh phúc của người khác. Vị ni-cô đã nhỏ nhẹ trả lời: Phải, chúng ta cũng có thể hy sinh nhưng trong những sự hy sinh ấy, chúng ta tìm kiếm được niềm vui và hạnh phúc, chúng ta đã tìm kiếm lợi lộc và tiền bạc cho bản thân và gia đình. Hay ít nữa là chúng ta đã tìm kiếm một chút danh vọng, một chút địa vị hay một chút lời khen nào đó. Còn Đức Kitô, cho đi mà không cần nhận lại. Ngài qủa thực là Thiên Chúa của tình yêu. Bấy giờ ni-cô ngoại đạo bèn hỏi người công giáo rằng: Vậy ông hãy nói cho tôi biết về Đức Kitô và hãy dạy cho tôi cầu nguyện với Ngài. Nhưng người Công giáo lắc đầu thú nhận: Tôi không thể giúp đỡ cho ni-cô được, bởi vì tôi cũng chẳng biết gì hơn!!!

Câu trả lời này làm cho chúng ta thấy như có một cái gì CAY ĐẮNG và BẼ BÀNG. Một ni-cô ngoại đạo với lòng thành khẩn đã van xin một Kitô hữu: Hãy cho tôi biết về Đức Kitô, nhưng người Kitô hữu này đã từ chối, chỉ vì ông ta không mấy am tường về vấn đề này. Đối với ông ta, Đức Kitô là Đấng thật gần và cũng lại thật xa. Và danh hiệu Kitô hữu phải chăng chỉ là một lớp sơn quét bên ngoài, che phủ những mục nát, những thối rữa từ bên trong.

Nếu suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy: đây không phải là một trường hợp đặc biệt, vì trong thời buổi hiện nay không thiếu gì những người mang danh hiệu Kitô hữu, nghĩa là người có Đức Kitô, người mang Đức Kitô, nhưng lại không biết gì, hay nếu có, thì cũng chỉ biết rất ít, rất lờ mờ về Ngài. Họ chỉ yêu mến Ngài ở đầu môi chót lưỡi, nhưng lại không bao giờ chịu thi hành những điều Ngài truyền dạy.

Chúng ta là những người ĐÃ TIN theo Đức Kitô. Và mỗi sáng, ít nữa là mỗi Chúa nhật, chúng ta đều đến nhà thờ để kết hiệp với Ngài dâng Thánh lễ. Tôi nghĩ rằng đức tin của chúng ta sẽ không nông cạn và hời hợt như ông bạn công giáo trong câu chuyện vừa nghe. Vậy thì chúng ta có cần tìm hiểu về Ngài nữa không? ---- Chắc chắn là cần. Bởi vì nói về Ngài thì không bao giờ cùng. Chúng ta cần phải học hỏi, cần phải tìm hiểu về Ngài nhiều hơn, để yêu mến Ngài tha thiết hơn, để gắn bó với Ngài khăng khít hơn, vì “vô tri bất mộ”, không biết thì không thể nào yêu mến. Trước hết, việc học hỏi và tìm hiểu về Đức Kitô là điều rất quan trọng và cần thiết cho ĐỨC TIN của chúng ta.

Thực vậy, TIN vào Đức Kitô là một điều căn bản, là một nền tảng vững chắc cho đạo giáo của chúng ta. Đúng thế, chúng ta có thể so sánh: TIN vào Thiên Chúa và Đức Kitô chính là hai cột trụ vững chắc và không hề lay chuyển, chống đỡ cho niềm xác tín, cũng như toàn bộ ngôi nhà đạo giáo của chúng ta. Nếu suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy điều đó. Mỗi biểu lộ của chúng ta trong đời sống tôn giáo, chẳng hạn như cấu nguyện-tham dự Thánh lễ-lãnh nhận các bí tích, tuân giữ các giới răn của Chúa…tất cả đều dựa trên hai cột trụ vững chắc ấy: TÔI TIN VÀO THIÊN CHÚA và TÔI TIN VÀO ĐỨC KITÔ.

Hơn thế nữa, Đức Kitô chính là hình ảnh cụ thể và tuyệt vời nhất của Thiên Chúa chúng ta. Điểm đặc sắc của Kitô giáo là ở chỗ đó. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một ý tưởng trừu tương mang nặng mầu sắc triết lý, cũng không phải là một nhân vật hoang đường của những câu chuyện thần thoại. Trái lại Thiên Chúa của chúng ta là một con người cụ thể, sống trong lịch sử, đã yêu thương chúng ta, đã chịu chết vì chúng ta. Con người ấy tên là Yêsu, Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, chính là mắt xích quan trọng nhất, chính là chìa khóa mở ra cho chúng ta chân trời mới, chẳng hạn như: Thiên Chúa Ba ngôi, Đức Trinh nữ Maria và Giáo hội…Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, chính là nền tảng của những Bí Tích, được coi là những hành động của Giáo Hội, để kéo dài sự hiện diện sống động của Đức Kitô, được coi như là chiếc máng chuyển đến cho tâm hồn chúng ta muôn vàn ơn thánh. Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, chính là trung tâm điểm của mọi tín điều. Vì thế, chúng ta thường bảo: quan điểm của người tín hữu về vũ trụ, về cuộc đời là một quan điểm quy hướng về Đức Kitô. Nếu cuộc đời của chúng ta là một vòng tròn, thì Đức Kitô chính là tâm điểm, để rồi mọi tư tưởng, mọi lời nói, mọi việc làm của chúng ta đều qui hướng về Ngài như lời Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn tôi sống, mà lá chính Đức Kitô sống trong tôi”. Chính vì thế, mà kẻ nào KHÔNG TIN VÀO ĐỨC KITÔ, Con Thiên Chúa hằng sống, sẽ không còn mang danh hiệu là Kitô hữu, cũng sẽ không thể nào được cứu độ.

Thế nhưng cho đến lúc này, chúng ta thực sự là người Kitô hữu thứ thiệt, hay chỉ là hạng người hữu danh vô thực, mang danh là người có đạo, có đức tin, có Đức Kitô, nhưng lại không bao giờ sống đạo, sống đức tin, sống gắn bó với Đức Kitô. Đúng thế, Kitô hữu là gì, nếu không phải là người đã theo Đức Kitô, là người có Đức Kitô trong tâm hồn và mang Đức Kitô trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu để ý quan sát, chúng ta sẽ thấy rằng: chúng ta đang sống trong một môi trường bị ô nhiễm. Không phải chỉ ô nhiễm bên ngoài do bụi bặm, do khói xăng, do chất thải, do tiếng động, mà còn ô nhiễm cả bên trong, cả đời sống siêu nhiên, do những trào lưu bài xích tôn giáo, do những tư tưởng chối bỏ Thiên Chúa, do những sách báo và phim ảnh đồi trụy…Tất cả đã góp phần vào việc làm băng hoại bầu không khí trong lành của xã hội chúng ta. Trong cuộc sống hiện nay, từ công việc làm ăn đến vui chơi giải trí, từ sinh hoạt bình thường đến những tác phẩm nghệ thuật…dường như có những mũi dúi tấn công vào con người của Đức Kitô, tấn công vào giáo lý của Ngài, cũng như tấn công vào NIỀM TIN và nền luân lý Kitô giáo. Sống trong một môi trường như thế, chúng ta phải hít cái bầu không khí ô nhiễm, thế nhưng chúng ta có bổn phận phải đứng vững đã đành, mà còn phải chiếu tỏa ánh sáng Đức Kitô để đẩy lui bóng đêm tăm tối.

Hãy học hỏi, hãy tìm hiểu về Đức Kitô. Cho dù có gặp phải những thử thách thì ĐỨC TIN của chúng ta vẫn kiên vững và liên tục phát triển. Cho dù có gặp những khó khăn, thì lòng mến của chúng ta vẫn tha thiết và không ngừng lớn lên, để rồi từ LỜI CHÚA đã phán: “Ai bền đỗ đến cùng thì sẽ được cứu thoát”.

Trong phần thắc mắc thảo luận, anh chị em đã đặt nhiều câu hỏi về những người ngoại đạo, tạm gọi là kẻ đứng bên lề, tuy không có Đức tin như chúng ta nhưng họ sống tốt lành, thánh thiện giữa đời (hơn cả những người Kitô hữu chân chính) thì kết cục của họ sẽ ra sao? những thắc mắc ấy đã tạo ra một cuộc tranh luận khá sôi nổi, Cha Linh hướng đã giải đáp được một phần, nhưng anh chị em muốn có một buổi học hỏi riêng về vấn đề này. Trường Lãnh đạo ghi nhận ý kiến và sẽ cố sắp xếp.

Anh chị em có 15 phút nghỉ giải lao để được thưởng thức món chè của Chị Trưởng Khối Hậu khỏan đãi. Tấm lòng ân cần yêu thương của các chị đang dần làm hư Trưòng Lãnh đạo vì hình như mỗi buổi họp mọi người chỉ mong cho mau đến giờ nghỉ để được ăn chè!

Sang phần Kỹ thuật Phong trào, Trường Lãnh đạo đã đưa ra tài liệu về Chứng từ chia sẻ trong các buổi hội Ultreya theo Cẩm nang Lãnh đạo để anh chị em cùng tìm hiểu như sau:

Chứng từ là chia sẻ cái gì sống thực. Khi một người nói về những gì họ đang sống, hầu như luôn luôn họ nói lưu loát, trừ khi không sống mà nói. Người trình bày chứng từ phải là người đang sống cái chân lý mà họ làm chứng. Như trong tất cả các Rollos của Khóa Cursillo, một chân lý được trình bày và rồi một kinh nghiệm sống của chính người trình bày được dùng để chứng minh chân lý ấy. Bài chia sẻ chứng từ nên được khai triển một cách tự nhiên và thành thật, về những kinh nghiệm gần nhất của người trình bày, mà không cần làm mình nổi bật. Những cá tính thích lòe sẽ nặng về trình diễn, nhưng những ai sống gần Chúa sẽ phản ảnh về Chúa. “thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1Cr. 2,1)

Người được mời làm chứng nhân cần được báo cho biết trước, để nhờ lời cầu nguyện, Palanca và sự suy xét cẩn thận, người ấy có thể chuẩn bị chu đáo hơn và trình bày một cách cụ thể điều người ấy sẽ làm chứng trong thời gian quy định.

Chứng từ phải là một chia sẻ cá nhân về:

- tiến bộ trong việc kết hợp với Chúa Kitô

- tiến bộ trong việc nhận biết Chúa Kitô

- Làm cho nhiều người khác nhận biết Chúa Kitô, hoặc thay đổi tình huống để người ta nhận biết, yêu mến và phục vụ Chúa Kitô khả quan hơn.

Người chia sẻ chứng từ nên ngắn gọn, đơn giản và nhiệt thành. Những điều chia sẻ cần phải cân bằng để tránh:

- gây nhiều xúc động (không nên hoàn toàn xúc cảm)

- kể câu chuyện về một biến cố ly kỳ (con người có thể liên hệ tốt hơn với Thiên Chúa trong những hoàn cảnh bình thường trong đời sống)

- những gì không liên quan đến đời sống (chì nói những đìều trong thực tại)

- quảng cáo một sự nghiệp hoặc tổ chức mình hâm mộ.

- thổ lộ những điều phiền muộn riêng tư rồi kết thúc với lời kêu gọi giúp đỡ.

Nói chung sẽ có hai cấp độ chứng từ được chia sẻ, một loại chứng từ căn bản trong đó các tân Cursillista làm chứng nhân tập trung vào sự thay đổi hay hoán cải trong đời sống của họ, trước và sau kinh nghiệm tham dự Khóa Cursillo. Loại chứng từ thứ hai tập trung nhiều đến nỗ lực đem thực hành và sống ân sủng đã lãnh hội được trong Khóa Cursillo, cách họ “sống” như thế nào.

Witness speakers at the Ultreya give witness to their grow in living union with Christ so that others may be encouraged to go and do likewise.

A Witness talk is delivered as a living experience of what the speaker is or believes. As in all Cursillo talks, atruthis presented and then a living experience from the life of the speaker is witness to. A recent example from the speaker’s life should be given to demonstrate the validity of the “truth” in a concrete situation. By preparing beforehand through prayer and Palanca for discernment as to what to share, the witness will be natural, sincere and personal. Scripture should be used to relate the truth to life and to the experience itself so the community may penetrate more deeply into the Word of God. The witness should be a personal sharing of one’s:

- growing union with Christ.

- growing knowledge of Christ

- bringing others to know Christ, or the changing of circumstances so that Christ is better known, loved and served.

The speaker should keep the witness talk short, simple and enthusiastic. It should be so balanced that it is not:

- an emotional high (shouldn’t be all feelings)’

- a tale of an extraordinary event (people can better relate to God working in the ordinary circumstances of life),

- irrelevant to life (keep it down to earth),

- a propaganda message for his or her own favorite cause or organization,

- an outpouring of personal troubles that end in a call for help.

The person giving a witness talk should be one who is living the truth to which he or she is going to witness. When a person talks about what he or she living, it is almost always told well. When the Ultreya leaders seek out those who are living the life in grace instead of seeking orators, we will get holy testimony and not oratory. (When I came to you, I did not come proclaiming God’s testimony with any particular eloquence) (I Cor. 2:11)

The Ultreya leaders responsible for assigning the witness speakers must be aware of the fact that there are various levels of witness talk:

- Basic witness talk: usually given by the newer cursillistas. This type of witness will usually focus on reflection of where they were, where they are now, how they got there and the joy/sorrow experienced along the way.

- Typical witness: given by anyone who is striving to put into practice all three elements of holiness, formation and evangelization. This witness should provide distinct examples of each phase of apostolic growth.

- Evangelization of environments witness: given by someone who has made a conscientious effort to transform a particular environment.

Buổi họp chấm dứt lúc 9:15. Sau lời cầu nguyện của anh Trưởng Khối Tiền dành cho hai khóa học, các anh chị em đã cùng sang nhà nguyện để viếng Mình Thánh Chúa và nhận phép lành từ Cha Linh Hướng trước khi ra về.

Nguyễn Anh Tuấn, TLĐ

BÁO CÁO SINH HOẠT TRƯỜNG LÃNH ĐẠO Ngày 26 tháng 6-2013.

Trường Lãnh Đạo

Buổi họp bắt đầu lúc 7:30 với sự hiện diện của 20 anh chị em. Sau lời nguyện của người Cursillistas, anh chị em đã lắng nghe Lời Chúa qua thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô và có 5 phút để suy niệm về lời khuyên dạy của Ngài.

“Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó. Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi. (1Cr.9:16-18)

Vì là buổi họp cuối cùng, theo thông lệ thì anh chị em họp mặt để cùng kiểm điểm công tác trong năm vừa qua sau đó có một buổi tiệc nhỏ để chia sẻ tâm tình với nhau. Trường Lãnh đạo đã trình bày sơ lược những điểm chính về kỹ thuật mà trường đã đưa ra để cùng bàn thảo:

Trường Lãnh đạo bắt đầu buổi họp đầu tiên vào ngày 24 tháng 10-2012 với việc sửa soạn cho cuộc bầu cử thay thế một số chức vụ trong Ban điều hành PT và ngay trong buổi họp đó có kết qủa với tín nhiệm lưu giữ chức vụ Chủ tịch, Anh Đinh Văn Hào, Anh Nguyễn Anh Tuấn tình nguyện ở lì trong chức Trưởng TLĐ, Anh Trần Trọng Nghĩa được bầu thay Anh Nguyễn Bùi Quốc Khánh trong chức vụ Thủ qũy và Chị Kim Dzung thay Chị Anh Phưong trong chức vụ Trưởng Khối Hậu. Dĩ nhiên mỗi lần bầu cử thuờng không được dễ dàng xuôi chèo mát mái, nhưng với tài thuyết phục của Cha Linh hướng thì đâu lại vào đó để cho Phong trào tiếp tục tồn tại.

Trong những buổi họp sau, các đề tài sau đây đã đưọc trình bày và thảo luận tại TLĐ: Về Tín lý, Trường được hân hạnh đón Cha John Trần Qúy đến chia sẻ bài đầu tiên về Đức Tin theo tự sắc của Đức Thánh Cha Beneđíctô về Năm Đức Tin. Thầy Lộc cũng đã có một bài nói để giúp anh chị em hiểu thêm về Đức tin theo cảm nghiệm cá nhân của Thầy. Tất cả những bài Tín lý về Đức tin sau đó đều do Cha Linh hướng diễn giải và trả lời những thắc mắc.

Về Kỹ thuật Phong trào, những đề tài sau đây đã được đề cập đến bằng cách có một diễn gỉa trình bày hay chỉ đưa ra để anh chị em cùng tìm hiểu và thảo luận:

- Sinh hoạt, công tác thường xuyên của Phong trào Cursillo.

- Làm thế nào để tổ chức thành công một đại hội Ultreya.

- Những nguy cơ lêch hướng và cách chấn chỉnh Phong trào Cursillo.

- Tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên cho Khóa Cursillo

- Vai trò người trợ tá.

- Tiêu chuẩn chứng nhân của người Trợ tá.

- Palanca.

- Bầu khí và các yếu tố khác làm sinh động một Ultreya đích thực.

- Những đòi hỏi căn bản cho người khóa sinh và trợ tá.

- Chứng từ chia sẻ.

Anh Trưởng Trường Lãnh đạo đã dành 5 phút để anh chị em đóng góp ý kiến, đề nghị sửa đổi cho niên khóa tới. Có lẽ vì nóng lòng cho giờ liên hoan nên đã không có ý kiến nào đưọc đưa ra cả? Đê kết thúc buổi họp, Anh Trưởng Trường Lãnh đạo thông báo sẽ triệu tập buổi họp đầu tiên vào niên học tới là ngày Thứ tư 23 tháng 10-2013, hy vọng sẽ vẫn còn ở tại Nhà dòng Baldwin Park, cùng thời gian và có thêm nhiều người tham dự.

Cha Linh hướng yêu cầu dành ít phút nghe về Tín lý mà Ngài đã soạn trước cho buổi họp này:

NHÌN và THẤY ĐỨC KITÔ .

Có một người tín hữu cùng với người bạn ngoại giáo của mình đi rong chơi trong vườn hoa giữa lúc những bông hồng đang nở thắm. Người bạn hỏi anh tín hữu rằng: Anh thường nói với tôi về Đức Kitô, vậy Ngài với anh có liên hệ như thế nào? Anh tín hữu dừng bước, rồi chỉ vào một bông hồng tươi và nói: Mặt trời có liên hệ với bông hồng thế nào, thì Đức Kitô cũng có liên hệ với tôi như vậy. Và hơn thế nữa, Ngài là chính sự sống của tôi. Từ mẩu đối thoại này, chúng ta đi vào những những chia sẻ: đó là việc học hỏi tìm hiểu về Đức Kitô có ảnh hưởng gì đối với dời sống chúng ta?

Tin Mừng Thánh Yoan kể rằng: “Bấy giờ Chúa Yêsu đang trên đường lên Yêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Trong đám những kẻ hành hương, có hai người ngoại đạo đang tìm kiếm Chúa, họ khẩn khoản nói với Philiphê: Thưa ông, chúng tôi muốn được NHÌN THẤY Chúa Yêsu. Philiphê liền hỏi ý kiến Andrê. Và cả hai đồng ý dẫn họ đến gặp Chúa Yêsu”. Chúng tôi muốn được nhìn thấy Chúa.

Chúng tôi muốn được nhìn thấy Chúa. Phải, biết bao nhiêu người đã XEM, đã NHÌN Đức Kitô trong cuộc sống của Ngài, nhưng rồi họ lại KHÔNG THẤY được Ngài, vì cái nhìn của họ thật hời hợt, thật nông cạn và cũng thật phiến diện. Giuđa đã NHÌN XEM Chúa và trong suốt ba năm đã ở với Ngài từng ngày, thế mà Giuđa đã PHẢN BỘI Chúa. Các thượng tế và luật sĩ cũng đã xem thấy Đức Kitô, nhưng mắt họ đã bị đám mây đen của ghen tương, của hận thù phủ kín và họ đã không thấy được Ngài. Philatô cũng đã nhìn thấy, cũng đã nghe Ngài, dầu vậy, ông vẫn nộp Ngài cho bọn lý hình. Đám đông dân chúng cũng đã nhìn Ngài, thậm chí trong ngày Lễ Lá, họ đã hân hoan đi đón Ngài, tay thì cầm cành lá, miệng thì không ngừng tung hô vạn tuế, nhưng rồi vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh, chính họ lại kêu gào: Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó vào cây Thập Giá. Họ đã NHÌN Ngài nhưng lại chẳng THẤY được Ngài.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã NHÌN Ngài, nhưng chúng ta đã thực sự THẤY được Ngài hay chưa? Ngay từ hồi còn bé, người mẹ dạy cho chúng ta bặp bẹ trên cặp môi đơn sơ Thánh Danh Chúa Yêsu. Và trong lớp giáo lý, chúng ta đã đươc nghe nói rất nhiều về Ngài, thế nhưng ngày hôm nay, Đức Kitô là gì đối với tôi? Tôi đã biết gì về Ngài? Tôi đã hiểu Ngài như thế nào? Và tôi đã yêu Ngài ra làm sao? Bởi đó, chúng ta phải học hỏi, tìm hiểu về Ngài, để nhờ đó, yêu mến Ngài nhiều hơn và bước theo Ngài một cách hăng say và quảng đại hơn.

Đức Kitô, đó là một tên gọi đem đến cho chúng ta niềm an ủi khích lệ trong những giờ phút khổ đau. Đúng thế, ai là người chưa từng nếm mùi đau khổ? Ai là người chưa từng thấy bi kịch cuộc đời đè nặng trên tâm hồn mình? Sống là đau khổ. Ai là người trong khoảnh khắc bóng tối phủ xuống cuộc đời đã không giơ hai tay hướng lên và kêu cầu Chúa, Đấng đã thắng sự chết.

Đức Kitô, đó là một tên gọi đem lại sức sống cho những kẻ tội lỗi. Phải, ai là người chưa từng sa ngã vấp phạm một lần nào trên đường đời? Ai là người chưa từng thầm khóc hối tiếc trong những đêm thức trắng về những sai lỗi của mình? Lạy Chúa, xin thương xót con vì con chỉ là một kẻ tội lỗi.

Đức Kitô, đó là tên gọi đem lại sức sống cho những người sắp chết. Phải, đã là người ai cũng phải chết. Chẳng ai có thể thoát khỏi cái giây phút cuối cùng ấy. Thế nhưng, ai là người mà lại chẳng cảm thấy được một nguồn sức mạnh khi cặp môi hôn kính Thập Giá Đức Kitô vào khoảng khắc định mệnh ấy?

Đức Kitô, đó là một cung nhạc trong đời sống của chúng ta. Reo lên trong những lúc vui mừng, trầm buồn trong khi khổ đau, vang vọng như một tiếng chuông ở mọi nơi và trong mọi lúc. Ngày xưa, người ta thường khắc ghi trên những quả chuông hàng chữ sau đây: “ta kêu gọi người sống, ta khóc thương kẻ chết, và ta dẹp tan tia sét”. Chúng ta cũng có thể áp dụng hàng chữ này vào Đức Kitô. Thánh Danh Ngài đã reo vang cho đến tận cùng bờ cõi trái đất. Ngài kêu gọi những người đang sống, lớn cũng như bé, trí thức cũng như ít học, giầu sang cũng như nghèo hèn. Ngài dẫn đưa tất cả đến với cuộc sống vĩnh cửu. Ngài thương khóc những người đã chết. Ngài không gạt bỏ những người tội lỗi, thúc đẩy họ ăn năn sám hối và hướng dẫn họ tới ngày sống lại khải hoàn. Ngài dẹp tan tia sét. Cho dù cám dỗ có nặng nề, cho dù sức mạnh hỏa ngục có vùng vẫy, nhưng quyền năng của Chúa sẽ bẻ gãy tất cả, như lời Người đã phán: “Các con hãy TIN TƯỞNG, Ta đã chiến thắng thế gian” .

-------------- Và sau cùng, sự học hỏi tìm hiểu về Đức Kitô sẽ giúp chúng ta, những con người của thời buổi văn minh biết sống phù hợp với thánh ý Chúa. Ngày hôm nay không giống như ngày hôm qua. Chúng ta không được ngồi mà tiếc xót cái dĩ vãng huy hoàng với một cuộc sống dễ dãi và nhàn hạ. Nhưng chúng ta phải biết dấn thân lăn xả vào những ngọn sóng, cố gắng giải quyết vấn đề khẩn thiết mà Thiên Chúa quan phòng đã đặt để cho chúng ta. Tất cả đều là hồng ân của Chúa, nếu chúng ta biết chấp nhận và tìm ra trong mọi biến cố những bài hoc Chúa muốn nhắn gửi. Những người biết bén rễ sâu trong Đức Kitô, sẽ không đứng khoanh tay, chịu trận và bất lực, sẽ không tiếc nhớ thời vàng son của mình và không than van khi nhìn về viễn cảnh một tương lai đen tối, nhưng dưới ánh sáng Đức Kitô, họ sẽ tìm ra những cách giải quyết cho những vấn đề đã từng làm cho họ băn khoăn và lo lắng.

Chúng ta không sợ hãi khi đứng trước những tiến bộ của thế kỷ này. Vì mọi biến cố đều nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Tôi có thể là một tín hữu đạo đức, nhưng đồng thời cũng có thể là một người thức thời. Tuy nhiên, một người thức thời không có nghĩa là một kẻ đón gió trở cờ, chạy theo thời cuộc, bị cuốn hút vào những luồng tư tưởng mới. Người thức thời phải là người biết nhìn mọi biến cố, mọi trào lưu tư tưởng, mọi tiến bộ kỹ thuật qua lăng kính của Tin Mừng, để cập nhật hóa nếp sống của mình, và để chu toàn ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp. Với lăng kính của Tin Mừng, thì dù chúng ta có nhận ra biết bao tội lỗi, biết bao điều xấu xa trong xã hội hiện nay, chúng ta sẽ không than thở và chán nản, nhưng sẽ quét sạch những rác rưởi bụi bặm ấy bằng bàn tay cương quyết và chữa lành mọi vết thương bằng một trái yêu thương.

---------------------- Những người học hỏi, tìm hiểu về Đức Kitô và quyết tâm theo bước Ngài luôn biết rằng : cuộc đời đau khổ này sẽ không thể nào biến thành thiên đàng, khoa học sẽ không thể nào khai phá hết mọi lãnh vực, hết mọi định luật Chúa đã dấu ẩn trong thiên nhiên. Bệnh tật và chết chóc sẽ không bao giờ chấm dứt. Một nền hòa bình vĩnh cửu sẽ không thể nào tìm thấy được trên mặt đất này. Con người sẽ không bao giờ hủy diệt hết mọi tội lỗi. Họ biết thế, nhưng họ không thất vọng. Trái lại, họ tin rằng nhân loại sẽ tiến bộ và họ hăng say làm việc để xây dựng Nước Chúa ở trần gian và đem ánh sáng Tin Mừng đến cho mọi người.

Peter Ngô Đình Thỏa.

(Đây là bài Tín lý cuối cùng trong năm Đức Tin. Xin qúi anh chị cố gắng tìm đọc lại chuỗi những bài Tín lý đã ghi trong các bản báo cáo lần trước để củng cố Đức Tin cho mình, để Năm Đức Tin sẽ không uổng phí trong cuộc đời của mình.)

Sau đó anh chị em cùng chia sẻ những món ăn nhẹ mà các chị đã có lòng thương mến, hy sinh nấu nướng cho những người cố gắng bỏ thì giờ đến với Trường Lãnh đạo. Với hy vọng năm sau sẽ có đông người hơn?

Buổi họp kết thúc vào lúc 9:30 sau khi mọi người đến cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thể trong Nhà Nguyện, với lời chúc lành của Cha Linh Hướng.

Trường Lãnh đạo chúc các anh chị em ba tháng hè hăng say trong công tác mở khóa Cursillo 815 và 816. Và hẹn gặp lại vào ngày Thứ tư 23 tháng 10-2013.

Des Colores!

Nguyễn Anh Tuấn

Báo Cáo Trường Lãnh Đạo 10/2013 - 01/ 2014

Báo Cáo Sinh Hoạt Trường Lãnh Đạo từ tháng 10, 2013 đến tháng 1, 2014:

1. BÁO CÁO SINH HOẠT TRƯỜNG LÃNH ĐẠO NGÀY 08 THÁNG 01-2014.

“Hỡi anh em là những kẻ được Chúa yêu mến, chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa về anh em, vì Thiên Chúa đã chọn anh em ngay từ lúc khởi đầu, để cứu độ anh em nhờ Thần Khí thánh hóa và nhờ lòng tin vào chân lý. Chính vì thế mà Người đã dùng Tin Mừng chúng tôi loan báo mà kêu gọi anh em, để anh em được hưởng vinh quang của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp, xin các Ngài an ủi và cho tâm hồn anh em được vững mạnh, để làm và nói tất cả những gì tốt lành” (Tx.2:13-17)

Sau lời huấn đức đầu năm của Cha Linh Hướng, các anh chị em đã chia ra 4 nhóm nhỏ lãnh đạo để bàn họp về những công tác chuyên môn của Phong trào.

Khóa CDC: Được giao trách nhiệm tìm hiểu và mở khóa CDC, Trường Lãnh đạo đã liên hệ với Điều hợp viên Miền 11, đồng thời tra cứu trong Bản tin Liên lạc từ Trung ương Phong trào để có những hiểu biết sau đây về Khóa CDC: Cursillo de Cursillo là gì?

Theo cuốn Cẩm nang Lãnh đạo (Leader’s Manual) thì “Phong trào Cursillo không phải ngẫu nhiên mà có, chính là Thiên Chúa muốn có” đồng thời cuốn sách cũng khẳng định rằng “công tác của Phong trào là phải xây dựng nước Chúa tại trần thế, ngay bây giờ”

Để giúp những người lãnh đạo Phong trào Cursillo có những kiến thức sâu rộng về các quan năng căn bản của Phong trào như Tâm thức, yếu tính, phương pháp, kỹ thuật và mục đích, một khóa ba ngày cuối tuần gọi là “Cursillo de Cursillo” đã được hình thành bởi Ông Eduardo Bonnin, người sáng lập Phong trào Cursillo. Người lãnh đạo Phong trào cần phải biết rõ về Phong trào thì mới có thể yêu mến và phục vụ Phong trào với sự tin tưởng để mang lại hiệu qủa hơn.

Trong khóa học này, người lãnh đạo có cơ hội tiếp xúc cá nhân để làm tăng trưởng tình bạn, có thêm những người bạn mới qua những chia sẻ và học hỏi từ những thành viên tham dự, các kinh nghiệm về sống kỷ luật và lãnh đạo, để biến đổi sâu xa hơn trong lúc tiếp cận với Chúa, với người khác và với chính mình. Lợi ích lớn nhất của những ngưòi tham dự khóa Cursillo de Cursillo là họ lãnh nhận được những kinh nghiệm bản thân qúi báu của các rollistas và những nguời đồng bàn khi cùng chia sẻ với nhau sau mỗi bài rollo.

Khóa học Cursillo de Cursillo, tương tự như khóa Cursillo, được tổ chức lần đầu bằng Anh ngữ ở Marlloca, Tây Ban Nha vào năm 2007. Có tất cả 15 bài rollos và 6 bài suy niệm. Các bài rollos được rút ra từ cuốn “Cấu trúc tư tưởng” (Structure of Ideas) của ÔngBonnin, đó là: (1) Bài nói mở đầu của Khóa trường, (2) Tâm thức Phong trào Cursillo, (3) Yếu tính và mục đích của Phong trào, (4) Phương pháp và kỹ thuật Cursillo, (5) Sống và chia sẻ những gì là căn bản của người Kitô hữu, (6) Những hiểm nguy và chệch hướng của Phong trào, (7) Phong trào Cursillo trong Mục vụ Giáo hội, (8) Tiền Cursillo, (9) Khóa ba ngày, (10) Hội nhóm, (11) Ultreya , (12) Trường Lãnh đạo, (13) Văn phòng thư ký điều hành, (14) Linh mục trong Phong trào Cursillo, và (15) Nhiệm vụ của người giáo dân lãnh đạo Phong trào. Các bài suy niệm do Linh hướng trình bày là: (1) Tôi là ai? Tôi có biết tôi không? Tại sao tôi đến đây?, (2) Chúa Kitô là ai? Tôi có biết Ngài chăng? Ngài còn tin nơi tôi không?, (3) Chúa Kitô dùng tôi thế nào vào lúc này?, (4) Chúa Kitô muốn tôi làm gì kể từ nay về sau?, và (5)cùng chia sẻ đề tài 14 ở trên: Linh mục trong Phong trào Cursillo.

Cũng trong “Cấu trúc tư tưởng”, Ông Bonnin viết: “những gì được trình bày ở đây không chỉ là cố gắng làm lại những gì đã có cho chặt chẽ hơn mà thật ra là giản dị hóa những bước đã có và và gỡ nhẹ nhũng gút mắc mà qua lịch sử, đã kềm chế, và trói buộc Phong trào. Là những người lãnh đạo Cursillo, chúng ta cần phải giữ cho Phong trào thật giản dị và tự làm chúng ta trở nên những đầy tớ khiêm nhường. Hãy làm cho Phong trào giản dị như Kinh Lạy Cha mà Chúa đã dạy chúng ta”

Yêu cầu mở khoá Hội ThảoCDC.

Việc yêu cầu mở khoá hội thảo Cursillo de Cursillos (CDC) là do Văn Phòng Điều Hành Giáo phận với Điều Hợp Viên Miềnhoặc ĐHV/TQ nếu không có ĐHV/Miền. Khi VPĐH xác nhận việc chấp thuận mở khoá CDC, thì ĐHV Miền sẽ liên lạc với VPĐH/GP để lập lộ trình thực hiện.

Nhóm Phục Vụ Miền (RST) chịu trách nhiệm về việc mở khoá hội thảo CDC. Khoá CDC có thể thực hiện dễ dàng với 5 thành viên Lãnh Đạo giáo dân và một linh hướng linh mục. Việc yêu cầu có thành viên của VPĐH/TU trong nhóm phục vụ khóa CDC là vinh dự và nên, nếu thấy cần thiết. Điều hợp viên Miền sẽ chọn một khoá trưởng Nam hoặc Nữ để điều hành khoá CDC. Khoá trưởng có thể là ĐHV miền hoặc là một thành viên trong nhóm phục vụ Miền.

Trong khi liên lạc tìm hiểu thì Trường Lãnh đạo được biết là có một khóa CDC Việt Nam sẽ mở tại Washington DC vào các ngày 27,28,29,30 tháng 3/2014. Hạn chót ghi danh là cuối tháng 1/2014. Qúi anh chị nào đang giữ các chức vụ lãnh đạo Phong trào hay là có ý hướng nhận Phong trào là ơn gọi của mình thì được khuyến khích tham dự khóa CDC.

Lịch trình sinh hoạt Trường Lãnh đạo: Các anh chị em đã chấp thuận họp mỗi ba tuần một lần do đó những buổi họp (7 lần) của Trường Lãnh đạo trong năm nay sẽ là: ngày 5 tháng 2, ngày thứ năm 6 tháng 3 (vì thứ tư là Lễ tro), ngày 2 tháng 4, ngày 30 tháng 4, ngày 8 tháng 5, và ngày 11 tháng 6.

Khóa Thánh Linh: Anh Trưởng VP/TKĐH đã giới thiệu Khóa Thánh Linh sẽ được mở vào ngày 24 tháng 1/2014 và khuyến khích anh chị em tham dự để bồi bổ tâm linh, theo “Những tư tưởng nền tảng Phong trào Cursillo” thì các Cursillistas nên lưu ý đến việc thăng tiến đời sống Tâm linh, kết hiệp chặt chẽ cùng Chúa bằng cách tham dự những khóa học về Thánh Linh mỗi khi có cơ hội.

Những sinh hoạt sắp tới của Phong trào: Ultreya tháng 1/ 2014 tại Torrance ngày 19; Liên nhóm El Monte sẽ bắt đầu sinh hoạt trở lại kể từ 19 tháng 1/2014; Phong trào sẽ mở khóa Lãnh đạo vào tháng 8/2014.

******

2. BÁO CÁO SINH HOẠT TRƯỜNG LÃNH ĐẠO NGÀY 13 THÁNG 11-2013.

“Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu. Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao qúy,những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý. Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em”. (Pl.4:4-9)

Hôm nay được kể là buổi học hỏi đầu tiên trong niên khóa mới của Trường Lãnh đạo. Trưòng Lãnh đạo trích theo Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận về những nguyên tắc lãnh đạo ngài kể ra trong cuốn “Những người lữ hành trên đường hy vọng” như sau:

NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIOAN XXIII.

1. Chấp nhận tất cả với tâm hồn đơn sơ. Không tìm địa vị, danh vọng. Biết tin tưởng các cộng sự viên và uốn nắn họ dần dần.

2. Có vài ý kiến đơn sơ, tầm thường, nhưng tầm quan trọng bao trùm thế giới và quyết tâm thực hiện cho kỳ được.

3. Luôn luôn chỉ bảo và giúp đỡ người khác làm việc. Biết tin người, dùng người.

4. Không bao giò tự làm tất cả. Phải khiêm tốn, không tự ái, luôn có kế hoạch phân phối công việc, chia sẻ trách nhiệm.

5. Một đôi khi để người khác tự do làm. Có những thí nghiệm bạo dạn, không ra chỉ thị nhưng theo dõi và cho phép người khác làm thử.

THÁNH ANPHONGSÔ NHẮN NHỦ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO.

1. Lãnh đạo phải có một đời sống nêu gương. Nếu lãnh đạo không thi hành điều mình nói, thì sự chỉ huy của mình sẽ trở nên vô ích và độc hại.

2. Lãnh đạo phải luôn luôn làm việc vì Chúa và phải xác tín rằng mình thường được đến đáp bằng vô ơn bội nghĩa.

3. Lãnh đạo phải có một lòng can đảm, nhẫn nại vô bờ, phải hy sinh chịu đựng đủ mọi sự chống đối, công việc mệt nhọc; lại còn luôn tỏ ra bình tĩnh, hòa nhã, dễ thương với hết mọi người.

4. Lãnh đạo phải vô tư, phải yêu thương tất cả không phân biệt, phải giúp đỡ hồn xác mọi người, chớ thiên vị một ai.

5. Lãnh đạo đừng tự phụ, phải luôn luôn cần đến lời cầu nguyện và khuyên bảo của kẻ khác.

6. Lãnh đạo đừng vội vã xét đoán, nhưng hãy cân nhắc, suy nghĩ và thăm dò trước khi phán quyết.

7. Lãnh đạo phải công bình, gương mẫu, khôn ngoan, bác ái, hòa nhã và tỉnh thức, nếu không muốn bị xét đoán kinh khủng trước tòa Chúa.

CẨM NANG LÃNH ĐẠO

THEO ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN.

MUỜI ĐIỀU PHẢI TRÁNH:

1. Kiêu căng, xem người như máy móc, độc đoán, chẳng chịu nghe ai, bảo thủ ý kiến.

2. Băn khoăn, bi quan, khiến cho người khác cũng đâm hoang mang.

3. Không biết dùng người, không chọn người, không biết huấn luyện, không hòa mình, không khoan dung, sống cách biệt, giữ óc địa phương.

4. Đa nghi đối với mọi người, hay do dự, sợ mất lòng, thay đổi ý kiến luôn.

5. Tự mình ôm đồm tất cả, lạc trong những chuyện vụn vặt, phiền toái; không phân biệt đâu là chính, đâu là phụ.

6. Miệng nói rất khéo nhưng làm thì vụng, cuối cùng chẳng ai tin. Tuyên bố rùm beng, nhưng sống và hành động chẳng ra gì. Gặp khó khăn thì buông xuôi, nản lòng. May thành công thì huênh hoang, tự đắc, vô ơn đối với người thành tâm giúp mình.

7. Dấn thân nửa vời, thịnh thì xu thời, nịnh người thắng trước hơn ai hết; suy thì rút lui nhẹ nhàng, chối bỏ trách nhiệm, đồ lỗi cho người khác.

8. Không có chương trình và kế hoạch, làm theo cảm hứng, thích tấn công, khó chịu khi nghe sự thất mất lòng.

9. Ích kỷ, chỉ tìm danh lợi cho bản thân, sợ người khác hơn mình, giấu diếm những kinh nghiệm của mình.

10. Không cầu nguyện chỉ tin vào tài năng và mưu mô, thủ đoạn trần tục, trông cậy vào quyền thế.

MƯÒI ĐIỀU NÊN LÀM:

1. Khiêm tốn, trọng nhân phẩn của mỗi cá nhân, uyển chuyển, linh động, lắng nghe sáng kiến mọi người rồi suy nghĩ, lượng giá.

2. Ý thức, tin tưởng sứ mạng của mình như một ơn Chúa, bình tĩnh trước mọi biến cố.

3. Có thuật dùng người, chấp nhận đối thoại tìm hiểu từng người, tâm hồn quảng đại, biết quên bỏ những lỗi lầm của kẻ khác, lắng nghe bạn bè khuyên bảo, mà nhất là biết nghe kẻ thù chỉ trích.

4. Tín nhiệm cộng sự viên; xem, xét, làm. Quyết định sáng suốt, thực hiện cho kỳ được.

5. Chia sẻ trách nhiệm với các cố vấn, chuyên viên, cộng sự viên, luôn học hỏi, trau dồi thêm khả năng.

6. Nói ít, làm nhiều, luôn tôn trọng kỷ luật, đi tiên phong, nêu gương sống trong mọi lãnh vực, nhìn thẳng thực tế, khách quan, khiêm tốn lúc thành công, chia sẻ niềm vui với cộng sự viên, kiên trì và nhẫn nại, không bao giờ thất vọng.

7. Sẵn sàng hy sinh tất cả vì sứ mệnh, can đảm nhận trách nhiệm, cùng thành công cùng thất bại, không bao giờ làm tổn thương tình huynh đệ. Tình nguyện nhận điều khó cho mình, để cái dễ cho cộng sự viên.

8. Trước mỗi việc đều có chương trình, kế hoạch; sau mỗi việc đều kiểm điểm chân thành, phê bình và tự phê, sợ tâng bốc, thích nghe nói thẳng, nói thật.

9. Chỉ tìm phục vụ, quên mình đi vì đại cuộc, xác tín rằng mình chỉ là khí cụ trong tay Chúa, nên chỉ tìm thánh ý Chúa, giữ vững lập trường, thấy ai hơn mình thì vui mừng, chuẩn bị cho tương lai, dọn đường và trao hết kinh nghiệm cho người kế vị mình.

10. Trước mọi công việc, trong mọi khó khăn, biết cầu nguyện, tìm ánh sáng và sức mạnh nơi Chúa, bàn hỏi với Chúa trước hết, phó thác cho Chúa trọn vẹn. Hy vọng trong thất vọng, cứ vui vẻ tiến lên, ngày mai có Chúa lo.

Các anh chị em đã dành thời giờ để đọc và suy ngẫm về những gì đã được các thánh nói về Lãnh đạo. Cũng như đã từng được biết từ khi trở thành Cursillista, lãnh đạo chính là phục vụ nên nhân dịp này, Anh Trưởng Trường Lãnh đạo đã giới thiệu với anh chị em về “tinh thần phục vụ”, bài nói của Anh Võ Tấn Chi, Trưởng Trường Lãnh đạo Phong trào tại Oakland. Theo lời yêu cầu của mọi người, bài nói này sẽ được đăng trên Tiến Bước số tới để giới thiệu cùng tất cả anh chị em trong Phong trào.

Sau phần học hỏi, tìm hiểu, anh chị em đã được nghe tường trình về những công tác sắp tới của Phong trào đồng thời đóng góp ý kiến và bàn thảo về những công tác này. Phần còn lại là phân phối công việc cho ngày tĩnh tâm mùa Vọng sắp tới.

Trước khi ra về, mọi nguời cùng sang nhà nguyện để viếng Thánh thể và nhận phép lành từ Cha Linh Hướng.

****

3. BÁO CÁO SINH HOẠT TRƯỜNG LÃNH ĐẠO NGÀY 23 THÁNG 10-2013.

“Khi mảnh đất nào được thấm mưa thường xuyên đổ xuống và sinh ra những loại cây có ích cho người canh tác, thì mảnh đất ấy nhận được phúc lành của Thiên Chúa. Nhưng nếu mảnh đất ấy chỉ sinh ra những gai cùng góc, thì là đất bỏ đi, bị nguyền rủa đến nơi rồi, và rốt cuộc sẽ bị đốt cháy.

Anh em thân mến, mặc dầu nói như thế, chúng tôi tin chắc rằng anh em ở trong một tình trạng tốt đẹp hơn và thuận lợi để được ơn cứu độ. Qủa thế, Thiên Chúa không bất công đến nỗi quên việc anh em đã làm và lòng yêu mến anh em đã tỏ ra đối với danh Người, khi trước đấy, anh em phục vụ các thánh , và hiện nay vẫn còn đang phục vụ. Nhưng chúng tôi ao ước cho mỗi người trong anh em cũng tỏ ra nhiệt thành như thế, để niềm hy vọng của anh em được thực hiện đầy đủ cho đến cùng. Anh em đừng trở nên uể oải, nhưg hãy bắt chước những người nhờ có đức tin và lòng kiên nhẫn mà được thừa hưởng các lời hứa. (Rm.6:7-12)

Đây là buổi họp đầu tiên cuả Trường Lãnh đạo trong niên khóa 2013-2014. Theo như thông lệ, buổi họp này sẽ dùng để bầu cử Ban Điều hành mới của Phong trào cho niên khóa 2013-2016.

Sau phần suy niệm Lời Chúa, Cha Linh Hướng đã kêu gọi tinh thần hy sinh phục vụ của người Cursillistas.

Các anh chị em đã tự giới thiệu mình như một thành viên Trường Lãnh đạo, có tất cả 21 người đủ tiêu chuẩn để được ứng cử và bầu cử Ban Điều hành Phong trào.

Anh trưởng Trường Lãnh đạo nói về thành phần, khả năng và quyền hạn của Ban Điều hành Phong trào Cursillo đồng thời nêu rõ những chức vụ sẽ đuợc bầu cử trong ngày hôm nay để thay thế hoặc điền khuyết. Cách thức bầu cử theo tinh thần khiêm nhường và vâng lời, Một số anh chị em, theo thứ tự số phiếu bầu sẽ hình thành một Ban điều hành, không có sự rút tên, từ chối hay tranh cãi khi công bố kết qủa. Danh sách này sẽ trình Cha Linh Hướng để Cha liên hệ, thuyết phục hay sắp xếp và Tân Ban Điều hành sẽ được công bố và ra mắt trong ngày Tĩnh Tâm mùa Vọng.

Phong trào Cursillo ngành Việt Nam, Tổng Giáo phận Los Angeles đã có Ban Điều hành cho niên khóa 2013-2016 như sau:

TRƯỞNG VĂN PHÒNG THƯ KÝ & ĐIỀU HÀNH: TẠ VIỆT HUÊ.

PHỤ TÁ: NGUYỄN VĂN LÀNH

THƯ KÝ: DƯƠNG LƯU MỸ HẠNH

THỦ QŨY: NGUYỄN ĐỨC TUẤN

TIỀN CURSILLO: LÝ LORA

KHÓA CURSILLO: PHẠM TẤN SĨ, ĐỖ MẠNH KHƯƠNG

HẬU CURSILLO: TRẦN TRUNG NGHĨA, TRẦN KIM CHUNG

TRƯỜNG LÃNH ĐẠO: NGUYỄN ANH TUẤN

TRUYỀN THÔNG: HUỲNH ĐỨC KHOA, CHÂU QUYỀN

Children's Ministry

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Suspendisse risus elit, mollis quis egestas eget, convallis vel lectus. Nam viverra sagittis nisl, quis dapibus sem elementum vel. In hac habitasse platea dictumst. Suspendisse molestie arcu cursus metus suscipit iaculis cursus odio vulputate. Pellentesque sed nisi eros. Proin quis mattis tellus. Sed pharetra, nibh vitae aliquam mattis, lacus nibh rutrum ipsum, eget dictum massa sem vitae orci. Sed egestas lobortis justo, eu suscipit tortor auctor at. Cras placerat, massa et vestibulum laoreet, ante nibh blandit neque, cursus fermentum tellus purus ac massa. Integer ac dui quam. Mauris elit eros, ultricies congue congue porttitor, vulputate vitae tortor. In hac habitasse platea dictumst. Sed vehicula condimentum lacus, eu luctus ligula tristique a. Curabitur in felis in felis gravida convallis. Quisque eleifend, enim sit amet mollis vestibulum, felis nulla dapibus elit, a interdum odio nunc non diam.

Football Ministry

Aliquam scelerisque purus ac mi tristique facilisis. Donec accumsan rutrum odio sed pulvinar. Sed fringilla bibendum porttitor. Fusce vulputate elementum porta. Praesent et purus massa, ac iaculis risus. Sed faucibus tortor sit amet magna condimentum rutrum. Proin a rutrum sem. Pellentesque ante nibh, bibendum at dignissim non, aliquam id ante. Vivamus facilisis aliquet eros sit amet laoreet. Sed interdum luctus tortor fermentum laoreet.

Pub Ministry

Fusce et turpis in turpis dignissim viverra non quis sem. Ut ac enim sed enim venenatis mollis nec non libero. Nullam feugiat lacus vel libero posuere aliquet. Phasellus id ultricies mauris. Aenean consectetur fringilla diam, sit amet facilisis tortor mattis ac. Vestibulum accumsan porttitor ligula a euismod. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia Curae; Nunc dignissim magna at nisl facilisis at semper dui consectetur. Fusce ut nunc at tortor malesuada laoreet sit amet id elit. Fusce vulputate neque non tortor tempor ut consequat purus iaculis. Etiam pellentesque euismod lectus, a ultrices velit eleifend eget. Fusce ornare nulla est. Maecenas sem lacus, pulvinar et egestas a, faucibus nec mi. In hac habitasse platea dictumst. Curabitur hendrerit, odio adipiscing interdum tincidunt, dui libero hendrerit orci, in lacinia tellus dolor sit amet sapien.