Bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa

Bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa

Theo quy định của nhà nước các công trình như Bảo tàng, Cơ sở lưu trữ, thư viện, di tích lịch sử, công trình văn hóa đều phải mua bảo hiểm cháy nổ để phòng trừ rủi ro không may xảy ra. Theo quy định bảo hiểm cháy nổ này phải mua hàng năm. Ban quản lý, chủ sở hữu cần liệt kê giá trị các tài sản để làm cơ sở căn cứ bồi thường khi không may xảy ra rủi ro. Gần đây nhiều vụ cháy nổ xảy ra tại các công trình Bảo tàng, Cơ sở lưu trữ, thư viện, di tích lịch sử, công trình văn hóa gây thiêt hại vô cùng nặng nề về tài sản.

Bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa

Bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa

Đối tượng bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa

1. Đối tượng bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa

1. Phạm vi bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định.

2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa

a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân), doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

- Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.

- Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

- Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

- Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.

- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

- Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

- Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.

- Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

- Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.

b) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Bồi thường bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa

1. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:

a) Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm), trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định.

b) Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.

c) Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ cho nhà thờ đền chùa

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

b) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

c) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).

d) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.

đ) Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.

e) Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

Cháy lớn tại Nhà thờ Đức Bà Paris

Lực lượng cứu hỏa mất nhiều giờ để kiểm soát ngọn lửa, một phần mái vòm công trình nổi tiếng đã bị đổ sập.

Ngọn lửa dữ dội bùng lên lúc 18h50 ngày 15/4 (23h50 giờ Hà Nội) tại Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris của Pháp, tạo ra cột khói lớn, khiến tháp nhọn và phần lớn mái vòm nhà thờ đổ sập trước mặt nhiều người chứng kiến.

Nhà chức trách đã triển khai hơn 400 lính cứu hỏa để dập lửa và cố gắng cứu phần cấu trúc chính của Nhà thờ Đức Bà. Đám cháy chỉ được khống chế lúc 0h ngày 16/4, một lính cứu hỏa bị thương nặng trong quá trình dập lửa. Tuy nhiên, khói vẫn bốc lên từ nhà thờ, buộc lực lượng cứu hỏa tiếp tục phun nước.

"Chúng ta có thể coi cấu trúc chính và hai tháp cao của Nhà thờ Đức Bà đã được bảo vệ an toàn", giám đốc sở cứu hỏa Paris Jean-Claude Gallet phát biểu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định "điều tồi tệ nhất đã qua đi" và cam kết sẽ xây dựng lại công trình này. Tỷ phú Pháp Francois-Henri Pinault hứa đóng góp 113 triệu USD để trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris sau đám cháy.

Nguyên nhân dẫn tới vụ cháy chưa được xác định, nhưng các công tố viên Pháp loại bỏ khả năng đây là hành động cố ý. Lực lượng cứu hỏa nhận định đám cháy có thể liên quan đến công việc trùng tu đang diễn ra tại nhà thờ.

"Thật sự đáng buồn. Đây là điều đáng buồn nhất tôi từng chứng kiến trong đời", Sam Ogden, nhân chứng 50 tuổi, cho biết khi nhìn thấy đám cháy.

Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình tôn giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp, cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1163 và hoàn thành năm 1345. Hai tòa tháp ở mặt tiền cao 69 m và là điểm cao nhất ở Paris cho đến khi tháp Eiffel hoàn thành năm 1889.

Nhà thờ Đức Bà Paris bị thiệt hại gì trong vụ cháy?

Ngoài tháp nhọn và phần mái, Nhà thờ Đức Bà còn hứng chịu nhiều thiệt hại liên quan đến các bảo vật.

Tin liên quan