BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Giới thiệu

Khi mới thành lập (1974–1975) do nhân sự còn ít, Ngành Ngư Nghiệp vốn là tiền thân Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM chưa có các bộ môn độc lập. Năm 1976–1977 trên cơ sở nguồn cán bộ được tăng cường, Khoa Thủy Sản thành lập 3 bộ môn: Bộ môn Cơ sở, Bộ môn Kỹ thuật Nuôi cá và Bộ môn Khai thác-Chế biến TS. Năm 1995, Bộ môn Kỹ thuật Nuôi cá được tách thành hai Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản nước ngọt và Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản ven biển. Từ năm 1998, hai bộ môn trên được sát nhập thành Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản cho đến nay.

Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản là một trong những bộ môn chủ lực của Khoa Thủy Sản (KTS) với nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học kết hợp với các bộ môn khác trong khoa nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư thủy sản với các chuyên ngành như Nuôi trồng thủy sản, Ngư y (Bệnh học thủy sản), kinh tế thủy sản và chế biến thủy sản. Đặc biệt, Bộ môn Kỹ thuật Nuôi thủy sản với đội ngũ giảng viên và chuyên viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Hoạt động đào tạo

Mục tiêu của Bộ môn là đào tạo đội ngũ kỹ sư thủy sản, đặc biệt đối với chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt, có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và làm việc tốt trong bối cảnh phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Bộ môn chú trọng đào tạo các môn thuộc chuyên ngành liên quan đến nuôi động vật thuỷ sản như Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Kỹ thuật nuôi cá nước lợ, Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống giáp xác, Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể, Dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản....

Bộ môn cùng với Khoa đã hoàn tất hồ sơ kiểm đinh đạt chuẩn AUN cho ngành ‘Nuôi trồng thủy sản’ trong năm 2022. Khung chương trình và chuẩn đầu ra của ngành ‘Nuôi trồng thủy sản’ cũng được xây dựng và chỉnh sửa cho phù hợp vời nhu cầu và đòi hỏi của các bên liên quan trong ngành thủy sản dựa trên nhiều ý kiến đóng góp được khảo sát. Sinh viên được học lý thuyết kết hợp với thực hành thực tế một cách đa dạng và phong phú. Định kỳ 2 năm một lần sẽ có những điều chỉnh lại khung chương trình sao cho luôn đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của các bên liên quan và phát triển bền vững và hội nhập trong lĩnh vực chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. 

Công tác biên soạn giáo trình để phục vụ việc học tập cho sinh viên cũng được Bộ môn chú trọng từ rất sớm, nhiều môn học có bài giảng đươc in như Bệnh Cá (Nguyễn Lan Phương, 1978), Kỹ thuật nuôi thủy sản nước lợ (Nguyễn Văn Trai, 1998). Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể (Nguyễn Như Trí, 1998).  Ngoài ra, có một số giáo trình được xuất bản như Anh văn chuyên ngành thủy sản (Lê Thanh Hùng; NXB Cần Thơ, 2004), Dinh dưỡng cá tôm (Lê Thanh Hùng; NXB Nông Nghiệp, 2006), Thủy sản đại cương (Đinh Thế Nhân và Nguyễn Văn Tư, 2022). 

Hướng nghiên cứu

Về nghiên cứu khoa học, Bộ môn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cùng với Khoa và các bộ môn khác thực hiện chiến lược chung của nhà trường nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để đạt mục tiêu trở thành trường đại học nghiên cứu chất lương quốc tế. Bộ môn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tập trung các nghiên cứu theo hướng nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiển sản xuất đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bao gồm.

Tập huấn

Bộ môn cũng cung cấp các khoá huấn luyện/đào tạo theo yêu cầu. Các lớp tập huấn tổ chức được đào tạo theo các nội dung bao gồm:

Nhân sự bộ môn

Từ 1979– 1989, nhân sự Bộ môn có nhiều biến động do một số giảng viên chuyển công tác (thầy Nguyễn Tường Anh, thầy Nguyễn Hữu Thanh, thầy Nguyễn Văn Xuân, thầy Nguyễn Trí Hùng, thầy Ngô Văn Hải…) và một số giảng viên đi học nên một số môn học phải thỉnh giảng giảng viên từ trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ. Hầu như giảng viên của Bộ môn lúc này chỉ có trình độ đại học. Sau năm 1989, các giảng viên lần lượt được cử đi đào tạo sau đại học trong và ngoài nước. Từ 1990 một số giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ về nước. Năm 1998, thầy Lê Thanh Hùng tốt nghiệp tiến sĩ từ Pháp trở về nước và đảm nhiệm chức vụ Trưởng Bộ môn đến năm 2012. Năm 2013 đến nay, Thầy Đinh Thế Nhân giữ vai trò trưởng bộ môn. Hiện tại, các nhân sự giảng viên của bộ môn có trình độ bao gồm 2 Tiến Sĩ, và 2 Phó Giáo Sư, và 3 Thạc Sĩ. Sắp tới, Bộ môn đang có định hướng tuyển dụng thêm nhân sự để thay thế vị trí một số thầy cô đã nghĩ hưu.

LÝ LỊCH NHÂN SỰ CỦA BỘ MÔN