hủ tục lạc hậu trong đời sống hàng ngày

Nạn tự tử

a. Tự tử là vấn nạn trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Hà Giang

Tự tử (tự sát, tự vẫn) là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Tự tử là vấn nạn trong cộng đồng dân tộc thiểu số, để lại những hệ lụy,tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống.

Theo thống kê10, trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh Hà Giang xảy ra 389 vụ tự tử, làm 361 người chết, 28 người bị thương. Trong đó có 9 dân tộc/ 19 dân tộc xảy ra nạn tự tử. Dân tộc có số người tự tử nhiều nhất là dân tộc Mông. Người tự tử thường lựa chọn hình thức ăn lá ngón, treo cổ, uống thuốc trừ sâu là phổ biến.

b. Nạn tự tử là do những nguyên nhân nào?

Phần lớn số vụ tự tử xảy ra chủ yếu tại các vùng DTTS đặc biệt khó khăn của Hà Giang, là do những nguyên nhân sau:

Do nhận thức còn nhiều hạn chế

Xuất phát quan niệm về cái chết: Chết là về với tổ tiên; khi chết đi sẽ được về nơi sung sướng, hạnh phúc. Chết không có gì là đáng sợ. Người dân tộc thiểu số thường sống bộc trực, trọng tình nghĩa, trọng danh dự. Nhưng họ cũng dễ tự ti, mặc cảm, thường sống khép kín. Khi không có sự chia sẻ với gia đình để giải quyết những khúc mắc cá nhân trong cuộc sống: Mâu thuẫn gia đình giữa vợ chồng, anh em; tình yêu không được đền đáp… Họ dễ dàng tìm đến cái chết để giải thoát bằng cách tự tử.

Do thói quen uống rượu, dẫn tới hành vi mất kiểm soát

Uống rượu là thói quen, tập tục trong đời sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Rượu có thể uống bất kể thời gian (sáng, trưa, chiều, tối); uống bất cứ nơi đâu (khi có khách đến chơi nhà, khi đi chợ, gặp bạn, tự uống rượu một mình; uống rượu trong tang ma, hiếu hỷ, chợ phiên…; uống rượu từ khi còn nhỏ… Những người có thói quen thường xuyên uống quá nhiều rượu, tâm thần dễ bị rối loạn, mắc chứng hoang tưởng, ảo giác, mất kiểm soát và dễ dẫn đến hành vi tự tử khi gặp những bức xúc trong cuộc sống.

Do bản lĩnh của các nạn nhân trước cuộc sống chưa được định hình đầy đủ

Bản lĩnh là một sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người, được hình thành từ quá trình giáo dục và tự giáo dục từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Người có đủ bản lĩnh thường có ý chí vươn lên; yêu cuộc sống, can đảm và mạnh mẽ, biết đối mặt và tìm cách vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.

Do thiếu bản lĩnh, nạn nhân của nhiều vụ tự tử trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ những lí do rất đời thường: Đòi cha mẹ mua xe máy nhưng không được, yêu đơn phương không được đáp lại, đi chơi về bị gia đình trách mắng; vợ chồng cãi nhau… dẫn đến diễn biến tâm lý bi quan, chán nản và có hành động tiêu cực bột phát là tự tử.

Nạn tự tử “lây lan” rất nhanh do tâm lý “bắt chước” trong cộng đồng

Ngày nay, xã hội hiện đại cũng đem đến những nguy cơ khác như sự tràn lan của các video độc hại trên youtube hướng dẫn treo cổ, cắt tay, tự tử theo những cách thức đặc biệt khiến nhiều người trẻ, thanh thiếu niên xem và học theo. Nạn nhân có thể bị dẫn dắt khi vô tình tham gia các nhóm kín trên mạng và bị nhiễm những suy nghĩ lệch lạc về cái chết: Chết là về trời, về cõi tiên, chết không đau đớn…

(Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)



Hủ tục trong lao động sản xuất

a. Duy trì việc khai thác tự nhiên

Khai thác nguồn lợi sẵn có trong tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày là thói quen lâu đời. Người dân có thói quen khai thác rừng để tìm nguồn thức ăn, bẫy muông thú; khai thác gỗ, tre, nứa để làm nhà và vật dụng… Từ thói quen khai thác tự nhiên, nên có những hộ gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số không có vườn rau, mặc cho đất hoang hoá.

Hiện nay, bảo tồn thiên nhiên là vấn đề mang tính cấp thiết, chịu sự ràng buộc bởi những qui định của pháp luật trong nước và quốc tế. Vì thế, sự tồn tại thói quen khai thác tự nhiên dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của một số giống loài, mất cân bằng sinh thái, suy giảm tài nguyên rừng, đất, sông, suối, tạo nên những rủi ro về thiên tai ngày càng gia tăng, môi trường sống của con người và muôn loài bị đe doạ.

b. Dùng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt

Việc dùng thuốc kích thích để bón cho cây trồng, dùng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi và sử dụng thuốc diệt cỏ vẫn tồn tại ở một số địa phương. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng sức khỏe của cộng đồng.

c. Tập quán chăn nuôi

Việc duy trì tập quán thả rông gia súc, làm chuồng trại gần nơi ở của người, chăn nuôi dưới gầm nhà sàn, nuôi gia súc nhốt ngay trong nhà vẫn còn tồn tại trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang.

Hầu hết chuồng trại gia súc đều không có bể chứa phân, mà để chất thải trực tiếp ra môi trường. Điều này gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hiện nay, trong đồng bào các dân tộc Mông còn có tục phơi phân của gia súc. Vào tháng 11 âm lịch, các gia đình thu dọn toàn bộ phân chuồng, đem phơi cho khô, để chuẩn bị bón cho vụ xuân. Tuy nhiên việc phơi phân quanh nhà rất mất vệ sinh, làm ô nhiễm môi trường sống của đồng bào.

(Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)


Hủ tục sinh con tại nhà và chăm sóc bà mẹ sau sinh

Sinh con tại nhà là tập tục có từ thời xa xưa, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Người đỡ đẻ thường là bà nội hoặc bà ngoại đứa trẻ. Trẻ sơ sinh được cắt rốn bằng cật nứa, thậm chí có trường hợp dùng dao chưa được rửa vệ sinh để cắt rốn. Hiện nay, ở những nơi cách xa khu trung tâm, một số dân tộc thiểu số vẫn còn tập tục sinh con tại nhà. Đến ngày sinh, có dân tộc làm lán ngoài rừng cho sản phụ ra đó tự mình sinh con. Việc sinh con tại nhà mang đến nhiều hậu quả rủi ro cao. Đây là việc làm thiếu hiểu biết, liều lĩnh, gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và bé. Đẻ tại nhà khi không được cán bộ y tế hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ, sinh con, không có trang thiết bị cấp cứu; mẹ và con không được theo dõi và chăm sóc sau sinh nên bà mẹ sẽ có rất nhiều nguy cơ tai biến sản khoa như băng huyết, nhiễm trùng, vỡ tử cung, sản giật... dẫn đến tử vong mẹ. Trẻ sơ sinh dễ có nguy cơ mắc uốn ván rốn, xuất huyết não, suy tuần hoàn, suy hô hấp... dẫn đến tử vong.

Sau sinh, người mẹ thiếu sự chăm sóc, phải chịu những tập tục về kiêng cữ: Kiêng không tiếp xúc với ai, kiêng ăn thịt, chỉ ăn cơm với muối và gừng. Trải qua quá trình mang thai và sinh nở, người mẹ lại phải kiêng khem quá mức, dẫn đến cơ thể suy kiệt, ốm yếu. Đứa trẻ vì thế mà thiếu dinh dưỡng, chậm lớn. Sinh con tại nhà và những tập tục kiêng khem sau sinh là định kiến tồn tại từ xa xưa về thân phận người phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại đâu đó trong quan niệm sống ngày nay: Ra đường gặp người phụ nữ mang bầu sẽ mang lại xui xẻo, việc sinh nở là điều không sạch sẽ… Từ đó, người phụ nữ mang bầu và sinh con ở một số vùng dân tộc thiểu số không được coi trọng, nâng niu và quan tâm tới việc chăm sóc y tế kịp thời. Đó chính là hủ tục cần phải kiên quyết bài trừ, loại bỏ ra khỏi tư tưởng và đời sống xã hội.

(Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)


CHĂM SÓC NUÔI DẠY CON CÁI

Trong chăm sóc nuôi dạy con cái, bên cạnh những phong tục đã trở thành nếp sống tốt đẹp hàm chứa tính đạo lý, nhân văn như dạy con cháu phải làm tròn chữ hiếu, kính trọng và vâng lời cha mẹ, ông bà; biết cách ửng xử với anh em, bà con trong họ ngoài làng, kính trên nhường dưới, sống có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng… thì ở trong một bộ phận nhân dân, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn tồn tại một số hủ tục, thể hiện trong quan niệm nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Đó là quan niệm cho rằng trẻ em sinh ra đã có “bà mụ” nâng đỡ. Việc sống, chết, ốm đau hay khoẻ mạnh, ngoan ngoãn của con trẻ là do “bà mụ” quyết định, vì vậy một số người chỉ chú trọng việc làm lễ cầu mụ trong khi ít chú ý đến việc chăm sóc, vệ sinh, tiêm phòng cho trẻ dẫn đến trẻ chậm lớn, thường bị mắc các bệnh giun sán, còi xương, suy dinh dưỡng...

Còn nhiều gia đình nhận thức không đúng sự cần thiết của việc học hành đối với tương lai của con trẻ. Vì đẻ dày, đẻ nhiều nên hầu hết kinh tế ở các gia đình vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa rất khó khăn, thiếu thốn, trẻ em thường phải làm việc từ khi còn rất nhỏ, không được đến trường, nhất là đối với trẻ em gái. Nhiều gia đình quan niệm “con gái không cần học nhiều” nên chỉ ưu tiên, đầu tư và khuyến khích con trai học tập lên cao. Quan niệm này khiến cho nhiều em gái phải chịu thiệt thòi, khi lập gia đình không phát huy được vai trò của người phụ nữ trong gia đình hoặc khiến một số em trở thành nạn nhân của tục tảo hôn, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em... Đồng bào các dân tộc phải xoá bỏ những quan niệm lạc hậu này, cần quan tâm đến việc nuôi dưỡng, dạy bảo con cái, tạo điều kiện để con em mình được đến trường học tập. Học tập là con đường để thoát khỏi đói nghèo và làm giàu bởi con em chúng ta sẽ là chủ của gia đình, của đất nước trong tương lai.

CHÚNG TA CẦN

- Trong ứng xử, nuôi dạy con cái: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; chăm sóc, giáo dục trẻ em. Vận động đồng bào tạo điều kiện cho con em được đi học theo đúng độ tuổi, không phân biệt đối xử giữa trẻ em trai và trẻ em gái, trẻ em trai và trẻ em gái được bình đẳng trong chăm sóc, học tập và trong việc thực hiện các công việc gia đình.

(Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)

Những hủ tục trong thói quen

sinh hoạt khác

a. Thói quen ăn ở

- Khu vệ sinh chưa đảm bảo vệ sinh. So với trước đây, hầu hết nhà của đồng bào dân tộc thiểu số không có nhà tắm và nhà tiêu. Đến nay, nhờ công tác tuyên truyền và sự hỗ trợ của nhà nước, đa số các hộ gia đình đã xây dựng được 3 công trình vệ sinh (hố xí, nhà tắm, bể nước). Tuy nhiên, do thói quen tập quán sinh hoạt, khu vệ sinh nhiều gia đình chưa đảm bảo vệ sinh.

- Thói quen ít tắm giặt, nhà cửa bừa bộn. Trước đây, do vùng cao Hà Giang thiếu nước trầm trọng, người dân không có điều kiện để tắm rửa hàng ngày. Tuy nhiên, ngày nay nhờ chính sách của nhà nước, người dân đã có nguồn nước sạch để sử dụng sinh hoạt. Tuy nhiên, thói quen ít tắm giặt từ lâu đời khó thay đổi một sớm, một chiều, dẫn đến việc người dân thường mắc các bệnh ngoài da, đau mắt, da liễu. Phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa. Nhà cửa bừa bộn, ăn ở thiếu gọn gàng, ngăn nắp cũng là thói quen cần thay đổi. Các căn nhà bừa bộn, thiếu vệ sinh thường xuyên là nơi trú ngụ của các sinh vật gây bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tâm trạng của con người.

b. Tục kiêng ngày

Trong một năm, đồng bào các dân tộc có rất nhiều ngày kiêng. Họ quan niệm ngày đó là ngày không may mắn, mọi người chỉ ở nhà, không đi làm. Nếu làm việc sẽ dễ gặp xui xẻo, xảy ra tai nạn và không thành công.

Ví dụ: Người Mông thường kiêng ngày theo qui định của thầy cúng (còn gọi là tục kiêng chân). Giữa các gia đình, dòng họ sẽ có ngày kiêng khác nhau theo cách thầy cúng phán khác nhau. Mỗi khi thầy cúng phán về ngày phải “kiêng chân”, cha mẹ nếu có con đang đi học cũng phải nghỉ về nhà. Mọi người chỉ ở trong nhà, không đụng vào vật sắc nhọn, cửa đóng, then cài.

Ngoài cửa cắm một cành cây nhằm báo cho mọi người biết gia đình đang “kiêng chân”. Người Dao có tục kiêng vào các ngày Gió đi (20/1 âm lịch) và ngày Gió về (20/2 âm lịch). Họ quan niệm đó là ngày gió to, sẽ tốc mái nhà, mọi người không được trèo cao, làm việc gì cũng không kêu to; Kiêng ngày Sấm sét (01/3 âm lịch), mọi người làm việc không được tạo ra tiếng ồn, kêu to; kiêng ngày Trời đi, Trời về, Chim ri, ngày Lập thu… vào những ngày này, cả cộng đồng phải kiêng tuyệt đối không làm việc, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý theo tục lệ. Tục kiêng ngày có những hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng trì hoãn mọi hoạt động lao động sản xuất và đời sống, việc học tập của học sinh của mỗi gia đình, dòng họ, thậm chí cả thôn bản.

c. Tục phạt vạ

Tục phạt vạ thường xảy ra trong các trường hợp quan hệ nam nữ bất chính, dòng họ hai bên nam nữ sẽ tổ chức phạt vạ, tùy từng dân tộc sẽ có luật lệ phạt khác nhau, chủ yếu là nộp gà, lợn, rượu là lễ nộp phạt để tổ chức “rửa tội”. Tục phạt vạ của người Mông là bắt người bị phạt vạ phải làm lễ cúng rửa nhà. Tục phạt vạ dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, vi phạm pháp luật.


CHÚNG TA CẦN


- Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào về ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong gia đình, làng, bản. Thực hiện ăn, ở vệ sinh. Vận động và hỗ trợ đồng bào làm các công trình vệ sinh trong gia đình theo tiêu chuẩn của ngành y tế. Khi ốm đau không cúng bái mà phải đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh; phụ nữ có thai phải đi khám thai định kỳ, tiêm phòng vắc xin và sinh con tại cơ sở y tế; cho trẻ em đi tiêm chủng và uống thuốc phòng bệnh theo quy định của cơ quan y tế. Vận động đồng bào thực hiện chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm trong tang ma, cưới xin, lễ tết, hội hè; hạn chế uống rượu để bảo vệ sức khỏe.

BẠN NÊN BIẾT

Hiến pháp 2013

Điều 43 (Chương II quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) quy định: “Mọi người có quyền được sống trong

môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”

Điều 50 (Chương III quy định về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường) “Nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết

chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước.”Điều 63 quy định:

“1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị

xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.”

3.2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

(Luật số: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020)

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Khoản 1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia

đình và cá nhân.

Điều 60. Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến

đúng nơi quy định;

b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;

c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng

đồng dân cư xung quanh;d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;

e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc

cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp

ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu;

chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định

khác của pháp luật có liên quan.

3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, nhà ở của hộ gia đình,

cá nhân ở đô thị theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó bao

gồm công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Điều 73. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng

một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát

nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

2. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên

khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế

và xử lý.3. Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao

bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

4. Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất

thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ

hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.

5. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây

dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển

và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc

hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc

thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái

7. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu, sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân

hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

3.3. Nghị định số 45/2022/NĐ-CP - Nghị định Chính phủ về "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường" ban hành ngày 7/7/2022.

Điều 26. Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông

thường; Khoản 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất

thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.


(Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)

BẠN NÊN BIẾT

Hiến pháp 2013

Điều 43 (Chương II quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”

Điều 50 (Chương III quy định về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường) “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước.”Điều 63 quy định:

“1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.”

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Luật số: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020)

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Khoản 1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Điều 60. Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;

b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;

c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng

đồng dân cư xung quanh;d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;

e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân ở đô thị theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó bao gồm công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Điều 73. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng

một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

2. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.

3. Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

4. Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.

5. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái

7. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu, sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP - Nghị định Chính phủ về "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" ban hành ngày 7/7/2022.

Điều 26. Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường; Khoản 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

(Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)