hủ tục trong hôn nhân

Biến tướng trong tục “Kéo vợ”

a. Biến tướng là gì?

Theo đại từ điển Tiếng Việt: Biến - thay đổi, tướng - dạng mạo. Biến tướng ý nói đến sự thay đổi hình thái, biến dạng, có khác với hình thái gốc với mức độ nhất định.

Biến tướng của phong tục, tập quán thể hiện ở việc tuỳ tiện, nhất thời và thay đổi các hình thức tập quán đời thường.

Về lâu dài, những biến tướng phong tục, tập quán sẽ tác động đến sự thay đổi về chuẩn mực ổn định trong xã hội. Tục “kéo vợ “ (hay “bắt vợ”) là nét đẹp văn hoá, đề cao giá trị tình yêu và hôn nhân của dân tộc Mông. Tuy nhiên, hiện nay tục “kéo vợ” đang bị biến tướng

b. Một số hậu quả từ hành vi “biến tướng” trong tục lệ “kéo vợ” truyền thống

- Gây nên tác động xấu đến truyền thống văn hoá tốt đẹp trong hôn nhân của dân tộc. Tục "kéo vợ” là một nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống trong hôn nhân của đồng bào dân tộc Mông. Tục "kéo vợ” được coi là một nét đẹp văn hóa khi cả nam, nữ đều đồng thuận kết hôn và tuân thủ đúng các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Tất cả những hành vi làm thay đổi ý nghĩa nguyên bản của tục “kéo vợ” xưa là hành vi “biến tướng”, gây nên tác động xấu đến văn hoá truyền thống tốt đẹp trong hôn nhân của dân tộc Mông nói riêng; tác động xấu tới hình ảnh văn hoá du lịch của tỉnh Hà Giang nói chung.

- Nguy cơ vi phạm pháp luật

+ Hành vi bắt giữ người trái pháp luật: Được quy định tại Điều 157 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

+ Cưỡng ép hôn nhân, nữ chưa đủ tuổi kết hôn: Được quy định tại Điều 3, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Điều 181 Bộ Luật Hình sự 2015;

+ Phạm tội giao cấu với trẻ em: Tội giao cấu với trẻ em được quy định tại Điều 145, Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi);

+ Phạm tội mua bán người (Theo quy định tại điều 150, điều 151 Bộ Luật Hình sự đổi bổ sung năm 2017).

- Đẩy nhiều em gái vào bi kịch hôn nhân không lối thoát. Những em gái khi bị cưỡng ép trong hôn nhân,kết hôn không có tình yêu dễ lâm vào trạng thái bi quan, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe thậm chí là tính mạng do bị người khác dùng bạo lực cưỡng ép hôn nhân. Cưỡng ép hôn nhân cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn tự tử hiện nay trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Những em gái bị cưỡng ép kết hôn khi chưa đủ tuổi làm vợ và làm mẹ, dễ sinh non, con sinh ra thấp lùn, suy dinh dưỡng… ảnh hưởng tới chất lượng nòi giống, bệnh tật, đói nghèo.


BẠN CẦN  BIẾT!

Mua bán người là tội phạm hình sự, được quy định tại Điều 150, Điều 151 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khi phát hiện hành vi buôn bán người, hãy thông báo cho cơ quan pháp luật, tổ chức chính quyền nơi gần nhất. Dù nhỏ tuổi hay đã trưởng thành bạn đều được hưởng quyền công dân, quyền con người. Nếu bạn bị chính người thân trong gia đình gả bán, hãy liên lạc với công an, chính quyền, Hội Phụ nữ hoặc các tổ chức xã hội khác để được giúp đỡ.


 (Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)

 

Hủ tục tảo hôn

1. Tảo hôn là gì

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Quy định tuổi kết hôn: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên). Như vậy, tảo hôn là hành vi thuộc một trong 03 trường hợp sau:

- Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi.

- Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.

- Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi.

2. Hủ tục tảo hôn ở Hà Giang

Tảo hôn là hủ tục tồn tại lâu đời trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang, nhất là những địa bàn đặc biệt khó khăn. Theo số liệu thống kê từ năm 2015 - 20202, toàn tỉnh có 40.631 cặp kết hôn, trong đó: Tảo hôn 2.947 cặp chiếm 7,25%, tập trung nhiều ở các huyện Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Yên Minh, Xín Mần, Quản Bạ, Quang Bình. Cụ thể:

- Năm 2015: Số cặp kết hôn là 7.258, trong đó, tảo hôn là 525 cặp (chiếm 7,23%);

- Năm 2016: Số cặp kết hôn là 7.728, trong đó, tảo hôn là 543 cặp (chiếm 7,03%);

- Năm 2017: Số cặp kết hôn là 5.818, trong đó, tảo hôn là 424 cặp (chiếm 7,29%);

- Năm 2018: Số cặp kết hôn là 6.191, trong đó, tảo hôn là 428 cặp (chiếm 6,91%);

- Năm 2019: Số cặp kết hôn là 6.946, trong đó, tảo hôn là 428 cặp (chiếm 6,16%);

- Năm 2020: Số cặp kết hôn là 6.585, trong đó, tảo hôn là 599 cặp (chiếm 8,95%);

- Năm 2021: Số cặp kết hôn toàn tỉnh có 5.795 cặp kết hôn, số cặp tảo hôn là 323 (chiếm 5,57%) theo  Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Báo cáo số 320/BC-BDT, ngày 31/12/2021 về kết quả thực hiện “Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” năm 2021.

Trong giai đoạn 2015 - 2021, huyện có số cặp tảo hôn nhiều nhất là huyện Đồng Văn. Dân tộc có số cặp tảo hôn đông nhất là dân tộc Mông. Theo kết quả khảo sát đầu năm 20214 trên 3 vùng của tỉnh Hà Giang (Vùng phía Tây, phía Nam, phía Bắc) với qui mô trên 1000 người, tập trung ở 5 dân tộc Mông, Dao, Nùng, Giáy, Cờ Lao cho thấy:

- Độ tuổi tảo hôn phổ biến của nam giới: Tập trung cao nhất ở độ tuổi từ 14=<16 là dân tộc Mông, Giáy, Cờ Lao; Tập

trung cao nhất ở độ tuổi từ 16=<18 là dân tộc Nùng, Dao.

- Độ tuổi tảo hôn phổ biến của nữ giới: Tập trung cao nhất ở độ tuổi từ 14=<16 là dân tộc Mông, Dao, Cờ Lao; Tập trung cao nhất ở độ tuổi từ 16=<18 là dân tộc Nùng, Giáy.

Ngày 10/5/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chỉ thị 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025. Ngày 9/7/2021, Uỷ

ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Chương trình hành động số 199/CTr-UBND, thể hiện hành động quyết liệt phòng chống tảo hôn của các cấp ngành, phát triển thành phong trào toàn dân đoàn kết phòng chống hủ tục tảo hôn đến tận thôn bản và

từng người dân.

Ở các xã vùng sâu, vùng xa của Hà Giang, tảo hôn vẫn đang là một thực trạng đáng báo động. Phòng chống tảo hôn là trách nhiệm của mỗi người dân và toàn xã hội.

3. Nguyên nhân dẫn đến tảo hôn

- Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người: người trong họ tộc lấy nhau thách cưới sẽ ít hơn, kết hôn sớm để có thêm nhân lực lao động;

- Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số tại một số vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, điều kiện giao lưu với các dân tộc khác còn hạn chế, sự khác biệt ngôn ngữ, không thông thạo tiếng phổ thông, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ của xã hội;

- Do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc tảo hôn ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời;

- Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc. Hơn nữa, sự phổ biến của phương tiện thông tin đại chúng (internet, phim ảnh, băng đĩa…) hoặc xem phim, ảnh đồi trụy dẫn đến quan hệ tình dục trong độ tuổi vị thành niên và mang thai trước hôn nhân cũng là nguyên nhân dẫn đến tảo hôn.

4. Hậu quả của tảo hôn

Tảo hôn là hủ tục lạc hậu. Tảo hôn mang lại nhiều hậu quả nặng nề đối với chính người tảo hôn, gia đình và xã hội.

- Đối với bản thân người tảo hôn

    + Các bé gái chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện đã lấy chồng, sinh con, gây ảnh hưởng nặng

nề tới sức khoẻ: Người mẹ dễ bị sảy thai, sinh non, chịu nhiều áp lực về tâm lý;

        + Vợ chồng tảo hôn bị mất đi nhiều cơ hội được học tập, cơ hội việc làm, tham gia hoạt động xã hội;

    + Vợ chồng tảo hôn chưa đủ khả năng chăm lo cuộc sống gia đình, hạnh phúc dễ tan vỡ.

- Đối với gia đình:

    + Tảo hôn khi chưa đủ tuổi kết hôn, tạo nên gánh nặng cho gia đình, nguy cơ bất hòa, chất lượng cuộc sống kém;

    + Đứa trẻ sinh ra khi cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

dễ mắc bệnh dị tật bẩm sinh, không được chăm sóc đầy

đủ về dinh dưỡng;

    + Trẻ em có nguy cơ thất học, tỷ lệ đói nghèo, bệnh tật ngày càng tăng cao.

- Đối với xã hội: 

Tảo hôn là vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, gây áp lực y tế, giáo dục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát

triển của xã hội khi chất lượng dân số thấp.


BẠN CẦN BIẾT!


1. Tảo hôn ảnh hưởng đến chất lượng dân số:

Theo Pháp lệnh Dân số của Việt Nam năm 2003: Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số, được đo lường bằng “Chỉ số phát triển con người” (Human Development Index - HDI). Chỉ số này được tổng hợp từ các chỉ số về sức khỏe (tuổi thọ trung bình), giáo dục (số năm đi học trung bình) và kinh tế (thu nhập quốc dân bình quân đầu người).

Các cặp gia đình tảo hôn và những đứa trẻ được sinh ra thường có chỉ số về sức khoẻ, giáo dục và kinh tế rất thấp, kéo theo nhiều hệ lụy đối với chất lượng dân số, nòi giống và sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, dân tộc.

2. Tảo hôn sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật

a. Về hành chính

      Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

     - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

     - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

b. Về hình sự

      Người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

     Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.


(Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)

Hôn nhân cận huyết thống

a. Thế nào là hôn nhân cận huyết thống

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Khoản 18 điều 3 Luật Hôn nhân & gia đình 2014 quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

b. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống ở Hà Giang 

Hôn nhân cận huyết thống là hủ tục hiện vẫn còn diễn ra trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang, tập trung ở các huyện như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê. Theo số liệu thống kê từ năm 2015 - 2020  (Báo cáo số 02/BC-UBND ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc Sơ kết 5 năm thực hiện “Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, giai đoạn 2015 – 2020”.), toàn tỉnh có 69 cặp kết hôn cận huyết thống, chiếm 0,17%, Cụ thể:

- Năm 2015: Số cặp kết hôn là 7.258, trong đó số cặp kết hôn cận huyết thống là 46, chiếm 0,63%;

- Năm 2016: Số cặp kết hôn là 7.728, trong đó số cặp kết hôn cận huyết thống là 5, chiếm 0,06%;

- Năm 2017: Số cặp kết hôn là 5.818, trong đó số cặp kết hôn cận huyết thống là 2, chiếm 0,03%;

- Năm 2018: Số cặp kết hôn là 6.191, trong đó số cặp kết hôn cận huyết thống là 11, chiếm 0,18%;

- Năm 2019: Số cặp kết hôn là 6.946, trong đó số cặp kết hôn cận huyết thống là 3, chiếm 0,04%;

- Năm 2020: Số cặp kết hôn toàn tỉnh có 6.585, trong đó kết hôn cận huyết thống là 2, chiếm 0,03%;

- Năm 2021: Số cặp kết hôn toàn tỉnh có 5.795 cặp kết hôn, số cặp kết hôn cận huyết thống là 7, chiếm 0,12% (Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Báo cáo số 320/BC-BDT, ngày 31/12/2021 về kết quả thực hiện “Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” năm 2021.), tăng 0,09% so với năm 2020. Huyện có số cặp kết hôn cận huyết nhiều nhất là huyện Yên Minh (năm 2015 là 39 cặp). Theo kết quả khảo sát đầu năm 20217 trên 3 vùng của tỉnh Hà Giang (Vùng phía Tây, phía Nam, phía Bắc) với qui mô trên 1000 người, tập trung ở 5 dân tộc Mông, Dao, Nùng, Giáy, Cờ Lao cho kết quả: 636 phiếu trả lời là có tình trạng hôn nhân cận huyết thống, chiếm 63,6%; 364 người trả lời là không, chiếm 36,4%. Hình thức hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc ở Hà Giang chủ yếu ở 2 nhóm:

- Nhóm 1. Hôn nhân anh chị em họ chéo (tức là hôn nhân con cô - con cậu).

- Nhóm 2. Hôn nhân anh chị em họ song song (tức là hôn nhân con dì - con già và hôn nhân con chú - con bác).

c. Nguyên nhân dẫn đến kết hôn cận huyết thống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn cận huyết thống, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

- Do sự tồn tại của tập tục lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Muốn kết hôn trong nội tộc, thách cưới sẽ ít

hơn và để lưu giữ tài sản trong họ tộc, không mang của cải sang họ khác.

- Do trình độ nhận thức của người dân còn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, về sức khỏe sinh sản, không lường trước

được những hệ quả khôn lường của việc kết hôn cùng huyết thống.

- Do chế tài xử phạt vi phạm hôn nhân cận huyết thống chưa

đủ mạnh, chưa quyết liệt; công tác tuyên truyền vận động người dân

về vấn nạn hôn nhân cận huyết thống được tiến hành không thường

xuyên và thiếu hiệu quả.

d. Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống

Hôn nhân cận huyết thống vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nghèo đói, thất học và suy giảm chất lượng cuộc sống.

* Đối với bản thân và gia đình

- Những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống mất đi cơ hội về học tập, cơ hội có việc làm tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình; thiếu hiểu biết kiến thức nuôi dạy con cái; hạnh phúc gia đình dễ bị rạn nứt, tỷ lệ ly hôn cao.

- Những trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống sẽ mắc các bệnh lý như:

+ Sớm bị khiếm thính và suy giảm thị lực.

+ Dị tật bẩm sinh do rối loạn di truyền.

+ Khuyết tật hoặc chậm phát triển về mặt trí tuệ.

+ Chậm hoặc không phát triển thể chất.

+ Động kinh.

+ Rối loạn máu, tan máu bẩm sinh di truyền (Thalassemia).

+ Một số trường hợp mang thai do mối quan hệ cận huyết thống có thể dẫn đến thai chết lưu, sảy thai... ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người mẹ.

* Đối với xã hội

- Tác động xấu đến đạo đức truyền thống, văn hóa, phá vỡ các mối quan hệ dòng tộc, gia đình.

- Ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số, nhân lực và làm suy giảm giống nòi, là rào cản cho sự phát triển xã hội và kinh tế.


BẠN CẦN BIẾT!

1. Kết hôn cận huyết thống là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Theo quy định của Luật Hôn nhân & gia đình 2014, Điều 5, khoản 2. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:

Cấm các hành vi: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Kết hôn cận huyết thống bị xử lý như thế nào?

- Không được pháp luật công nhận: Hôn nhân cận huyết thống là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, cuộc hôn nhân này bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

- Xử phạt hành chính: Theo khoản 2, điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

- Xử lý hình sự: Bộ luật hình sự không quy định về tội kết hôn giữa những người trong phạm vi ba đời. Tuy nhiên, khi xác định kết hôn với nhau, để duy trì hạnh phúc gia đình; không thể không có đời sống tình dục chung. Và từ đó, có thể dẫn tới hành vi cấu thành tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

3. Những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kết hôn cận huyết thống

Một trong các hành vi (việc làm) sau là vi phạm pháp luật về kết hôn cận huyết thống hoặc tổ chức kết hôn cận huyết thống:

- Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người cùng dòng máu về trực hệ, người có họ trong phạm vi ba đời.

- Tổ chức việc kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, cho người chưa đến tuổi kết hôn.

Như vậy, cả người tổ chức đám hỏi, đám cưới dù người đó là cha, mẹ hai bên và cả những người thuộc diện nêu trên (đôi nam, nữ kết hôn) tham gia kết hôn thì đều vi phạm Luật Hôn nhân & gia đình và đều bị xử lý theo pháp luật./.

(Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

I. KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Theo Khoản 6 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc kết hôn trái pháp luật như sau:

PHỤ LỤC 1.3

"6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặ cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này."

Điều 8. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn:

"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2

Điều 5 của Luật này

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."

Như vậy nếu có sự vi phạm một trong những khoản thuộc Điều 8 trên thì được coi là kết hôn trái pháp luật.

II. TỘI BẮT GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

1. Quy định của pháp luật về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật Điều 157 thuộc C hương XV Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ Luật Hình sự) quy định tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật như sau:

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Thế nào là hành vi bắt giữ người trái pháp luật?

- Hành vi bắt người trái pháp luật được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền, khống chế người khác không theo đúng các quy định của pháp luật để tạm giữ hoặc tạm giam họ;

- Hành vi giữ người trái pháp luật: Là hành vi của người không có thẩm quyền và thực hiện không theo đúng các quy định của pháp luật để không cho người khác di chuyển vượt ra ngoài sự kiểm soát của mình, trong một khoảng thời gian nhất định;

- Hành vi giam người trái pháp luật: Là hành vi của người không có thẩm quyền thực hiện việc cách ly người khác trái pháp luật ở một địa điểm và trong một khoảng thời gian nhất định. Các hành vi trên đều là hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác nhưng khác nhau ở các hình thức thể hiện. Chủ thể của tội phạm có thể thực hiện một, hai hoặc đồng thời cả ba hành vi nêu trên.

3. Dấu hiệu pháp lý của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

3.1. Khách thể của tội phạm 

Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Bắt, giữ hoặc giam người là hành vi xâm phạm đến quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại của con người, của công dân. Các hoạt động bắt, giữ hoặc giam người được quy định chặt chẽ trong Bộ Luật tố tụng hình sự. Do đó, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật còn xâm phạm những quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự. Từ đó, khách thể của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của con người, của công dân và các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự.

3.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Hành vi này thể hiện trên 02 phương diện:

- Người không có thẩm quyền, không có chức năng hoạt động Nhà nước và cũng không phải trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã nhưng vì lý do cá nhân đã có hành vi bắt, giữ, giam người trái phép.

- Người có chức năng hoạt động Nhà nước nhưng tiến hành bắt, giữ, giam người khi không đủ tài liệu chứng cứ hoặc khi đã đủ tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của họ hoặc thẩm quyền, thủ tục tiến hành, thời gian không đúng theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể thực hiện cả ba hành vi: bắt, giữ hoặc giam người, nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một trong ba hành vi đó. Từ những quy định của pháp luật ta có thể hiểu hành vi khách quan của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật gồm 03 hành vi bắt người trái pháp luật, giữ người trái pháp luật và giam người trái pháp luật.

Thứ nhất: Hành vi bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã hoặc tuy có lệnh của những người có thẩm quyền nhưng việc tiến hành bắt không đúng thủ tục như bắt người vào ban đêm (sau 22 giờ) mà không thuộc trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.

Hình thức bắt có thể là dùng vũ lực như trói, khóa tay hoặc đe doạ dùng vũ lực buộc người bị bắt phải đến nơi mà người phạm tội đã chọn. Nếu trong quá trình bắt mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, của người bị hại thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng với hành vi xâm phạm. Ví dụ: Điều 126 - Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội hoặc Điều 136 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Thứ hai: Hành vi giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật; giữ người không có lệnh của người có thẩm quyền; giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không được tạm giữ.

Thứ ba: Hành vi giam người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giam người không đúng với quy định của pháp luật; giam người không có lệnh của người có thẩm quyền; giam người quá hạn; giam người thuộc trường hợp không được tạm giam. Tính trái pháp luật trong việc bắt, giữ hoặc giam người là việc bắt, giữ hoặc giam người ngoài những trường hợp pháp luật

cho phép. Vì vậy, khi xác định hành vi bắt, giữ hoặc giam người có trái pháp luật hay không, cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về việc bắt, giữ hoặc giam người. Những quy định này chủ yếu được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Hậu quả của hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trước hết là gây ra việc một người bị bắt, bị giữ hoặc bị giam trái pháp luật. Hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc mà nếu có thì là dấu hiệu định khung hình phạt.

Tội phạm hoàn thành khi có hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật xảy ra. Nếu người phạm tội có ý định bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đã chuẩn bị phương tiện, địa điểm, lực lượng để thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt được người bị hại thì tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này ở

giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

3.3. Chủ thể của tội phạm

Thứ nhất, chủ thể của tội phạm có thể là bất kì ai, là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, có thể là cá nhân hoặc có đồng phạm thực hiện tội phạm.Chủ thể của tội này có thể là một công dân bình thường nhưng cũng có thể là người có chức vụ quyền hạn được bắt, giữ, giam người khác nhưng hành vi bắt, giữ giam người này trái thẩm quyền hoặc quá thời gian luật định.

Thứ hai, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 9 Bộ Luật Hình sự chia ra hai mức tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 16 tuổi và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Khoản 2 Điều 9 quy định một số tội phạm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không có các tội quy định tại Điều 157, Khoản 1 Điều 9 quy định

người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội. Do đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là người từ 16 tuổi trở lên.

III. TỘI MUA BÁN NGƯỜI

Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người… coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

Điều 150. Tội mua bán người

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Đối với từ 02 đến 05 người;

g) Phạm tội 02 lần trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường

hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc

vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

e) Đối với 06 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG

1. Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (trích những điều khoản có liên quan đến hôn nhân cận huyết thống)

a. Pháp luật cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

- Khoản 17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

- Khoản 18. Những người có họ trong phạm vi ba đời: Là những người có cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

b. Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

Khoản 2.b. Pháp luật nghiêm cấm hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở hôn nhân.

c. Xử lý vi phạm tại Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tại Khoản d, đ, e:

+ Khoản d. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

+ Khoản đ. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

+ Khoản e. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Tại Khoản b, Điều 48: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.

2. Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

- Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 và khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2017 quy định, việc giao cấu hoặc thực hiện hành vquan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi là cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và khung hình phạt thấp nhất của tội này là 07 năm và cao nhất là tử hình.

- Việc dùng thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, khung hình phạt của tộinày thấp nhất là 05 năm và cao nhất là tù chung thân (Điều 144 BLHS năm 2015 và Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2017).

- Việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị xử l{ hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) và khung hình phạt của tội này 01 năm đến 15 năm tùy vào tính chất của từng hành vi vi phạm.

- Đối với hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm (Điều 181 BLHS năm 2015).

- Điều 183, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

- Điều 184, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội loạn luân: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm./.


 (Trích: Tài liệu tuyên truyền giáo dục bài trừ, xóa bỏ hủ tục, dùng trong các trường THPT tỉnh Hà Giang)