ET3310: Lý thuyết Mật mã

1. Tên học phần: Lý thuyết mã hóa

2. Mã số: ET3310

3. Khối lượng: 3(3-1-1-6)

  • Lý thuyết: 45 tiết
  • BTL: 5
  • Thí nghiệm: 15 (x bài x y tiết)

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học các ngành Điện tử – Viễn thông từ học kỳ 4

5. Mục tiêu học phần và kết quả mong đợi

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mã hóa đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin. Môn học tập trung vào các phương pháp mã hóa khóa đối xứng; Phương pháp mã hóa khóa công khai; Các hệ mật mã dòng và vấn đề tạo dãy giả ngẫu nhiên; Lược đồ chữ ký số Elgamal và chuẩn chữ ký số ECDSA; Độ phức tạp xử lý và độ phức tạp dữ liệu của một tấn công cụ thể vào hệ thống mật mã; Đặc trưng an toàn của phương thức mã hóa; Thám mã tuyến tính, thám mã vi sai và các vấn đề về xây dựng hệ mã bảo mật cho các ứng dụng. Cung cấp các kiến thức cần thiết để sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các thuật toán mật mã và ứng dụng trong thực tiễn.

Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

  • Có các kiến thức cơ bản về các phương pháp mã hóa khóa đối xứng, khóa công khai, mã dòng, xác thực và hàm băm, chữ ký số.
  • Nắm được một số vấn đề quan trọng trong các dịch vụ an toàn thông tin như xác thực và đảm bảo tính toàn vẹn.
  • Nắm được các thủ tục ứng dụng trong thực tế như chữ ký số, trao đổi và phân phối khoá.

6. Tài liệu học tập:

§ Bài giảng: Lý thuyết mật mã

§ Sách tham khảo:

1. A. J. Menezes, P. C. Van Oorschot, S. A. Vanstone, Handbook of applied cryptography, CRC Press 1998.

2. B. Schneier, Applied Cryptography. John Wiley Press 1996.

3. M. R. A. Huth, Secure Communicating Systems, Cambridge University Press 2001.

4. W. Stallings, Network Security Essentials, Applications and Standards, Prentice Hall. 2000.

7. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

§ Sinh viên cần ôn tập lại các kiến thức về xác suất thống kê, cơ sở mạng thông tin, mạng máy tính.

§ Sinh viên cần làm bài tập sau mỗi chương, đọc thêm sách tham khảo, thực hiện các thí nghiệm trong nội dung học phần.

8. Đánh giá kết quả:

§ Điểm quá trình sẽ được đánh giá bằng kiểm tra giữa kỳ

§ Kết quả cuối kỳ được đánh giá bằng bài thi cuối kỳ dưới dạng tự luận và trắc nghiệm, bao gồm lý thuyết và bài tập

9. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể

Chương 1. Giới thiệu (slides)

Chương 2. Toán học của mật mã

Phần I: Số học theo mô-đun, đồng nhất, và Ma trận

Chương 3. Thuật toán mật mã đối xứng cổ điển

Chương 4. Toán học của mật mã

Phần II: Cấu trúc đại số

Chương 5. Thuật toán mã khoá đối xứng hiện đại

Chương 6. Chuẩn mã hóa dữ liệu (DES)

Chương 7. Chuẩn mã hóa nâng cao (AES)

Chương 8. Hàm băm và chữ ký số

Chương 9. Dãy giả ngẫu nhiên và hệ mật dòng

Chương 10. Kỹ thuật quản lý khóa.