Nguyễn Thị Oanh

Những công trình của Nguyễn Thị Oanh (1931-2009)

Nội dung :

A. Vài dòng về tác giả

B. Một số cuốn sách và giáo trình

C. Một số bài nghiên cứu trên Tập san Khoa học và Phát triển

D. Một số bài viết trên tờ báo Tuổi trẻ

A. Vài dòng về tác giả

Sinh ngày 25-12-1931 tại Gò Công, mất ngày 1-5-2009 tại Sài Gòn.

Cử nhân (B.A.) xã hội học tại Hoa Kỳ (1955), Thạc sĩ (M.A.) ngành phát triển cộng đồng tại Đại học quốc gia Philippines (UP) (1972). Có lẽ bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên có bằng cử nhân xã hội học.

Một số hoạt động chính liên quan tới công tác xã hội :

- Trưởng phòng học vụ, Trường Quốc gia Công tác xã hội Sài Gòn (1971-1973)

- Thành lập và phụ trách Trung tâm Nghiên Huấn Phát triển Xã hội tại Sài Gòn (1974)

- Cùng với bà Tô Thị Ánh và bà Trần Thị Cẩm, thành lập Phòng Tư vấn Tâm lý thuộc Hội Tâm lý TP.HCM (1990)

- Tham gia thành lập tổ chức phi chính phủ “Quỹ Bảo trợ trẻ em TP.HCM” để bảo vệ và chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

- Thành lập Phòng Nghiên cứu công tác xã hội vào cuối thập niên 1980, sau này trở thành Trung tâm Nghiên cứu-Tư vấn Công tác Xã hội & Phát triển Cộng đồng (gọi tắt là SDRC) (xem www.sdrc.com.vn).

- Tham gia thành lập và phát triển Khoa Phụ nữ học (1990) (sau này trở thành Khoa Xã hội học) tại Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh. Bà tham gia hội đồng khoa học của Khoa và phụ trách bộ môn Công tác xã hội của Khoa này trong khoảng 10 năm.

- Thành lập Hội quán "Đến với nhau" (DVN)

Sự nghiệp viết lách :

Bà Nguyễn Thị Oanh đã từng xuất bản nhiều cuốn sách và giáo trình. Bà là một cây bút chính luận sắc sảo trên nhiều tờ báo như Sống đạo (1962-1969), Tuổi trẻ, Phụ nữ TP.HCM, Sài Gòn Tiếp thị, Văn hóa Văn nghệ... và một số tạp chí nghiên cứu như Tập san Khoa học và Phát triển.

Bà Nguyễn Thị Oanh còn có những bút hiệu như Thạnh Uy, Hòa An, Người giữ cửa...

Có thể xem thêm tiểu sử của bà Nguyễn Thị Oanh tại các trang sau :

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Thị_Oanh

http://www.sdrc.com.vn

http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/nguoiduongthoi/2009/4/187166

B. Một số cuốn sách và giáo trình :

  1. Nguyễn Thị Oanh, Nhập môn công tác xã hội, Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh, 1994.
  2. Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh, 1995.
  3. Nguyễn Thị Oanh, Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học, Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh, 1996. Tóm tắt : Thế nào là nghiên cứu gia đình từ góc độ xã hội học? Đâu là sự biến chuyển của gia đình ? Giới và vai trò trong gia đình. Các vấn đề của gia đình...
  4. Nguyễn Thị Oanh (chủ biên), An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, TP.HCM, Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh, 1997, 209 trang.
  5. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, Ban xuất bản, Đại học Mở-Bán công TP.HCM, 1997.
  6. Nguyễn Thị Oanh, Những vấn nạn trên đường phát triển, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2001, 152 trang. Tóm tắt : Cuốn sách này tập hợp một số bài báo của Nguyễn Thị Oanh viết về “những vấn nạn đặt ra cho đất nước trên đường phát triển”, theo lời của chính tác giả. Những bài báo này “vừa ít nhiều đánh dấu các diễn biến của xã hội ta trong giai đoạn phát triển 5 năm qua (1993-1998), vừa thể hiện một ước mong kiếm tìm những giải pháp tối ưu nhất cho Việt Nam trong xu thế hòa nhập và phát triển với cộng đồng thế giới”.
  7. Nguyễn Thị Oanh, Để cuộc đời có ý nghĩa, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2001, 74 trang.
  8. Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Nhận, Một cây làm chẳng nên non, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2001, 34 trang.
  9. Nguyễn Thị Oanh, Thanh niên – Lối sống, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2001, 136 trang (Phần lớn các bài viết tập hợp trong cuốn sách này xoay quanh những vấn đề của tuổi trẻ và lối sống. Tâm lý thanh thiếu niên thời buổi này ra sao ? Phương pháp nào để truyền thông và vận động tốt nhất ? Yêu nước ngày nay đòi hỏi những lựa chọn nào ? Lý thuyết phát triển nào soi rọi cho một chính sách công bằng xã hội ? Gìn giữ bản sắc dân tộc thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa này ? ...).
  10. Nguyễn Thị Oanh, Gia đình Việt Nam thời mở cửa, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2001, 134 trang. Tóm tắt : Cuốn sách tập hợp một số bài viết của Nguyễn Thị Oanh liên quan đến gia đình, phụ nữ, con cái và đặc biệt liên quan tới một số vấn đề thời sự như chuyện thời trang, chuyện kết hôn với người nước ngoài...
  11. Nguyễn Thị Oanh, Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2005, 130 trang. Tóm tắt : Ngày nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Nhưng thực chất kỹ năng sống là gì ? Dạy kỹ năng sống như thế nào ? Ai dạy ? Cuốn sách này trình bầy một số thông tin chính yếu về phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Cuốn sách có ba phần : Phần 1, Những vấn đề tổng quát ; Phần 2, Những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản và tuổi vị thành niên ; Phần 3, Giáo dục kỹ năng sống ở trường đại học ở Việt Nam.
  12. Nguyễn Thị Oanh, 10 cách thức rèn kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2006, 96 trang. Tóm tắt : Theo WHO, có 10 kỹ năng cơ bản mà tuổi trẻ cần được trang bị. Đó là các kỹ năng : lấy quyết định, giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ có phán đoán, truyền thông hiệu quả, giao tiếp giữa người và người, ý thức về bản thân, biết thấu cảm, ứng phó với cảm xúc và kỹ năng ứng phó với stress. Cuốn sách 10 cách thức rèn kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên hướng dẫn những bài huấn luyện cơ bản nhằm tạo cho đối tượng là trẻ vị thành niên những nhận thức, những năng lực và nhất là những khả năng hành động mới.
  13. Nguyễn Thị Oanh, Làm việc theo nhóm, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2007, 108 trang. Tóm tắt : Làm việc theo nhóm là một kỹ năng cần thiết và cũng là yêu cầu tất yếu của xã hội hiện đại. Nội dung được trình bày ngắn gọn, sinh động và dễ hiểu, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm cho các bạn trẻ, nhằm giúp họ tham gia hữu hiệu vào các hoạt động xã hội hiện đại, từ lao động sản xuất đến giáo dục, vui chơi, giải trí…
  14. Nguyễn Thị Oanh, Tư vấn tâm lý học đường, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2006, 250 trang.
  15. Nguyễn Thị Oanh, Tư vấn tâm lý học đường, tập 2, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2008, 136 trang. Tóm tắt : Tư vấn tâm lý học đường tập hợp những băn khoăn suy nghĩ của bạn trẻ về nhiều vấn đề trong cuộc sống như gia đình, bản thân, nhà trường, tình yêu, tình bạn, những giá trị sống hiện hành… Những câu chuyện trong cuốn sách này có thể được các bậc cha mẹ và thầy cô tham khảo để có thêm một số cách nhìn mới về giáo dục con trẻ.
  16. Nguyễn Thị Oanh, Hạnh phúc – Phải lựa chọn, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2008, 178 trang (tập hợp nhiều bài viết của Nguyễn Thị Oanh về chủ đề giáo dục, như : Học làm người qua sinh hoạt ngoại khóa ; Đừng nhốt con trong cái rọ vô hình ; Tham vấn tâm lý học đường ; Thầy giáo và sách giáo khoa ; Người thầy trong giáo dục chủ động ; Tin vào người học ; Lương tâm ; Tính trung thực ; Hướng nghiệp từ phía các bạn trẻ ; Khoảng cách thế hệ - có chăng ? ; Giúp con lớn lên với ý thức về giá trị bản thân…
  17. Nguyễn Thị Oanh, Tư vấn tâm lý học đường 03 (Tập 3). Hãy là chính mình, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2009, 116 trang. Tóm tắt : Sách gồm những mẩu tư vấn tâm lý của tác giả Nguyễn Thị Oanh, được tập hợp theo các chủ đề chính : gia đình ; cảm nghĩ về bản thân và các giá trị sống ; chuyện học hành, hướng nghiệp ; tình bạn, tình yêu…
  18. Nguyễn Thị Oanh, Mấy vấn đề quản lý đô thị từ góc độ văn hóa xã hội và nếp sống văn minh đô thị, TP.HCM, Nxb Trẻ, 2009.
  19. Nguyễn Thị Oanh, Tiềm năng tuổi trẻ: Trách nhiệm xã hội, TP.HCM, Nxb Thanh Niên, 2011. Cuốn sách gồm các phần: Tuổi trẻ và giáo dục lý tưởng, Tuổi trẻ và làn sóng văn hóa du nhập, Nghề nghiệp và kĩ năng xã hội, Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần, Đoàn và giáo dục thanh niên.
  20. Nguyễn Thị Oanh, Tản mạn về giáo dục thanh niên, TP.HCM, Nxb Thanh Niên, 2011. Cuốn sách gồm các phần: Học sinh đang buồn, Nhà giáo cũng chẳng vui, Quan hệ thầy trò, Giáo dục trước tiên là dạy người, Những đổi mới cần thiết, Bàn về phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm.
  21. Nguyễn Thị Oanh, Phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hiện đại hóa, TP.HCM, Nxb Thanh Niên, 2011. Cuốn sách gồm các chủ đề: Những vấn đề phụ nữ và phát triển, Hôn nhân thời hội nhập, Người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, Bạn gái trẻ, Quan hệ nam nữ, Phụ nữ và tuổi già.
  22. Nguyễn Thị Oanh, Tìm hiểu một số vấn đề xã hội, TP.HCM, Nxb Thanh Niên, 2012. Tác giả bình luận kiến giải các vấn đề xã hội như: Mại dâm, Ma túy, Khuyết tật, HIV/AIDS, Tội phạm.
  23. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội: Một ngành khoa học, một nghề chuyên môn, TP.HCM, Nxb Thanh Niên, 2012. Cuốn sách trình bày thông tin tổng quát về CTXH, diễn trình lịch sử của CTXH tại Việt Nam, Những vấn đề trong đào tạo CTXH, Những phẩm chất của người nhân viên xã hội.

C. Một số bài nghiên cứu trên Tập san Khoa học và Phát triển :

  1. Nguyễn Thị Oanh, “Khoa học xã hội ứng dụng và việc đưa khoa học kỹ thuật vào đời sống”, Tập san Khoa học và Phát triển, số 8, tháng 2-1983, tr. 46-48.
  2. Nguyễn Thị Oanh, “Phát triển và chuyển biến xã hội”, Tập san Khoa học và Phát triển, số 10, tháng 6-1983, tr. 57-60.
  3. Nguyễn Thị Oanh, “Sức khỏe tâm thần nhìn từ góc độ quản lý xã hội”, Tập san Khoa học và Phát triển, số 14, tháng 12-1984, tr. 45-49 và 56.
  4. Nguyễn Thị Oanh, “Con người trong quản lý”, Tập san Khoa học và Phát triển, số 19, tháng 6-1986, tr. 17-22.
  5. Nguyễn Thị Oanh, “Tình hình thư viện và kho tư liệu tại TP. Hồ Chí Minh” (qua điều tra khảo sát), Tập san Khoa học và Phát triển, số 21, tháng 10-1986, tr. 33-37.
  6. Nguyễn Thị Oanh, “Công nghệ thích hợp : Cái lớn nhất, đắt nhất, hiện đại nhất chưa hẳn là cái tối ưu”, Tập san Khoa học và Phát triển, số 29, tháng 2-1988, tr. 8-9 và 11.
  7. Nguyễn Thị Oanh, “Thuốc cho con người”, Tập san Khoa học và Phát triển, số 29, tháng 2-1988, tr. 30-32.
  8. Nguyễn Thị Oanh, “Phương pháp động não”, Tập san Khoa học và Phát triển, số 31, tháng 6-1988, tr. 29.
  9. Nguyễn Thị Oanh, “Kỹ năng của nhà quản lý”, Tập san Khoa học và Phát triển, số 33, tháng 10-1988, tr. 27-28 và 39.

D. Một số bài viết trên tờ báo Tuổi trẻ :

1. Quí trọng bản thân để tận hưởng cuộc sống (11-11-2003)

2. Bắt đầu từ người thầy

3. Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy thật (16-11-2003)

4. Công tác xã hội, một ngành học cần thiết (1-2-2004)

5. Biết mình để truyền thông có hiệu quả (29-2-2004)

6. Những chàng trai “quên” lớn lên (31-7-2004)

7. Thà ít mà tốt (4-9-2004)

8. Một lối sống văn minh

9. Nhốt người chứ không thể nhốt tư tưởng (11-9-2004)

10. Từ từ thiện đến công bằng (3-11-2004)

11. Lập kế hoạch cho cuộc đời (3-10-2004)

12. Giá trị sống

13. Tạo sức đề kháng cho giới trẻ VN (27-11-2004)

14. Bài học làm người bị bỏ quên

15. Ai cũng có 24g/ngày (23-9-2005)

16. Phong trào tình nguyện (15-1-2006)

17. Nét đẹp nhất của người phụ nữ (28-4-2006)

18. Sống vì cộng đồng: Đồng hành bằng những trái tim (28-5-2006)

19. Tuổi mới lớn – Để dây diều không đứt (Bàn tròn trực tuyến với Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh, TS Đinh Phương Duy, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, ca sĩ Tóc Tiên, thành viên nhóm Những ước mơ xanh... tổ chức vào chiều 30-5-2006, xem Tuổi trẻ Online, 30-5-2006)

20. Đừng để họ “sống cô đơn giữa đám đông” (11-6-2006)

21. "Tôi" và "chúng ta" (11-8-2006)

22. Nghề nghiệp như hôn nhân, là cả một cuộc đời ! (Tuổi trẻ Online, 8-4-2007)

23. Giáo dục kỹ năng sống, chuyện không dễ ! (8-9-2008)

24. Báo động đỏ với những "Vedan xã hội" (24-9-2008)

25. Tái hòa nhập sau cai nghiện : Cánh cửa chỉ mới hé mở (3-11-2008)

26. Dạy con ý thức cộng đồng : Cha mẹ phải là “người mẫu” (2-1-2009)

27. Nếp sống văn minh đô thị phải bắt đầu từ giáo dục nhân cách (Tuổi trẻ Online, 10-2-2009)

28. Đói tình cảm đáng sợ hơn đói cơm (27-2-2009)

29. “Đừng tước mất cơ hội của trẻ” (20-3-2009)

30. Cai nghiện phải bằng liệu pháp tâm lý (8-4-2009)