Dịch Vụ Xử Lý Nợ Xấu Triệt Để và Hiệu Quả [95% Thành Công] - Luật Thiên Mã

XỬ LÝ NỢ XẤU

Luật sư uy tín nhiều kinh nghiệm kiện đòi tài sản sẽ hướng dẫn cá nhân và doanh nghiệp thực hiện các giải pháp để thu hồi nợ nhanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

LUẬT SƯ KINH TẾ HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NỢ XẤU BẰNG PHÁP LUẬT HIỆU QUẢ NHẤT.

Có rất nhiều lý do khiến một cá nhân, một doanh nghiệp phải kiện đòi tiền một cá nhân, một doanh nghiệp khác. Là luật sư chuyên cố vấn xử lý nợ cho các cá nhân và doanh nghiệp, ngân hàng bản thân tôi gặp quá nhiều các vụ việc xử lý nợ dở khóc dở cười. Có doanh nghiệp vay nợ nhau bằng hợp đồng vay nợ, có doanh nghiệp do vi phạm hợp đồng kinh tế, hợp đồng sản xuất, hợp đồng hợp tác mà phát sinh ra nghĩa vụ phải trả nợ, cũng có những doanh nghiệp do góp vốn vào nhau làm ăn thua nỗ không rõ ràng cũng kiện đòi nhau trả nợ. Nhiều nhất là các doanh nghiệp đã kiện nhau ra tòa án, cơ quan tài phán và nhận được phán quyết về việc phải trả, tuy nhiên vẫn không làm thế nào để xử lý dứt điểm để thu được tiền về từ doanh nghiệp đang nợ.

Trên thực tế tư vấn tôi đã cho nhiều doanh nghiệp nhiều giải pháp như “Mua bán nợ” “Chuyển nợ thành vốn góp” hoặc các giải pháp khác như khấu trừ hàng hóa, hợp thức hóa khoản vay bằng các quyền trong nhiều thỏa thuận để bảo đảm được khoản vay. Tuy nhiên đa số các doanh nghiệp cũng chỉ muốn lấy tiền về hay lấy cái gì đó có thể quy ra được thành tiền thì càng tốt. Nhưng thực tế để làm được điều đó là vô cùng khó khăn trong thực trạng hiện nay.

Các doanh nghiệp, tổ chức, công ty, cá nhân đang vay nợ hoặc bị tòa án ra bản án, cơ quan thi hành án “sờ gáy” buộc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì đa số gặp các trường hợp khó xử lý như: doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, người đại diện pháp luật không tìm thấy, công ty doanh nghiệp không có tài sản, và doanh nghiệp đó cũng nợ nần rất nhiều ở các tổ chức khác trong đó không thể thiếu ngân hàng…từ đó việc gặp doanh nghiệp đang nợ xấu để đàm phán đã khó khăn vô cùng chứ nói gì đến việc là đòi được cả số tiền lớn đang nợ kia…từ đó mới thấy việc xử lý nợ là vô cùng nan giải.

Trong giới hạn bài viết này tôi không thể hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp, cá nhân nào trong từng trường hợp để các bạn có thể tự giải quyết. Tuy nhiên tôi cũng sẽ đề cập đến các vấn đề và đưa ra giải pháp cơ bản trong từng trường hợp để các bạn, các doanh nghiệp tham khảo trong quá trình giải quyết dứt điểm các khoản vay, khoản nợ xấu, nợ khó đòi của các doanh nghiệp khác.

Đối với các khoản vay đã được cơ quan tài phán, tòa án ra phán quyết bằng bản án hoặc quyết định công nhận hòa giải thì doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất hồ sơ yêu cầu thi hành án đối với khoản vay và kết hợp cùng chấp hành viên xác minh, tìm kiếm, cung cấp các tài sản khác của con nợ cho chấp hành viên tạo tiền đề cho việc kê biên nhanh chóng, hiệu quả. Yêu cầu tòa án tuyên bố “Phá sản” doanh nghiệp nợ xấu nếu đủ yêu cầu luật định và tạo các sức ép khác từ cơ quan thuế hoặc chính quyền sở tại đến con nợ. Đẩy mạnh tác động với cơ quan thi hành án thường xuyên vì họ thường giải quyết nhiều vụ án nên rất có thể không quan tâm nhiều đến vụ việc của các bạn. Ngoài cơ quan thi hành án các bạn có thể hợp tác với văn phòng Thừa Phát Lại để giúp đỡ các bạn xác minh điều kiện thi hành án.

Đối với các khoản vay chưa rõ ràng mà vẫn chỉ còn là những tranh chấp mập mờ, những văn bản viết tay nhận tiền, những cuộc điện, tin nhắn về nội dung thì các doanh nghiệp cũng nên hoàn tất hồ sơ để gửi đến tòa án nhân dân với yêu cầu khởi kiện rõ ràng để nhận được phán quyết của tòa án. Tuy nhiên việc xây dựng hồ sơ như thế nào phù thuộc vào yêu cầu khởi kiện của các bạn? Trên thực tế nhiều doanh nghiệp dùng nhiều áp lực từ nhiều phía khác đến con nợ để hoàn trả khoản vay hoặc buộc thực hiện nghĩa vụ mà bất chấp pháp luật có cấm các biện pháp đó hay không. Có những doanh nghiệp còn dùng những thế lực xã hội đe dọa và từ đó tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn khác.

Với vai trò là một luật sư tư vấn trong giải quyết tranh chấp tôi thấy hiện nay để giải quyết dứt điểm các khoản vay giữa các doanh nghiệp tốt hơn hết hãy ưu tiên giải pháp đàm phán và trao đổi các nghĩa vụ có thể trước khi ra tòa. Việc đàm phán, thương lượng nó mang tính chất chuyên nghiệp, thương mại, không tốn kém, tông trọng nhau và các bên cùng có lợi. Áp dụng đàm phán trong giải quyết tranh chấp luôn là lựa chọn số một của các doanh nhân và doanh nghiệp uy tín.

Ngoài các khoản vay rõ ràng, các doanh nghiệp còn gặp phải các khoản vay, con nợ không rõ nơi ở, nơi làm việc có dấu hiệu bỏ trốn, bùng tiền và đe dọa trả thù hoặc dùng các thế lực khác nhằm đe dọa loại bỏ trách nhiệm trả nợ thì doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu đến các biện pháp “Hình sự hóa” vấn đề, việc hình sự hóa vấn đề chỉ được áp dụng khi sự việc có dấu hiệu hình sự và vi phạm vào các quy định đã được bảo vệ trong bộ luật hình sự. Những sự việc như vậy các bạn nên làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an để được giúp đỡ và bảo vệ tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra hoặc con nợ bỏ trốn, tẩu tán tài sản ra ngoài…

Mỗi khoản vay, mỗi con nợ, mỗi tình huống lại có những điều phải ngẫm, phải suy và việc áp dụng biện pháp nào cho giải quyết dứt điểm lại là bài toán đau đầu của các chủ doanh nghiệp. Nhưng hơn hết khi doanh nghiệp muốn xử lý dứt điểm khoản vay thì buộc phải nghiên cứu thật kỹ những giải pháp, thời điểm thích hợp, sức khỏe tài chính của con nợ, tình trạng thực tế, quan điểm trả nợ của con nợ…tất cả việc đó các bạn nên nghiên cứu, xác minh tìm kiếm và yêu cầu trên bàn đàm phán trước khi phải mất thêm nhiều chi phí khác cho quá trình kiện tụng và thi hành án.

Trong trường hợp còn vấn đề pháp lý vướng mắc, vui lòng liên hệ với Luật Thiên Mã qua hotline 0977 523 155 hoặc số máy nội bộ 0243 200 1525 để được hỗ trợ và tư vấn giải quyết yêu cầu nhanh chóng và hiệu quả.

TÌM HIỂU THÊM VỀ DỊCH VỤ

Mạng Xã Hội Luật Thiên Mã
Dịch Vụ Xử Lý Nợ Xấu Triệt Để và Hiệu Quả [95% Thành Công] - Luật Thiên Mã
Dịch Vụ Xử Lý Nợ Xấu Triệt Để và Hiệu Quả [95% Thành Công] - Luật Thiên Mã
Dịch Vụ Xử Lý Nợ Xấu Triệt Để và Hiệu Quả [95% Thành Công] - Luật Thiên Mã - Google My Maps