Tổng hợp các nguyên tắc thiết kế từ cơ bản đến

nâng cao

Tổng hợp các nguyên tắc thiết kế từ cơ bản đến nâng cao

Bạn muốn trang bị cho mình các kiến thức về thiết kế, trước hết hãy nắm rõ các nguyên tắc thiết kế. Việc thiết kế khá phức tạp đòi hỏi việc sáng tạo và cập nhật các kiến thức mới liên tục, tuy nhiên các kiến thức và nguyên tắc căn bản thì không nên bỏ qua. Hôm nay mình sẽ tổng hợp các nguyên tắc thiết kế từ cơ bản đến nâng cao.

Nguyên tắc thiết kế đồ họa là gì?

Nguyên tắc thiết kế bao gồm các yếu tố trực quan, giúp định hình, mô tả ý tưởng và quá trình thực hiện của các sản phẩm sáng tạo. Các nhà thiết kế đồ họa vẫn tuân thủ các nền tảng các nguyên tắc để phát triển ý tưởng của mình.

Các nguyên tắc, nguyên lý thiết kế quan trọng như thế nào

Các yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế giúp bạn hình thành nguồn cảm hứng sáng tạo, hạn chế bí ý tưởng trong thiết kế. Nếu sử dụng một cách phù hợp, sản phẩm thiết kế trở nên thu hút ngoài ra còn thể hiện ý tưởng sáng tạo. Các sản phẩm thiết kế vừa sáng tạo, đa dạng và độc đáo nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc thể hiện tính chuyên nghiệp.

Yếu tố cơ bản trong nguyên tắc thiết kế đồ họa

  1. Line (Đường nét)

Theo định nghĩa thì line là bất kỳ đường nét nào, kể cả các dấu chấm liên tiếp hay cả đường zíc zắc, vì vậy nó không theo nguyên tắc ràng buộc nào, bạn có thể xem rằng đường kẻ là nơi bắt nguồn mọi thứ. Là một yếu tố đơn giản nhưng quan trọng nhất trong nguyên tắc thiết kế.

Tùy thuộc vào hình hàng và kích thước, độ đậm nhạt của các đường nét khác nhau sẽ có cách tổ chức sắp xếp bố cục và nội dung khác nhau. Các đường nét thể hiện phần nào các ý tưởng thiết kế ví dụ như đường thẳng gợi lên sự trật tự, gọn gàng, đường zíc zắc ám chỉ sự náo nhiệt, căng thẳng.

Có một kỹ thuật được sử dụng với các đường kẻ, đó là dẫn dắt tầm nhìn (Leading Lines), tạo đường thẳng hướng về chủ thể ánh chính, phân cấp không gian, phối cảnh, sự sáng tạo của hình khối, chuyển động để nhấn mạnh và gây hứng thú cho người xem.

Đường kẻ là nhân tố quan trọng trong đồ họa, nó có tính linh hoạt khá cao, đơn giản và hiệu quả, bạn có thể thỏa sức sáng tạo với nó, hãy thử nghiệm chúng ngay.

2. Shape (Hình khối)

Trong nguyên tắc thiết kế, hình khối được định nghĩa là mảng hình được xác định bởi ranh giới của các nét kín. Chúng thường xuất hiện dưới dạng hình phẳng - 2D.

Có 2 loại hình khối cơ bản như sau:

  • Hình học cơ bản (Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật,...)

  • Hình học tự nhiên (Trái tim, kim cương, hình lá,...)

Các hình khối thường được dùng để tổ chức bố cục, phân cấp thông tin, trang trí hoặc minh họa.

Mỗi dạng hình khối các nhau mang ý nghĩa và phong cách khác nhau, bạn có thể sáng tạo và truyền tải nội dung hiệu quả và phù hợp.

3. Typography ( Nghệ thuật sử dụng con chữ)


Nghệ thuật sử dụng và ghép chữ là nền tảng, yếu tố khá quan trọng trong thiết kế. Các dự án thiết kế đồ họa đặc sắc luôn có sự hiện diện và góp phần của Typography. Việc sắp xếp và sử dụng con chữ truyền tải thông điệp của tác phẩm và mang đến các cảm xúc khác nhau cho các sản phẩm thiết kế đồ họa.

Tùy theo hình dáng chữ mà bạn lựa chọn cho tác phẩm, từ nét chữ đơn giản, hiện đại hay cổ điển, nét chữ cứng hay mềm mại đều mang đến và tạo các hiệu ứng thị giác khác nhau cho người xem. Tùy theo mục đích và chủ đề thiết kế của bạn mà có thể sử dụng các con chữ một cách phù hợp.

4. Form (Hình thức)

Là khái niệm dành cho các đối tượng hình khối được thiết kế thể hiện qua 3 yếu tố chính: Dài - sâu - rộng. Hiểu một cách đơn giản, form là các hình khối được đổ bóng nhằm tạo hiệu ứng 3D, ví dụ như hình trụ, hình cầu,...

Bởi tính chất của Form, tạo không gian 3 chiều, nó thường ứng dụng để hình thành không gian của bố cục, tạo chiều sâu cho thiết kế, hình ảnh tương phản, bổ sung vùng sáng và tối cho các đối tượng trong sản phẩm sáng tạo.

5. Space (Không gian)

Một yếu tố quan trọng nữa không thể bỏ qua trong thiết kế đó là không gian. Là việc sắp xếp, tạo khoảng trắng và khoảng trống tương phản giữa các đối tượng trong thiết kế.

Việc thiết kế không gian trong các sản phẩm giúp tạo ra góc nhìn sáng tạo, độc lạ gia tăng hiệu ứng thị giác, nhấn mạnh hình ảnh cũng như truyền tải thông điệp hình ảnh một cách tốt hơn. Tuy vậy hãy tận dụng nó một cách đúng cách không nhồi nhét lộn xộn các đối tượng một cách không có chủ đích. Hãy tối ưu và sử dụng Space một cách khôn khéo, thông minh, phù hợp với mục đích truyền tải thông điệp.

6. Texture (Lớp nền kết cấu)

Là các đặc điểm bề mặt thể hiện tính chất của các vật thể như các họa tiết hoa văn, kim loại, gỗ, bề mặt giấy khô, lụa mềm…

Hãy tận dụng và sử dụng nó một cách tinh tế để mang lại cảm xúc giác quan và độ sâu cho thiết kế.

7. Color (Màu sắc)

Nhắc tới các yếu tố trong thiết kế thì không thể bỏ qua yếu tố màu sắc. Nó là một loại công cụ đặc biệt và quyền lực, nó khắc họa chủ đề và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả qua điểm nhìn, ánh sáng, chiều sâu, mang đến cảm xúc cũng như thúc đẩy hành vi người xem.

Các nguyên tắc thiết kế cơ bản đến nâng cao

  1. Repetition (Sự lặp lại)

Việc lặp lại phông chữ, màu sắc, từ ngữ hoặc hình dạng giúp gắn kết thiết kế và giao diện tổng thể. Repetition là yếu tố quyết định khi thiết kế thương hiệu, việc luôn nhất quán giữa thương hiệu và liên quan đến việc liên kết các sản phẩm với nhau.

Sự lặp lại là nguyên tắc tuyệt vời để củng cố ý tưởng và nhận thức của người xem thông qua các yếu tố bạn muốn truyền tải, nó giúp cho thiết kế của bạn có bố cục cân đối, tổng thể có ,màu sắc cân bằng.

2. Tính thống nhất (Unity)


Sự thống nhất hay hài hòa tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố với nhau trong một giao diện thiết kế. Là sự cân bằng phù hợp và hài hòa giữa các yếu tố tạo nên một tổng thể dễ chịu, phù hợp với thị hiếu người xem. Là sự đồng nhất giữa các thành phần trong một Layout, các thành phần hỗ trợ mật thiết với nhau và tất nhiên mỗi thành phần đều có các chủ đích khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một khối đồng nhất. Nó đạt được bằng cách sử dụng liên tục và hài hòa.

3. Sự nhấn mạnh (Emphasis)

Nhằm nhấn mạnh đối tượng thiết kế nào đó bằng cách thay đổi độ lớn, kích cỡ, vị trí, màu sắc hay hình dạng. Nó làm cho thiết kế của bạn trở nên nổi bật, thu hút và tạo được tiêu điểm thu hút sự chú ý của người xem.

4. Chủ đề (Theme)

Hãy xác định chủ đề thiết kế của bạn, thông điệp mà bạn muốn truyền tải là gì, mục đích thiết kế của bạn là gì. Nếu như bản thiết kế của bạn không thể hiện được trọng tâm nội dung bạn muốn truyền tải thì nó trở nên không có giá trị và vô nghĩa. Vậy nên nguyên tắc tiên quyết trong thiết kế là xác định được chủ đề và bám sát vào nó trong quá trình thiết kế.

5. Tính đối xứng (Symmetry)

Khoa học chứng minh rằng, con người sẽ bị thu hút bởi tính đối xứng. Với những khuôn mặt, các thiết kế có tính đối xứng sẽ luôn hấp dẫn và đẹp mắt hơn. Symmetry được sử dụng trong các biểu tượng để tạo ra thiết kế hài hòa ấn tượng, cân bằng. Thay vì áp dụng quy tắc tính đối xứng này một cách cứng nhắc nó sẽ trông giống như một bên đã được sao chép, xoay qua xoay lại và được dán vào bên trái. Thay vào đó hãy tạo ra các yếu tố tinh tế của tính đối xứng vào thiết kế của bạn.

6. Transparency (Hiệu ứng trong suốt)

Transparency đôi khi còn được gọi là “độ mờ đục”, nó đề cập đến cách nhìn xuyên qua vật thể, độ đậm càng giảm thì độ mờ của đối tượng càng cao và ít được chú ý hơn, độ đậm càng tăng đối tượng đó sẽ càng rõ.

Hiệu ứng trong suốt là một kỹ thuật tuyệt vời để tạo chuyển động trong các hình ảnh tĩnh. Tính trong suốt không chỉ giới hạn ở đồ họa kỹ thuật số.

7. Texture (Lớp nền kết cấu)

Với các sản phẩm thiết kế đồ họa gọn gàng, sắc nét và đẹp mắt nhưng đôi khi kết hợp với texture sẽ trở nên tuyệt vời hơn. Nó có thể thêm vào chiều sâu và một số hiệu ứng khá thú vị cho thiết kế của bạn.

Hãy nhớ rằng có một ranh giới mỏng manh giữa sự cổ điển và cũ kỹ vì thế hãy đảm bảo sử dụng kỹ thuật này một cách có tiết chế, hạn chế sử dụng quá nhiều Texture, nó có thể nhanh chóng áp đảo thiết kế của bạn

8. Balance (Tính Cân Bằng)

Mỗi yếu tố trong thiết kế của bạn đều mang một sức nặng đằng sau nó, đó là cách bạn làm chủ được sự cân bằng. Từ các ô văn bản, hình ảnh, đến các khối màu, xem xét các yếu tố như kích thước, hình dạng của chúng và sức nặng của chúng ảnh hưởng đến các yếu tố khác.

9. Hierarchy (Hệ Thống Cấp Bậc)

XEM THÊM: Tổng hợp kiến thức màu sắc trong thiết kế không thể bỏ qua

10. Contrast (Độ Tương Phản)

Để nhấn mạnh các điểm khác biệt giữa hai hay nhiều đối tượng khác nhau trong thiết kế, bạn có thể ứng dụng nguyên tắc tương phản. Sự tương phản có thể là dày -mỏng, nhỏ-to, đậm-nhạt, sáng-tối,...Có thể về màu sắc như nóng-lạnh, mịn-thô ráp….

Sự tương phản giúp điều hướng thị giác một cách hiệu quả với chủ đích nhấn mạnh thông tin hay đoạn thông điệp, chẳng hạn như nút mua ngay hay đăng nhập,...

11. Framing (Đóng khung)

Việc bố trí đóng khung cho thiết kế một cách chính xác là một khía cạnh quan trọng. Các khung hình phía ngoài như là đường vẽ ngoài các ô hoặc các yếu tố đồ họa có thể nâng cao hoặc thu hút sự chú ý đến các yếu tố cụ thể trong thiết kế. Khung hình không nhất thiết là đồ họa, nó có thể là các vật thể hình ảnh.

12. Grid (Hệ Thống Đường Kẻ Ô)

Hệ thống đường kẻ ô là một trong những bước đi quan trọng đầu tiên giúp bạn xây dựng một sản phẩm cuối cùng có chức năng và đẹp. Nó thường là yếu tố không nhìn thấy được, chúng bao gồm các hàng và cột nhất định, giúp bạn có thể căn chỉnh các yếu tố của mình dựa trên nó. Các đường kẻ ô giúp cho các nội dung được gọn gàng, dễ đọc và thuận mắt.

13. Randomness (Tính Ngẫu Nhiên)

Sự ngẫu nhiên đóng một phần lớn trong thiết kế, nhưng nó là một loại ngẫu nhiên cụ thể gọi là “Design randomness”. Sự khác biệt giữa Design randomness với các dạng ngẫu nhiên khác là cách thức và mục đích thực hiện. Với các sản phẩm thiết kế, mục đích của nó là giao tiếp-tác phẩm này cần nói gì với người tiêu dùng?Làm thế nào để việc giao tiếp ấy hiệu quả và mạnh mẽ hơn,...

Mọi thứ không phải lúc nào cũng cần phải gọn gàng và trật tự mới được xem là thiết kế, hãy cân nhắc tính ngẫu nhiên và sử dụng chúng cách hiệu quả.

14. Movement (Sự Chuyển Động)

Nguyên tắc tạo sự chuyển động mắt trong thiết kế bao gồm việc sử dụng các đường nét, hình khối và màu sắc,....kết hợp các yếu tố khác nhau trong nguyên lý tạo thành một đường dẫn hướng mắt người nhìn từ điểm này sang điểm khác. Mang đến nét sinh động, tránh cảm giác gây nhàm chán.

15. Depth (Chiều Sâu)

Chiều sâu là một nguyên tắc thú vị và quan trọng trong thiết kế. Ngay cả đối với các điểm yếu tố phẳng nhất, bạn có thể tận dụng nó để mang lại một ý nghĩa chiều sâu hay thậm chí là một ảo ảnh, đánh lừa thị giác người xem rằng thiết kế của bạn vươn xa đến chiều không gian thứ 3.

16. Negative Space (Không Gian âm)

Những khoảng trắng (White Space) giúp thiết kế của bạn trông gọn gàng, dễ dàng điều hướng người xem và trông “dễ thở” hơn. Thu hẹp các khoảng trắng các chủ thể trông sẽ gắn kết với nhau hơn.

17. Tỷ lệ (Scale)

Là kích thước hình ảnh, hay tiêu chuẩn kích cỡ của các đối tượng trong thiết kế, nhưng nó mang tính chất ảnh hưởng đến tổng thể chung.

Nó thường được kết hợp với các nguyên tắc thiết kế khác như sự nhấn mạnh để thu hút người xem hơn.

Lời kết

Những nguyên tắc căn bản mà hôm nay Thiết kế web doanh nghiệp đã chia sẻ, sẽ giúp bạn có nền tảng cho sự phát triển và sáng tạo hơn. Những nguyên tắc thiết kế là những nền tảng, bạn có thể sáng tạo hơn, độc đáo trong những tác phẩm của mình sao cho phù hợp và dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi - dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp để được giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ thiết kế web.