Giao lĩnh là gì?
“Giao lĩnh” là trang phục thông dụng và có lịch sử dài nhất trong hệ thống trang phục Việt Nam. “Lĩnh” là từ Hán - Việt có nghĩa cổ áo, nên Giao Lĩnh có nghĩa chiếc áo có phần cổ giao nhau, là một dáng áo cơ bản của cổ phục Việt, sử dụng trong mọi tầng lớp từ vua chúa, quý tộc đến bình dân. Giao lĩnh còn có cách gọi khác là giao lãnh hoặc dân gian thường gọi là áo tràng vạt. Toàn thư chép vua Trần Anh Tông mặc áo giao lĩnh: “Đế phục hoàng la giao lĩnh y 帝服黄羅 交領衣”, bản dịch của Nxb KHXH năm 1971-1972 dịch là “帝服黄羅 交領衣”, bản dịch của Nxb KHXH năm 1971-1972 dịch là “áo tràng vạt”.
Lịch sử ra đời
Áo Giao Lĩnh xuất hiện rất sớm ở Việt Nam và ảnh hưởng rất nhiều từ trang phục từ nhà Tống của Trung Hoa. Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều và có nét tương đồng từ kiểu dáng nhưng vẫn có những điểm khác biệt tùy vào văn hóa và khí hậu của nước ta. Có thể nói, áo Giao lĩnh là tiền đề chuẩn mực của mọi trang phục Việt Nam về sau và là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam.
Vào Thời nhà Lý - Trần - Lê, Áo giao lĩnh là loại thường phục phổ biến không phân biệt tầng lớp, giới tính. Tuỳ vào mỗi giai khác nhau thì áo Giao lĩnh sẽ được phối theo những kiểu khác nhau. Vào thời Lý, giao lĩnh sẽ được mặc như trang phục riêng lẻ. Sau thời Lý, giao lĩnh sẽ trở thành lớp lót và khoác bên ngoài là áo tứ điên, đối khâm (thời Trần) hoặc áo viên lĩnh (thời Lê).
Áo giao lĩnh thời Lý
(Nguồn: Đại Việt Cổ Phong)
Áo giao lĩnh thời Lý
(Nguồn: Iridescentdream)
Áo cổ tròn 4 vạt khoác ngoài cùng lớp lót giao lĩnh của quan thời Trần trong “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ”
(Nguồn: Internet)
Áo giao lĩnh nữ vạt dài thời Trần (Nguồn: Đại Việt Cổ Phong)