Rút hầm cầu giá rẻ

Các mẹo xử lý bồn cầu nghẹt giấy đơn giản tại nhà

Với nhiều lý do khác nhau mà bồn cầu của chúng ta thường xuyên rơi vào tình trạng bị nghẹt. Và một trong những lý do thường xuyên xảy ra nhất do thói quen sinh hoạt của chúng ta đó là việc bồn cầu bị nghẹt giấy. Có nhiều cách xử lý khác nhau tại nhà có thể giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi phí thuê dịch vụ.

Nguyên nhân khiến bồn cầu nghẹt giấy

Đa phần vấn đề bồn cầu nghẹt giấy xuất phát từ lối sinh hoạt cá nhân khi việc bồn cầu nghẹt giấy tại các địa điểm công cộng như công ty, công viên,... xảy ra thường xuyên hơn 1 phần cũng do mức độ sử dụng thường xuyên hơn.

Vẫn có trường hợp bồn cầu nghẹt giấy do cấu trúc bên trong của bồn cầu không đạt đủ tiêu chuẩn hay tuổi thọ của bồn cầu cao khiến giấy bị nghẹt lại lâu ngày mà dẫn đến việc ứ tắc bồn cầu.

Ngoài ra, nguyên nhân chính yếu có thể gây ra việc bồn cầu bị nghẹt là do chất lượng giấy mà chúng ta đang sử dụng với việc khó phân hủy gây nghẹt cầu cống.

Việc bồn cầu bị nghẹt giấy sẽ gây ra sự ngại ngùng cho người sử dụng nếu đang phải sử dụng nhà vệ sinh ở địa điểm công cộng.


Tác hại khi bồn cầu bị tắc giấy vệ sinh

Khi bồn cầu bị nghẹt hay tắc sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong vấn đề vệ sinh, đó có thể là:

  • Bồn cầu bị đầy nước:

Khi ấy chất thải cùng với lượng nước chúng ta xả không rút đi mà bị ứ đọng lại , nếu không giải quyết ngay có thể sẽ gây tích tụ vi khuẩn không tốt và khiến ta bị mắc bệnh.

Hơn nữa việc bồn cầu bị đầy nước khiến bồn cầu bị mất thẩm mỹ và không thể sử dụng được nữa. Giống việc không có chỗ thải mà chất thải tích tụ ngày càng nhiều.

Điều này cũng có thể khiến lớp men trên thành bồn cầu bị ảnh hưởng và gây ra những tác hại không tốt sau này.

  • Mùi hôi

Cùng việc đầy nước do bị nghẹt bồn cầu thì mùi hôi cũng sẽ bị phát sinh và phân tán rộng ra khi lượng chất thải không thể thoát khỏi bồn cầu để đi xuống bể phốt.

Khi này mùi hôi này sẽ không thể khử được hoàn toàn khi vấn đề nghẹt hầm cầu vẫn không được giải quyết.

  • Chất thải bị trào ngược:

Đây là tình huống khá hi hữu khi dưới bể phốt bị dồn nén hơi công với việc xả nước liên tục sẽ dẫn đến việc trào ngược do lượng nước quá nhiều.

Đến mức này rất khó xử lý khi chất thải cử tiếp tục trào ra ngoài và gây mất vệ sinh cho cả hầm cầu.


Như vậy, bồn cầu bị nghẹt giấy phải làm sao.


Mẹo xử lý khi bồn cầu tắc giấy vệ sinh

Luôn có nhiều hướng giải quyết khi bồn cầu nghẹt giấy và chúng ta có thể tự làm tại nhà để tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi mọi vật dụng cần thiết đều có trong nhà của bạn.


Xử lý với baking soda

Đây là cách xử lý phổ biến nhất khi baking soda được đề cao về tính tẩy của mình, hơn hết khi sử dụng chung với giấm hiệu quả đem lại sẽ cực kì tốt và hiệu quả.

Các bước xử lý hiệu quả:

  • Trộn nửa chén baking soda với 1 chén giấm.

  • Đổ trực tiếp dung dịch vào bồn cầu sau đó đóng nắp hoặc đậy kín đợi qua đêm.

  • Hôm sau xả nước nhiều lần và kiểm tra.

  • Nếu tình trạng có giảm đi mà không hết thì tiếp tục các bước như trên.




Xử lý với pít tông

Pít tông là vật dụng quen thuộc và luôn có mặt trong đa số các gia đình ở Việt Nam khi vấn đề nghẹt cầu cống không còn là chuyện lạ.

Với những lí do mà pít tông được tin tưởng sử dụng, ta có thể biết được sự hiệu quả của pít tông khi giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà vệ sinh nhất là vấn đề bồn cầu nghẹt giấy.

Các bước xử lý hiệu quả:

  • Đưa miệng cao su của pít tông vào sát thành miệng bồn cầu.

  • Dùng lực tay để tác động lên xuống pít tông và vận dụng lực tác động của miệng cao su trong khoảng 15-20 phút.

  • Xả nước và vệ sinh pít tông và thành bồn cầu.

  • Tiếp tục chuỗi hành động cho đến khi hầm cầu được thông thoáng.


Xử lý với nước nóng

Việc sử dụng nước nóng kết hợp với lực xả của bồn cầu sẽ giúp việc nghẹt giấy bị giảm bớt và có thể xử lý luôn dứt điểm việc bị nghẹt giấy.

Nước nóng có thể giúp làm giấy bị nghẹt mềm ra và dễ trôi đi hơn với việc xả nước thông thường.

Các bước xử lý hiệu quả:

  • Sử dụng 400ml - 500ml nước nóng được đun sôi đổ vào hầm cầu.

  • Đợi tầm 5-10p rồi xả lại với nước trong bồn cầu với lực nước mạnh nhất.

  • Lặp lại quá trình trên cho đến khi nước xả xuống bình thường.


Xử lý với nước rửa chén

Với tính tẩy rửa có trong nước rửa chén, đây dường như là công cụ tuyệt vời khi vừa có thể giải tỏa áp lực gây ra bởi giấy cho bồn cầu vừa có thể giúp nó sạch và thơm hơn.

Khi sử dụng nước rửa chén điều quan trọng ta cần để ý là lưu lượng đưa vào bồn cầu có đủ để khiến giấy bị tan ra không.

Các bước xử lý hiệu quả:

  • Sử dụng 5-10ml nước rửa chén pha loãng cùng nước sôi.

  • Đổ trực tiếp vào thành và miệng của bồn cầu.

  • Đợi 5-10 phút sau đó dội lại nước.

  • Tiếp tục lặp lại quá trình cho đến khi nước xả xuống như bình thường.


Làm sao để giảm khả năng hầm cầu nghẹt giấy.

Trước khi để xảy ra vấn đề nghẹt giấy đối với bồn cầu của chúng ta thì việc ngăn chặn hoặc thay đổi trong quá trình sống là điều cần thiết.

Khi có thể thay đổi và làm khả năng nghẹt giấy sẽ giúp bồn cầu kéo dài tuổi thọ sử dụng và hạn chế việc ứ tắc thường xuyên.

Ta phải công nhận rằng ngày càng có nhiều loại bồn cầu khắc phục hoặc giảm bớt vấn đề bị kẹt giấy nhưng không khi nào là có thể loại bỏ được hoàn toàn vấn đề đó.

Để có thể giảm được đến mức tối thiểu sự việc trên thì sau đây là một số cách thức để thực hiện.


Thói quen sử dụng

Thói quen sử dụng bồn cầu ở đây thường là xả nước giấy sau khi sử dụng. Điều này lâu ngày sẽ gây ứ đọng bồn cầu gây ra hiện tượng tích tụ và nghẹt.

Để có thể thay đổi, ta cần hạn chế tối thiểu lượng giấy hoặc vật thể lạ đưa vào hầm cầu.

Nhờ vào việc thay đổi thói quen sẽ giúp bồn cầu tăng cường tuổi thọ sử dụng và hạn chế được việc nghẹt thường xuyên gây ra bởi giấy.

Ngoài ra việc vệ sinh thường xuyên cũng giúp hầm cầu tránh được tình trạng bị nghẹt, trở nên thông thoáng hơn tránh tình trạng tích trữ giấy thừa dẫn tới tình trạng ứ tắc giấy.


Chất liệu giấy vệ sinh

Việc lựa chọn giấy vệ sinh đạt chuẩn với các tiêu chí chất lượng, dễ phân huỷ, có xuất xứ rõ ràng, không có hoá chất gây hại sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tuổi thọ của bồn cầu.

Cách lựa chọn giấy vệ sinh an toàn:

  • Về màu giấy: Đối với các loại giấy có màu trắng tinh, ta cần phải né chúng vì có cấu tạo từ bột giấy tái chế, đa phần sẽ chứa hoá chất gây hại cho cơ thể về lâu dài.

Lựa chọn các loại giấy có màu trắng ngà, mềm, láng mịn, và khi sờ vào có cảm giác rất mát tay.

  • Về độ giãn: cần kiếm các loại giấy khi kéo ra sẽ khó rách nhưng cũng không phải giãn như dây thun.

  • Về mùi hương: Cần lựa chọn các loại giấy không có mùi, vì nếu có đều là do các hóa chất không tốt cho sức khỏe.

Cần phải lựa chọn giấy vệ sinh an toàn và biết rõ nguồn gốc của hàng hoá, vì nếu không sẽ gây ra rất nhiều hệ luỵ sau này không chỉ riêng về việc hầm cầu bị nghẹt mà còn là sức khoẻ của cá nhân và gia đình.



Nguyên nhân bồn cầu bị nghẹt và cách khắc phục tại nhà.

Bồn cầu bị nghẹt không còn là vấn đề quá xa lạ đối với các hộ gia đình và các địa điểm công cộng. Khi tuổi thọ của bồn cầu không còn được lâu, vấn đề trên xảy ra ngày càng nhiều và liên tục hơn. Tuy vậy mọi vấn đề đều có thể giải quyết và thậm chí hiệu quả cao dù tự thực hiện tại nhà. Một số cách khắc phục mà chúng ta có thể tham khảo dưới đây.

Nguyên nhân bồn cầu bị nghẹt.

Chúng ta luôn gặp rắc rối trong việc tìm kiếm cách giải quyết mà không biết được nguyên nhân bồn cầu bị nghẹt bắt nguồn từ đâu.

Để có thể biết được nguyên nhân bồn cầu bị nghẹt ta cần chú ý tới nguyên lý hoạt động của bồn cầu.

Cụ thể khi chất thải được xả xuống bồn cầu sẽ đi qua ống dẫn và từ ống dẫn đi tới bể phốt đa phần được đặt ở dưới nhà chúng ta.

Tuy vậy luôn có vô vàn lý do dẫn tới việc nghẹt bồn cầu, dưới đây là một số lý do dẫn tới vấn đề trên:

  • Bỏ các chất thải không tiêu vào bồn cầu

  • Các chất thải rắn hay giấy vệ sinh chất lượng thấp cũng là nguyên do phổ biến.

  • Do ống thải tích tụ lâu ngày bị nghẹt khiến bồn cầu bị ứ đọng.

  • Đường ống thoát khi không hoạt động hay không được lắp đặt đúng cách.

  • Đường ống dẫn thải tới bể phốt có vấn đề.

  • Cách lắp đặt không theo đúng chuẩn.

  • Bị đầy bể phốt.

  • Do vệ sinh bồn cầu không đúng cách.


Ưu điểm của các cách khắc phục bồn cầu bị nghẹt.

Bằng việc sử dụng các cách khắc phục bồn cầu bị nghẹt tại nhà không chỉ giúp giải quyết vấn đề tắc nghẽn tạm thời mà còn giúp cải thiện mùi hôi và chất lượng của bồn cầu qua năm tháng.

Hơn hết, các cách giải quyết dưới đây sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, chi phi khi sử dụng dịch vụ thông tắc chuyên nghiệp.

Với các vật dụng đơn giản có thể tìm thấy ở trong chính căn nhà của bạn, các vấn đề về bồn cầu sẽ sớm được giải quyết nhanh chóng.

Bằng việc xử lý tại nhà vấn đề về bồn cầu có thể giúp chúng ta hiểu và quản lý được việc hoạt động của hầm cầu.

Những lưu ý khi sử dụng các cách làm cho bồn cầu hết nghẹt.

Các vấn đề về vệ sinh luôn liên quan và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, chúng ta cần phải lưu ý những gì khi vận dụng các cách khắc phục bồn cầu bị nghẹt tại nhà.

  • Luôn sử dụng găng tay để tương tác với hầm cầu để tránh việc tiếp xúc các loại vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.

  • Hạn chế tiếp xúc với mùi hôi do chất thải bị nghẹt lại trong bồn cầu.

  • Tìm hiểu và sử dụng các loại hóa chất đúng cách để tránh gặp vấn đề trong quá trình sử dụng.

  • Xem xét cẩn trọng tình hình hiện tại của bồn cầu.

  • Sử dụng sự trợ giúp của các bên chuyên nghiệp khi cần thiết.


Các cách khắc phục bồn cầu bị nghẹt đơn giản tại nhà.

Khi hiểu rõ nguyên nhân và tình hình hiện tại của hầm cầu, chúng ta cần phải lưu ý về các vấn đề trên để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Các cách khắc phục bồn cầu bị nghẹt dưới đây sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc xử lý chúng.


Khắc phục với bơm thụt bồn cầu.

Bơm thụt bồn cầu là vật dụng thân thiết được sử dụng phổ biến với mục đích giải quyết các vấn đề xảy ra với hầm cầu cụ thể là việc bị nghẹt hay bị đầy.

Các bước sử dụng hiệu quả:

  • Bước 1: Tìm kiếm miệng cao su phù hợp với kích thước của bồn cầu.

  • Bước 2: Đưa miệng cao su vào sát hầm cầu và cố định nó.

  • Bước 3: Dùng lực tác động lên xuống để bơm thụt hoạt động theo đúng công suất.

  • Bước 4: Xả nước và kiểm tra lại.

  • Bước 5: Lặp lại từ bước 2 cho đến khi vật thể lạ bị hút ra khỏi hoặc áp lực chất thải được giải toả và hầm cầu hoạt động bình thường.


Khắc phục với nước nóng.

Tác dụng của việc sử dụng nước nóng để khắc phục bồn cầu bị nghẹt là để lượng chất thải lâu ngày bị tắc ứ trong hầm cầu phân rã nhanh hơn và giúp vấn đề được giải quyết.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 3 đến 4 lít nước nóng.

  • Bước 2: Đổ nước nóng vào trong hầm cầu.

  • Bước 3: Đợi 10 đến 20 phút để chất thải được phân rã.

  • Bước 4: Xả lại với nước thường và kiểm tra.

  • Bước 5: Lặp lại từ bước 2 cho đến khi hầm cầu được thông thoáng hoàn toàn.


Khắc phục bằng băng dính.

Chúng ta có thể sử dụng băng dính thông thường hoặc dùng các miếng băng dính đang được bán trên thị trường.

Bằng việc sử dụng băng dính sẽ giúp chúng ta lợi dụng lực hút của ống dẫn khí khi chặn hết lượng khí vào từ trên bồn cầu sẽ giúp các chất thải hay giấy bị hút xuống bể phốt và giải quyết được vấn đề nghẹt mà ta đang gặp phải.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Sử dụng băng keo hoặc miếng băng dính chuyên dụng dán bịt lại hết miệng bồn cầu và không được để lọt khí khi đang sử dụng.

  • Bước 2: Dùng tay nhấn lực vừa phải lên lớp băng dính đã dán.

  • Bước 3: Đợi 5 đến 10 phút để lực hút có thể hút chất thải hoặc vật thể xuống bể phốt.

  • Bước 4: Mở lớp băng dính ra và kiểm tra lại.

  • Bước 5: Lặp lại quá trình trên nếu chất thải hoặc vật thể vẫn gây nghẹt bồn cầu.


Khắc phục bằng tay.

Nếu nhận định được vật thể ngăn cản việc hoạt động của hầm cầu, ta có thể dùng tay để giải quyết vấn đề trên một cách nhanh chóng và đơn giản.

Bằng việc giải quyết bằng tay sẽ giúp chúng ta loại bỏ hết các chi phí dư thừa và tiếp tục sử dụng bồn cầu của mình như bình thường.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đeo bao tay có thể là cao su hoặc nilon.

  • Bước 2: Tìm vật thể cản và lấy ra khỏi hầm cầu.

  • Bước 3: Kiểm tra lại hầm cầu và sử dụng bình thường.


Khắc phục bằng thuốc thông cống.

Có nhiều loại thuốc thông cống đang được bày bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn.

Khi chúng ta không thể dùng tay hay các phương thức khác để giải quyết nghẹt hầm cầu buộc chúng ta phải sử dụng thuốc thông chuyên dụng hay các loại hoá chất được sử dụng để phân huỷ chất thải và vật cản trong bồn cầu.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lựa chọn thuốc thông theo nhu cầu và túi tiền của chúng ta.

  • Bước 2: Đổ hóa chất hay thuốc thông vào trong hầm cầu.

  • Bước 3: Đậy nắp hầm cầu và đợi 15 đến 20 phút cho chất thải được phân huỷ hoàn toàn.

  • Bước 4: Kiểm tra lại mức độ thông nghẹt của bồn cầu.

  • Bước 5: Lặp lại quá trình trên để khắc phục dứt điểm vấn đề.


Khắc phục bằng nước rửa chén.

Sử dụng nước rửa chén cũng là phương pháp tốt khi chất tẩy rửa có trong nó hoạt động rất hiệu quả với các chất thải và chất cặn bã.

Tuy không phải lựa chọn hàng đầu nhưng nước rửa chén lại dễ được tìm thấy trong căn bếp của mọi gia đình và hơn cả là mức độ ứng dụng của nó trong cuộc sống.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 100 đến 200 ml nước rửa chén

  • Bước 2: Đổ nước rửa chén vào hầm cầu.

  • Bước 3: Đổ nước nóng hoặc nước ấm vào chung.

  • Bước 4: Kiểm tra.

  • Bước 5: Lặp lại các bước trên nếu bồn cầu chưa hoàn toàn được thông.