Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản

PL. 2565 - DL. 2021

Thông Điệp của Pháp Chủ

Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2565

CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính gửi :

- Chư Tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni;

- Quý Cư sĩ, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Đức Phật hiện thân ra đời vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Pháp thân của Ngài không chỉ thường trụ Ta bà giáo hóa chúng sinh, mà Đức Phật còn hiện hữu thường hằng làm lợi ích cho chúng sinh không bao giờ ngừng nghỉ. Với lòng từ bi vô biên đã thôi thúc Ngài giác ngộ và tìm ra con đường giải thoát đi đến Niết Bàn tối thượng.

Cuộc đời lịch sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là hình ảnh chân xác chỉ ra con đường diệt khổ, lan tỏa tình yêu thương và ánh sáng hòa bình khắp mọi hành tinh. Là sứ giả của chân lý bất tận về từ bi và trí tuệ của Ngài, Vesak là thời gian để mỗi chúng ta tưởng niệm, nhắc nhở cuộc đời của Đức Phật và những thông điệp vượt thời gian, không gian của Ngài.

Tổ chức đại lễ Phật đản là sự kiện thiêng liêng đối với tất cả chúng ta, những người đi theo dấu chân Đức Phật, để hành trì, để sống theo lời Ngài chỉ dạy, đi theo con đường Giới-Định-Tuệ mà Ngài đã chứng nghiệm mang đến an lạc, hạnh phúc cho mọi người, sự phồn vinh, thịnh vượng cho đất nước và hòa bình cho nhân loại.

Trong thế giới biến động ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng về dịch bệnh, về môi trường, biến đổi khí hậu, và xung đột ở khắp nơi trên thế giới. Hơn bao giờ hết, nhân loại cần đón nhận năng lượng niềm tin nơi kho tàng giáo lý vi diệu của Đức Phật. Chỉ khi đó, chúng ta mới vượt qua những thách thức khủng hoảng này. Dựa trên học thuyết về nguyên lý duyên sinh giúp mọi người nhận ra rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về nguyên nhân của các khủng hoảng và tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau.

Do đó, chúng ta phải chung tay làm việc cùng nhau trong việc giải quyết những thách thức khôn lường đang diễn ra hằng ngày. Đại dịch Covid-19 đã khiến cả thế giới nhận ra rằng chúng ta cần sát cánh bên nhau và phải cùng nhau hành động vì mục tiêu và lợi ích chung Các nước cần phải ngồi lại với nhau, hợp tác tìm giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, chia sẻ bình đẳng trong việc tiếp cận vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19, không có sự phân biệt. Mọi người phải nêu cao sự đồng thuận, đoàn kết chung tay cùng Chính phủ và toàn xã hội vượt qua đại dịch, ổn định đời sống, và phát triển đất nước.

Mùa Phật đản năm nay trở về trên đất nước Việt Nam thân yêu đúng vào dịp diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và của Giáo hội, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Tôi có lời tán dương công đức Chư tôn đức Tăng Ni, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước, đồng bào Phật tử Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm làm trang nghiêm Đạo Pháp, trang nghiêm Giáo hội với nhiều thành tựu Phật sự vô cùng ý nghĩa. Điều đó đã khẳng định chặng đường 40 năm thành lập, phát triển và hội nhập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả kế thừa tinh hoa truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.

Nhân dịp này, Tôi có lời chúc mừng tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước Việt Nam hùng cường hướng tới năm 2045.

Chúc mừng đất nước ta kiểm soát tốt dịch bệnh vừa đảm bảo an toàn về sức khỏe cho Nhân dân trong cuộc chiến chống Covid-19, vừa phát triển kinh tế-xã hội trong nhiệm vụ kép.

Chúc mừng ngày hội bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 thành công viên mãn.

Kính chúc Chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ, Nhân dân và đồng bào Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài mùa Phật đản an lành trong Chính pháp!

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ tát ma ha tát!

ĐỨC PHÁP CHỦ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ


Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Lễ Phật Đản

Ngày lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, được các tín đồ Phật giáo và dân chúng đón nhận.

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.

Đức Phật Thích Ca xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 TCN (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni, nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Vì thế, lễ Phật đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tuy nhiên theo Phật giáo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì ngày này là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Ảnh minh họa

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước láng giềng Đông Nam Á theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha của lịch Phật giáo và lịch Hindu, mà thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 của lịch Gregorian phương Tây.

Lễ hội được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah) hay là Buddha Purnima, Phật Purnima (बुद्ध पूर्णिमा), Purnima nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn hay là Buddha Jayanti, Phật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và Tiếng Hindi. Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanmar gọi là Ka-sone-la-pyae(nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanmar).

Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.


Ngày lễ Phật Đản ở Việt Nam

Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia,… Tại Việt Nam, ngày này không phải ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Đại lễ Phật đản 2018 tại Văn phòng 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TPHCM

Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức long trọng, thu hút rất nhiều người tham gia, kể cả những người không có tín ngưỡng Phật giáo.

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.

Rất nhiều Phật tử phóng sinh trong lễ Phật đản để cầu mong bình an

Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy. Hãy biết nhàm chán những thú vui thấp hèn năm dục, vị ngọt ít, khổ não nhiều; vì như Đức Phật đã dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, “Thú vui như phân”.

Để tán thán một cách tốt đẹp Đức Bổn sư chúng ta, vào Lễ Phật đản hàng năm, mỗi người con Phật hãy sống một cách có ý thức, sống theo nếp sống chói sáng của đạo đức Phật giáo, sống trong trắng như núi tuyết, như mặt trăng không mây che.

“Ai dùng các hạnh lành,

Làm xóa mờ nghiệp ác,

Sẽ chói sáng đời này,

Như trăng thoát mây che”

(Kệ 173, Kinh Pháp Cú).

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


Trong Kinh trường A Hàm có ghi:

"Thiên thượng thiên hạ

duy ngã độc tôn.

Duy ngã vi tôn,

yếu độ chúng sanh,

sanh lão bệnh tử"

Bồ Tát Hộ Minh từ Cung trời đản sanh tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất, nói bốn câu kệ, bước bảy bước chân, mỗi bước chân đều nở sen vàng nâng gót ngọc, trời người tán thán, nhạc trời rộn vang, hoa hoa nở rộ, cả thế giới vui mừng vì có một đấng giác ngộ đã đản sanh giải thoát sanh lão bệnh tử dẫn đường cho chúng sanh thoát khỏi vòng khổ đau luân hồi. Sau nhiều năm khổ hạnh ngài đã dưới cội bồ đề thông đạt vạn pháp và trở thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác hiệu là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, trời người tôn kính. Nhiều năm hằng pháp độ sanh không ngừng đã giáo hóa và độ rất nhiều đệ tử. Ở độ tuổi 80 ngài đã thể hiện đạo lý vô thường và đã an nhiên niết bàn tại vườn Sa La và giáo pháp được truyền hơn 2500 năm và cho đến tận bây giờ, do đó thể hiện lòng

Sáng 9 giờ 30 phút, ngày Rằm tháng Tư tại Chùa Bửu Linh long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2565 - DL.2021 với sự hiện diện là Đại đức Thích Huệ Thường trụ trì Chùa Bửu Linh, Đại đức Thích Huệ Thiền trụ trì Tịnh thất Ngọc Thiền, Sư cô Thích Nữ Liên Diệu trụ trì Tịnh thất Ngọc Hiếu và cùng 200 vị Phật tử gần xa ra vào

Đứng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên tự viện đã sắp xếp và chia ra thành các đợt nhằm giữ khoảng cách an toàn trong cơn đại dịch.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát