Bàn chân bẹt ở trẻ là gì? Trẻ bị bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Bàn chân bẹt ở trẻ có thể ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp và khả năng vận động. Việc nhận biết và can thiệp sớm là những bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của bàn chân trẻ sau này. Cùng Myrehab Matsuoka tìm hiểu những thông tin liên quan đến hội chứng này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bàn chân bẹt ở trẻ là gì?

Bàn chân bẹt ở trẻ (Pediatric flatfoot) là tình trạng cấu trúc lòng bàn chân bằng phẳng và không có hoặc có rất ít độ lõm. Khi mắc bàn chân bẹt, vòm bàn chân của trẻ sẽ biến mất khi đứng trên mặt sàn và xuất hiện trở lại khi trẻ ngồi hoặc kiễng chân. Tình trạng này thường xuất hiện ở cả hai bàn chân của trẻ. (Theo: Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS)).

2. Bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?

Mặc dù bàn chân bẹt là một tình trạng khá phổ biến mà bố mẹ cần lưu tâm và tầm soát sớm ở con trẻ, tuy nhiên, đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tình trạng này chỉ trở thành bệnh lý khi nó gây đau, ảnh hưởng tới việc đi lại và hệ thống cơ xương khớp sau này.

3. Nguyên nhân gây bàn chân bẹt ở trẻ

Nguyên nhân dẫn đến bàn chân bẹt ở trẻ em có thể đa dạng và bao gồm 2 yếu tố chủ quan và khách quan. 

4. Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ

Để kiểm tra xem con mình có bị bàn chân bẹt hay không, bố mẹ có thể dùng trực tiếp ngón tay của mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng bất kỳ. Nếu các ngón tay của bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của bé thì có thể trẻ đã mắc bàn chân bẹt.

Ngoài cách kiểm tra trực tiếp bằng ngón tay, để nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ, bố mẹ có thể thực hiện một số quan sát khác như quan sát dấu in trên cát, quan sát dấu chân trên mặt phẳng hay sử dụng thiết bị DIERS – Pedoscan. Mỗi dấu hiệu sẽ có những ưu điểm riêng.