HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ

Câu 4: Sử dụng thuốc hạ sốt.

Phần giải đáp:

Sử dụng thuốc hạ sốt.

- Sốt là phản ứng có lợi giúp cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả tiêu diệt các vi sinh vật trong cơ thể. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5oC mà không hạ được bằng các biện pháp cơ học,

- Thuốc hạ sốt thường được sử dụng là Paracetamol với liều khuyến cáo là 10 – 15 mg/1kg trọng lượng cơ thể, cho mỗi 4 – 6 giờ/ 1 lần. Không khuyến cáo dùng Ibuprofen để hạ sốt do có nhiều tác dụng phụ,

- Paracetamol không có tác dụng hạ sốt tức thời. Tính từ thời gian uống thuốc, cần ít nhất 30p để các thành phần của thuốc tan, ngấm từ thành dạ dày vào máu và đi tới cơ quan điều hòa thân nhiệt cơ thể. Thời gian thuốc có tác dụng hạ sốt cực đỉnh là 3-4 giờ sau khi uống thuốc, và thuốc hết tác dụng sau 4-6 giờ,

- Ngoài dung thuốc hạ sốt, khuyến khích dùng thêm các biện pháp hạ sốt cơ học, nới lỏng quần áo, khuyếch tán nhiệt như chườm ấm, lau tích cực vùng trán, vùng nách, vùng bẹn giúp mao mạch giãn ra.

  • Có nên dùng thuốc Ibuprofen không?

- Ibuprofen là loại thuốc giảm đau hạ sốt, gây tác dụng phụ như đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, gây co thắt động mạch thận, khiến thận không đủ máu để duy trì hoạt động, không bài tiết được chất thải và gây suy thận cấp,

- Ibuprofen được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì thận của trẻ chưa trưởng thành,

- Sử dụng Ibuprofen cần bù đắp đủ nước,

- Lưu ý: luôn sử dụng Paracetamol trước. Nếu Paracetamol đạt tới liều cực đại như quy định mà vẫn không kiểm soát được sốt thì mới sử dụng Ibuprofen hoặc tốt nhất nên liên lạc với Bác sỹ.

  • Có được sử dụng nước điện giải như Orezol trong điều trị COVID-19 không?

- Có thể sử dụng cho COVID-19. Đối với COVID-19, biểu hiện nặng nhất là từ 5-7 ngày. Nếu sốt cao dẫn tới mất nước thì cần sử dụng các biện pháp bù nước như uống nước điện giải hay truyền tĩnh mạch để bù lại những khoáng chất bị mất. Việc bù nước không nhất thiết phải thực hiện qua đường tiêm mà hoàn toàn có thể thực hiện qua đường uống bằng việc pha chế đúng liều lượng.