ĐÀO TẠO LIÊN TỤC KHOA DƯỢC - PNTU

Thông tin khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Lịch khai giảng

Lớp "CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH"

Liên hệ tư vấn: 079 888 6767 (DS. Châu)

Giới thiệu chung

Chương trình đào tạo liên tục về dược lâm sàng cho người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” là một chương trình được thiết kế nhằm trang bị các năng lực dược lâm sàng cốt lõi dành cho người mới bắt đầu công việc. Do vậy, chương trình tập trung vào một số hoạt động cơ bản được quy định trong Nghị định số 131/2020/NĐ-CP. Nội dung chương trình được thiết kế bám sát các tình huống thực tế, giúp học viên có thể nhanh chóng tiếp cận được với công việc và triển khai được các hoạt động dược lâm sàng.

 Một số văn bản pháp lý liên quan

- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế;

- Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT;

- Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện;

- Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện; 

- Quyết định số 1088/QĐ-BYT ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám, chữa bệnh.

- Quyết định số 122/QĐ-BYT ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược;

- Quyết định số 5762/QĐ-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành 02 chương trình đào tạo liên tục về dược lâm sàng.

Đối tượng đào tạo

- Dược sĩ đại học và Sinh viên Dược các hệ đào tạo năm 3, năm 4, năm cuối.

- Đối tượng chưa tham gia đào tạo liên tục về dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh yêu cầu bắt buộc học cả 06 chuyên đề: bao gồm Dược sĩ đại học, Dược sĩ cao đẳng, Sinh viên Dược đại học năm thứ 4, năm thứ 5.

- Đối tượng đã tham gia đào tạo liên tục về dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền sẽ được xem xét miễn học ở các chuyên đề đã được đào tạo.

- Đối tượng đã tham gia chương trình “Chứng chỉ thực hành dược lâm sàng tại bệnh viện” tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được miễn học ở các chuyên đề tương đương.

Thời gian thực hiện chương trình 

- 1,5 tháng /khóa (120 tiết).

Hồ sơ đăng ký gồm

- 01 Đơn đăng ký học theo mẫu (đính kèm) có dán 01 ảnh 3x4 cm

- 01 Bản sao Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước (Có chứng thực)

- 01 Bản sao văn bằng tốt nghiệp/ Giấy xác nhận sinh viên (Có chứng thực) 

- 01 Bản sao chứng chỉ hành nghề (nếu có, Chứng thực)

Đơn vị chủ trì tổ chức và thực hiện

Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng – Khoa Dược trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

Học phí

- Học phí toàn khóa: 12.000.000 đồng/ học viên 

- Số lượng học viên: từ 30-50 học viên/lớp.

- Khai giảng khóa đầu tiên: 15/12/2023

- Các khóa tiếp theo được mở theo nhu cầu của xã hội, của các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành khác.

Phương thức thanh toán 

Chuyển khoản học phí qua số tài khoản

- Số tài khoản: 1270.0008.3638

- Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) – CN TPHCM

- Tên tài khoản: Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

- Nội dung: <Mã lớp> <Họ và tên> <Số điện thoại>

Ví dụ: Le Van A DLSBV01 0798886767

Liên hệ tư vấn

☎️ 079 888 6767 (DS. Châu)

📩cme.khoaduoc@gmail.com - cme.khoaduoc@pnt.edu.vn