Bức Tranh Tinh Thần
Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn
Bổn nầy, chữ viết đây, là Gia Tài Thiêng Liêng để lại cho trong Đạo,
8 Jan 1957
Xuân Đinh Dậu
Tây Sư Tinh Quân
Thi:
Sống tả giống giòng một vẽ tranh.
Tự nhiên ung đúc Chí Hùng Anh,
Tiên Thiên Hóa Khí Tâm như lọc,
Hậu vận thuần Hơi Tánh mới linh.
Sắc sắc Kiền Khôn công Tạo Hóa,
Không không thế giới phận nhơn sinh,
Tam Kỳ Mối Đạo Vô Vi Nhứt,
Đạt Lý Huyền Cơ vẹn chữ Thành.
Nguyễn văn Kiên
Tân An
Giảng Đàn nầy chỉ cho chư vị biết sống thiệt về bên Vô Hình.
Bài thi nầy, tôi đây, Tinh Quân nầy chỉ vạch chán chường những sự vật thuộc về tinh thần ở trong châu thân Người cho Người thiệt thấy thiệt biết, chẳng vậy thì Người tưởng cái thân xác nầy nó là Mình lại là của mình, là Người tên tuổi phàm đời, nên Người tên tuổi phàm đời tự xưng mình là ông nầy bà nọ, cô kia chú nọ. Xưng bum sùm dậy Trời động Đất làm cho đến đổi đảo điên trật tự nơi không trung, mới không còn kể đếm đến ai nửa, chia Người rẻ Ta, chỉ biết có mình là trước nhứt, không nghĩ đến Ngọc Kinh nơi mình nên:
“Loạn trật tự Thánh Thần đâu chứng.”
“Sống” đây chỉ là “Thiên Tánh”.
“Chí Hùng Anh” đây là cái “Đức Tin Nguyên Vẹn”, mạnh mẻ, trong trống, trong sáng, trong ngần ở trong Tâm Con Người Trời Sanh. Nên câu: “Tự nhiên ung đúc Chí Hùng Anh” có nghĩa là:
“Thầy sanh Thầy phú đủ Hồn,
Thầy sanh Thầy dạy chẳng còn sót chi.”
Ông Văn Trung Tữ đời gọi Người là Thánh Nhơn, tu đạt được cái Lý nầy nên nói:
“Tự Tri giả Anh, tự tri cố năn tri nhơn” tức kẻ biết mình gọi là “Anh”, kẻ biết mình rồi mới biết đặng Người. Se comprendre soi même en sa propre essence, c’est comprendre la Totalité où le « Je » a disparu.
« Tự Thắng giả Hùng, tự thắng cố năn thắng nhơn » tức kẻ tự thắng là kẻ biết sửa mình, kẻ tự thắng gọi là « Hùng », kẻ tự thắng rồi mới thắng đặng người, là thắng đặng cái nhơn dục vọng tình.
Hiện thời Âu Mỹ tìm chưa ra cái Mối Sanh Hóa này ở trong mình Người nên Thầy có nói :
« Mối Vô Vi Âu Mỹ đương tìm ».
Mối nầy là Mối Cả, Mối Lý Sanh Khí Hóa, Mối Một chánh gốc đầu bài ở trong Tâm Người, một Sự Thường. Đức Phù Hựu có nói : « Trong lòng Trời Dất và loài Người đều chứa một Sự Thường mà thôi, ấy là cái Đức Tin Nguyên Vẹn đó ».
« Chí Hùng Anh » cũng là cái Chí Hướng của Cha Trời Thiêng Liêng.
Có kinh nghiệm, có thiệt nghiệm, có đặng sống mà là sống thiệt thiệt sống với cái Lý Tinh Thần sự sống thiên nhiên mới biết :
Đạo Trời là quí, Người Trời là quí nhứt.
Người vốn là Thiêng Liêng tinh thần, Trời nơi Tâm vốn là Thiêng Liêng tinh thần, tự bản tự căn, tức là có Trời nơi lòng, có Gốc Bổn Nguyên Chơn Thể, một Thể Vô Vi, nên tại thế Người thiệt thiệt Người phải sống cùng với Sự Sống là sống cùng với Đạo. (Vivre la Vie ou l’Éternité).
Bản Đạo của Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản có nêu « Chơn Lý Tâm Nguyên » nghĩa là có Chơn Lý mới dẩn Người về đến Cội Gốc Nguồn của Sự Sống.
Chơn Lý là cái Lý đầu bài là Thầy đó. Thầy Chúa Tể Kiền Khôn mà lại là Thiên Tánh ở nơi Người, một Điểm Linh Quang của Thượng Đế.
Cái thân vật chất này đâu phải thiệt nó là Người, nên Đạo gọi nó là Cái Người vì Người thiệt thiệt Người là Người vô tận, Đạo gọi là Con Người, nên cái vật là thân hữu kia là để cho Người làm thể hữu hình đặng tỏ bày Bổn Thể Thiên Nhiên của Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm rất chí thiện chí mỹ. Nó là cái vật bởi chất vật vô hình tạo thành cũng gọi là cái thân vật chất, cái thân chót hết của Con Người xuống thế.
Người Vốn bởi Gốc Lý Sanh Khí Hóa 1, nên Lý Khí là Hồn Xác tinh thần của Người, còn cái vật kia vốn sanh bởi khuôn Tứ Giả 2 vậy, Vốn cũng đồng một sự Sống như nhau, song khác bực tinh thần.
Thấu đặng cái Lý nầy thì biết theo Thánh Giáo của Đức Phù Hựu Lữ Thánh Đế Quân, Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn rằng : « Tạo Hóa sanh loài Người nào phải để làm tôi tớ cho vật chết bao giờ vì Trời Đất và loài Người vốn đồng một Thể và một chức vụ là để tuân theo Đạo mà làm sự Sống cho muôn vật mà thôi ».
Ai không có chưng trong Đạo, trong Chơn Lý Tầm Nguyên vừa nghe qua mấy lời Thánh Giáo trên đây thì rất lấy làm lạ. vi cho rằng Người đây làm thêm sống cho mình còn chẳng đặng thay huống chi đã làm cho mình sống mà còn làm sự sống cho muôn vật. Người đây còn có ngày phải chết, tránh sao cho khỏi cái Luật sanh tử thì có tài gì đã làm sống thêm cho mình lại còn làm sự sống cho muôn vật, đều không thể tin đặng.
Thưa phải – Không thể tin đặng cho người ấy, cho người sống với sự sống chia rẻ mà thôi, chớ nào là không thiệt sống với Đạo.
Vậy, xin ai đó cho tôi trạng vẽ một « Bức Tranh Tinh Thần » về sự sống tinh thần của Người đang sống đây cho Người có thể thấy được, biết được và hiểu được câu đã nói: “Người để tuân theo Đạo mà làm sự Sống cho vạn vật mà thôi”.
Ai kia lại đáp: Sự Sống đã là vô hình, tinh thần sự sống lại càng rất vô hình mà nói trạng vẽ thì trạng vẽ thể nào ra cho đặng?
Thưa đặng chớ! Sự vật có ra hữu hình vì bởi vô hình mà có, nên thiệt thấy và thiệt biết một sự vật chi phải thấy đến cái Lý Tinh Thần của sự vật mới có thể phân chơn giả đặng, mới rằng thiệt thấy thiệt biết.
Đáp - Sự vậy lại còn khó hiều nữa, sự sống đã là khó thấy, lại còn thấy đến cái tinh thần của nó thì chỉ có bực Thánh Thần mới có thể thấy biết như vậy thôi.
Thưa phải - Chỉ có bực Thánh Thần, nhưng Thánh Thần cũng ở trong mình Người đây chớ không đâu xa. Thưa Thấy đặng vậy gọi là “Cách Vật”, Biết đặng vậy gọi là “Trí Tri”, nên chỉ có cách trí tinh thần thì đặng vậy.
Ví như xét một bài thi có giá trị của người làm ra tõ kính cẩn tâm sự mình, xét ra mà thấy đặng tinh thần sự sống tinh thần của Người ấy, chẳng phải là tả một bức tranh tinh thần của sự sống tinh thần hay sao?
Hiểu biết được như vậy nên chắc « Tánh Trời » có với mọi Người làm sự Sáng Biết cho Người, nó là cái Chơn Thân của Người thiệt thiệt Người, Chơn Thân Báu Trời. Nó cũng là cái sẵn Thông, sẵn Hiểu, sẵn Biết tự nhiên của Người. Ba cái Thông Hiểu Biết nầy vốn nó là một Giống Hơi vô hình mà Hơi nầy là Hơi Điển ở nơi Trung Tâm mà là Trung Tâm Điểm của Con Người Trời Sanh.
Bài thi « Bức Tranh Tinh Thần » nầy có phải là Sự Sống vô hình của tác giả mà nay có ra hình thể là chữ đây, hình nầy là chữ mà vốn nó là vô hình vì là tinh thần tác giả tạo thành ra có phải vậy chăng ? Tinh thần sanh sống tinh thần, có phải vậy không ?
Người mà sanh sống tinh thần có phải là chủ tinh thần hay không ? Mà Chủ của chủ tinh thần này là Chủ Nhơn Ông, tức là Chủ sự thở và sự sống khắp vạn vật, cả vạn vật nơi không gian, làm chủ cả Võ Trụ. Trời đó, Nguồn Lý Sanh Khí Hóa, Gốc hai luồn điển Âm và Dương mới lập nên Kiền Khôn Võ Trụ nầy. Tạo Hóa đó, Tạo Hóa Công nơi lòng cũng đó.
Người tỉnh ngộ đặng mình, Tự Biết Mình 3 rồi như trong bài thi có giải lý hai tiếng « Hùng Anh » thì biết :
« Người » thuộc về tinh thần thiêng liêng chớ chẳng phải Người thuộc về của vật mà cần phải ăn uống mới sống ; « vật » có tinh thần của vật là Tâm của vật ; Người có tinh thần của Người là Tâm của Người, vật thì vật đổi sao dời, Người là thiêng liêng, là thiên nhiên nên Người đâu có mất mà rằng khó thầy, khó hiểu, khó biết. Một điều nên biết là Người tại thế phải làm cho mình ra Người Thiên Nhiên 4. Là Người Thiên Nhiên mới thật sống, sống làm Một với Trời Đất. Sống đặng vậy mới gọi đặng là Người Trời, trương cữu bất tiêu bất diệt, nên biết cái thân xác nấy, cái hình hài vật chất nầy là vật Trời sấm cho Con Trời xuống thế.
Người Thiên Nhiên là Người gì ?
Người Thiên Nhiên là Người tự biết mình có Gốc Bổn Nguyên Chơn Thể, tự Bản tự Căn, tức là Người có Trời nơi lòng. Mà cũng chẳng lạ chi, Người Thiên Nhiên là « Người Ta » (l’Humain) có cái Đức Nhân 5 nơi mình nên sống theo Thể của Người chớ không còn sống theo thể của vật nên chuộng về mặt tinh thần, không còn sống đeo đuổi theo bề hình thức nửa.
Còn Trường Sanh là sao ?
Muốn đặng Trường Sanh thì phải theo về với Đạo. Phải tách khỏi cái thể hữu hình mà sống qua phần vô hình cho khỏi bề vật chất niếu trì, tuy cũng còn là vật chất song đã đổi hẳn không gian, bước qua khỏi cái cảnh Dục Sắc Vô của thế giái hữu hình, vượt qua khỏi cái không gian ô tạp nặng nề vật chất thì tinh thần đặng trong sạch nhẹ nhàn, càng mau càng lẹ càng gần được với Thầy, ấy là biết Sống cùng Sự Sống Thiên Nhiên vô hình, là Sự Sống của Đạo nên thường tồn thường tại.
Sống qua vô hình là các Mối Thần nó qua, các Mối Thần nơi Người chí chánh chí chơn nó qua là nó theo Lý Sanh chánh đại quang minh của nó là Mối Một của nó nên nó mới sáng mau lẹ, nó sống nhờ Hơi, Hơi nầy là Hơi Điển cũng là các Mối Thần Điển làm sự sáng sống tinh thần, nó qui hướng trúng đường theo cái chí hướng của Cha Trời thiêng liêng, mà trúng đường nghĩa là nhầm Đạo, là trở về Ngôi Chủ của nó là Chơn Tâm, như thế Người sống tại Tâm, là một với cái Tâm Thiên Lý, nên Thể Sống sáng này mới đồng thể vơi Trời thì Thiên Tánh đặng phục nguyên. Thể của Trời gốc Nguồn Hư Không Nguơn Khí rất điềm tỉnh nhờ sức Thần ẩn trong nó. Người hữu hạng ra Người vô tận thì tình dục hóa thành Đức Dục, sự sống nhỏ ra sự sống lớn đoàn thể chung của Võ Trụ Vạn Vật.
Cái Sáng Biết mau lẹ, càng mau càng lẹ nó liên tiếp nhau, Sáng là Biết, Biết là Sáng là Điển vậy. Cái Hơi đó không đứt đoạn như một cái vòng tròn không thấy mối manh đâu hết. Cái Điển nó Sáng nên mình Biết, chớ có chi Sáng Biết mau lẹ vậy, nên qua vô hình là các Mối Thần nó qua mà mình Biết liền, ấy là chỗ không nghe mà nghe, chỗ không thấy mà thấy.
Hiểu Biết như vậy là Thấy bên Vô Hình vì Vô Hình là Chủ Tể, Pháp Luật đều qui nơi đó.
Đạo là sự Thông Hiểu nên thấu Lý cái Nguyên Bản của mình như thế là Kiền Tánh, thông đạt Đạo Lý của Võ Trụ như thế là Minh Tâm, nên Kiến Tánh Minh Tâm là lập đặng lại cho mình cái Chơn Thân Chơn Thể trọn lành trọn tốt, là Con Đường Thông Hiểu duy nhứt, thì đó là cái Mình Điển Tiên Thiên cũng là Con Đường ngay của Trời ở lòng Người chí chánh chí chơn phải để bước lên. Vậy, sống qua vô hình là đi trên Con Đường duy nhứt, là mình sống thiệt thiệt sống với Con Đường Trời lập cho Con Trời đi cho vững bước trường sanh. Thể Vô Vi đến cùng Vô Vi Độc Nhứt làm Một Thể Độc Nhứt nơi Tâm, Nguyên Bản ra Bản Nguyên thì Thân Tâm tánh Mạng hiệp tròn như xưa.
Đường nơi Tâm Ngọc cầm khó sánh,
Khuyên các con chớ lánh nghe con!
Ở trời là Lịnh 6, ở Người là Mạng 7, nên có tiếng Mạng Lịnh là Trời có với Người, Người có với Trời làm Một. 8 Rõ thông Đại Đạo như thế, Thông Hiểu đặng như vậy, nên cái xác thân nầy, tấm thân sanh đây mới gọi đặng là cái Tiểu Kiền Khôn, đâu còn là cái xác thân của kẻ phàm phu tục tánh.
Nay Người tỉnh ngộ đặng mình rồi thì phải tiếp dưởng tài bồi làm cho nó ra cái Chơn Nhơn Thế Giái, một Ngôi Trời Đất nhỏ vô hình, làm một Sự Sống đầy đủ Chơn Ngươn.
Đạo Thầy huyền diệu nói sao cùng!
Người mà tấm thân sanh thấy biết rõ, thấu đặng cái Lý Sanh của nó là Đức Gia Tô, chỉ vậy cho dể thấy dể biết:
“Gia Tô Thượng Đế tại Tâm chẳng rời”
Đức Gia Tô có phán: “Nước Ta không phải tại chốn nầy” (Mon Royaume n’est pas ici bas). Người nói vậy, thấy biết vậy, sống vậy nên đương đời cùa Ngài mới nhìn nhận Ngài là Đức Chúa Gia Tô, con Một của Đức Chúa Trời, Ngôi Hai của Thượng Đế.
Trời ban Tánh Ngôi Hai Lý Một,
Trời ẩn trong Lý Một nơi Người;
Ngôi Hai Lý Một là Trời,
Ngôi Hai Lý Một, Một Trời ẩn trong.
Tứ Bữu của Thầy ngày nay cũng thế. Cái Mình Thiệt của Tứ Bữu là cái Mình của Thầy, cái Mình của Thầy là Thiên Tánh đó. Rõ ràng như vậy :
Người không tuổi, trương sanh muôn tuổi,
Người không tên, muôn tuổi không già.
Không tuồi tức là không sống trong thời gian mà sống trong cái Hiện Tại của Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm.
Không tên là không có trong không gian mà thiệt có trong cái Hiện Tại là Sự Sống Thiên Nhiên, tức là có trong cái Nguồn của Nguồn Nguơn Khí Hóa Sanh của Trời. Cái Nguồn của Nguồn Nguơn Khí Hóa Sanh nào khác cái Tâm của Trời, của Đạo.
Có mà không, không mà có là vậy đó mới thiệt rằng Không.
Trong “Bức Tranh Tinh Thần” có câu:
Sắc Sắc Kiền Khôn công Tạo Hóa,
Không Không thế giái phận nhơn sanh.
Ấy là Người phải đến cái Tâm Không sắc tướng của bề Hóa Công là cái Hư Tâm, mà phải có cái Hư Tâm mới dứt được cái nhơn dục vọng tình, cái tánh mê trần.
Sống qua vô hình là đi trên con đường Trời lập cho Con Trời đi cho vững bước Trường Sanh.
Ghi chú:
1 Lý Sanh Khí Hóa: l’Univers de la Vie (Đạo)
2 Khuôn Tứ Giả: l’Univers de la manifestation de la Vie (Thái Cực Đồ).
3 Người tự biết mình: Se comprendre soi-même en sa propre essence, c’est comprendre la Totalité où le « Je » a disparu.
4 Người thiên nhiên, Người Ta: Thiên Nhiên :état natirel d’un être humain, vraiment humain.
5 Đức Nhân: … giả là … nhơn giả, hiệp chi Ngôn Đạo giả.
6 Lịnh hay Luật: Loi Universelle
7 Mạng: existence individuelle
8 Le But de l’existence individuelle est de parvenir à la Totalité, au Tout.
Con Đường Trường Sanh
Đức Phù Hựu Lữ Thánh Đế Quân, Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn có nhắc lại có chỉ rõ về Con Đường Trường Sanh:
“Các trò vẫn biết Con Đường Trường Sanh của Thầy lập ra cho các trò nó vốn là vô hình rồi, sao các trò chẳng thể theo cái Thể sống Vô Hình của Thầy ban cho các trò mà Sống theo, tập theo cho trúng Mối Cảm Ứng hòa hiệp thiêng liêng ? Các trò Sống theo Thể Vô Hình Trường Sanh của Trời lập sẳn cho các trò, các trò có phải mình là Sống vô cùng vô tận không ? Các trò có phải là Vô Ngã không ?
Con Đường Trường Sanh, Thể Sống Vô Ưu Vô Lự Vốn là kiếp Sống Vô Hình của Con Người Trời muốn có làm Người Giống của Trời mà các trò đã đặng Thầy chấm Thầy chọn.”
Đức Phù Hựu nói tiếp:
“Các trò nghe qua lời Ta vừa nói cũng còn cho là lạ tai khó hiểu nữa, song ta cho lời ấy chẳng có chi là lạ. Chẳng lạ cho Ta vì Con Đường của Ta đi, còn lạ cho các trò là các trò chưa để bước đến mà thôi. Các trò mảng đi theo con đường Trí để tìm xét Sự Lý của sự vật của cái Người còn Ta là tuân theo Đạo Lý để tìm xét cái Lý Chơn Thật của Tự Nhiên. Hai con đường đi khác nhau rất xa.
Các trò đi con đường của các trò lập ra cho các trò băng tẻ qua nẻo luân xa xây chuyển lâu ngày chầy kiếp quá quen con đường mình lập cho mình đi nên quên lửng Con Đường Trời sấm cho con Trời đi cho vững bước mà về đến tận Thầy.
Các trò thử xét « Người » nào của các trò phải để bước lên, ai đi ai bước, Thể nào đi, Thể nào bước? Người Thiêng Liêng vô cùng vô tận phải chọn Con Đường nào?”
(21 Sep 1942)
Tiếng Người Thiêng Liêng đây ám chỉ là Thiên Tánh, là cái Lý thiên nhiên tinh thần. Thiên Tánh là cái sức sáng, sức sống vô cùng vô tận ở trong cái Chơn Tâm. Chơn Tâm mới có chứa đựng cái Chơn Tánh. Theo Đức Phù Hựu thì nó cũng là cái túi thuốc vệ sanh của Thầy ban cho để trừ khử cái hơi độc của thế gian, đi đâu Người mang nó theo đó.
Đường nơi Tâm, ngọc cầm khó sánh,
Khuyên các con chớ lành nghe con!
Khuyên con lòng sắc dạ son,
Ráng tìm trúng chỗ đặng tròn Mười Ơn.
Sống về mặt tinh thần như trên đã chỉ sơ qua, còn Thấy về mặt tinh thần thì tiện đây tôi nầy phân giải cho thiệt thấy thiệt biết, ấy là đem Thiên Nhãn Lực rọi miền u ám đó tức là phá cái vô minh vậy, là đánh tản cái Lý Trí mà đời cho là cao thượng.
Vô minh che án trẻ thơ,
Lạy Thầy cứu trẻ đến bờ giác mê.
Phải biết vật nào cũng đều có cái Tâm của nó. Cái thể hữu hình đây nó cũng là một vật trong vạn vật, nó cũng có cái tâm của nó thuộc về tinh thần của vật, trong tâm nầy chỉ biết thâu rút chứa đựng những vật đồng thể với nó mà thôi, nên nó sống trong cái ảo tưởng của cái vọng của nó không ngoài Cảnh Dục Sắc Vô thì tinh thần của nó không bao giờ vượt khỏi ba từng khí chất của thế giái hữu hình.
Người Chơn Lý là Người đã vượt khỏi cai thể hữu hình đặng sống với cái Thể tinh thần của Đạo, ấy là đã vượt qua khỏi sông mê đến bờ bỉ ngạn nên sống làm một với cái Tâm Thiên Lý.
Đây bờ Cực Lạc (Tâm thiệt của Người), nọ bờ phi phi (tâm của vật).
Người Vô Tâm mới đi được chiếc thuyền vô để, vô tâm là không còn cái tâm của vật mà thật đã có lại với mình cái Tâm của Trời. Tâm của Trời không có với vật mà có với Lý, Người Vô Tâm ấy là Người không còn với mình cái tên tuổi phàm đời, mới đi được chiếc thuyền Chơn Lý. Người Hữu Tâm ấy là Người cứ tưởng mình là người tên tuổi phàm đời, thì khó nỗi để chơn. Thuyền của Đạo để rước Người Vô Ngã, thuyền của Đạo làm sao chở nỗi Người hữu tâm hữu ngã.
Nên thiệt tự biết mình là “Người” thì phải sống theo thể của Người là Tâm của Người mà kỳ thật là Tâm của Trời của Đạo.
Sống
Bài thi “Bức Tranh Tinh Thần” mở đầu:
Sống tả Giống Giòng một vẽ tranh,
ấy là Thiên Tánh trạng ra bức tranh đó. Thiên Tánh ơ lòng Người chí chánh chí chơn nên chữ trong thi toàn là chữ tinh thần sanh sống tinh thần vì Người tác giả khác nào cái Hoa tươi tắng của Trời, đồng thể với Trời, biết sự cảm hóa như Trời, tiết ra mùi hương thơm tho, trái chính ngọt bùi, lá màu tốt đẹp trong một Hơi sanh sống tự nhiên.
Người nghe đọc rước được cái Hơi, cái tiếng đọc vào lòng cũng có thể thêm đặng sự sáng tinh thần cho mình, lại cũng nhờ đó mình là cho sống lại được những vật thuộc về tinh thần ở trong mình của mình, ấy là rước đặng cái Thông Hiểu Biết vào mình làm tài liệu cho mình mới có Thể Sống vui với Đạo.
“Sống” đây ám chỉ cái Thánh Trí Thánh Giác nó sống, nó giúp tác giả toàn vẹn vượt ra khỏi giái hạng thường, nguồn tình vô tận, mối thương vô cùng, khỏi vòng sống chết thường tình thế gian, đặng chung vui với cái Sống vô biên vô lượng vô thinh vô xú vô sắc của Kiền Khôn Võ Trụ. Một tiếng nói một hơi ca của sức sống nầy là ra được một bài ca một bản đờn thâm trầm mát mẽ chen lẩn hòa vào những bài ca dạ nhạc phiêu phiêu điếu điếu thảnh thót nơi không trung đặng làm cho cây cỏ sắt đá đất nước non sông nó cũng khỏe mắt nhướng mày mà ra tỏ tình hớn hở cho đến đổi phơi lá trương cành ứng màu mát mắt.
Vui vẽ thay cho cái Sức Thiêng Liêng của Nguồn Bác Ái!
Đẹp đẽ thay cho cái Sức Thiêng Liêng của Ngọn Suối Từ Bi!
Thi ca Liên Hành Chơn Lý:
Tiếng Con Thầy cỏ cây nở mặt,
Vọi Kiên Giang cao ngất Định Tường,
Khuôn linh gầy dựng Trung Ương,
Phơi gan sắt đá dọn đường gai chông,
Rọi gương Chơn Lý trùng Phùng,
Muống sao cho trọn Đại Đồng đệ huynh.
Đệ huynh tuy thấy khác màu da,
Thầy đã tường phân vốn ruột rà;
Ví dẩu đờn nam mà nhiệp bắc,
Nhưng tuồng khéo sắp được bình hòa.
Tiếng Con Thầy có phải là tiếng của Chơn Tánh không? Tiếng của Đức Thiên Sư Hổn Nguơn Thiên Sư Chưởng Quảng Cao Thiên Đài Vô Kiệt
Thì “Sống tả Giống Giòng một vẽ tranh” tiếng đây nào khác một Hơi Sanh Hóa của Trời, Tiếng Con Trời vậy.
Đàn Giảng nầy có thể làm cho tinh thần của Người trong Đạo Chơn Lý Tầm Nguyên đặng sống sáng thêm lên về mặt tinh thần, rồi trong Đạo một lòng chí Kỉnh chí Thành mới có thể làm sống lại những vật thuộc về tinh thần ở trong mình mình, khắp cả châu thân, như thế mới không sai cái Đức Hiếu Sinh của Trời vậy.
“Người đây làm thêm sự sống cho mình và làm sống cho muôn vật” là thế.
Từ đây, trong Đạo thấy tạo vật, non sông đất nước, cỏ cây mây nước, một cái lá khô, một hột cát cũng đều có Trời ở trong vì Biết.
Thiên Tánh phục nguyên đó!
Phước thay!
Vui thay!
Cho Chơn Lý Tầm Nguyên.
Thật là: Thấu Lý huyền cơ vẹn chữ Thành.
Ấy là Đạo (Sự Sống) ở trong mình mình được Thành nên Người được trò quả vị.
Câu Kinh:
Lạy cầu Mối Cả gở trau,
Các em gặp đặng Lý Sâu nơi lòng.
Mối Cả là Mối Lý Sanh Khí Hóa được phân tường trong Giảng Đàn ngày nay.
Thiên Tánh phục nguyên thì trong Đạo Sống Biết như vậy đó, chớ cò đi theo con đường trí, hiểu biết theo thế sự tình đời, ấy là tách mình qua nẻo luân xa xâu chuyển thì làm sao thoát khỏi luân hồi là thoát khỏi cái lòng lo sợ ở đời, lo hoài, sợ hoài, lo mãi, sợ mãi mới có làm cho khỗ cực tấm thân sanh mà trong Đạo cũng còn cái Hơi Cầu Nguyện, mà phải Cầu Nguyện hằng ngày mới dứt nổi tánh phàm đó.
Lòng thành thấu đến Cao Xanh,
Ngửa xin Lượng Cả chứng minh lời cầu,
Vô ưu vô lự vô câu,
Tu Tâm dưởng Tánh trước sau cho tròn.
Lời cầu nguyện nay thật hiện ra trong Đàn Giảng nầy, Con Trời còn có sợ chi, có sợ là sợ không còn giữ trọn được cái Đức Tin Trời phú mà thôi.
Lạy Thầy Chúa Tể Kiền Khôn,
Mở lòng Bác Ái thương con vói cùng.
Nguyễn văn Kiên
Tây Sư Tinh Quân
Đốc Tràng Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn
25 Dec 1956
Định Tâm
Định Tâm trúng Mối hay là không trúng Mối hòa hiệp thiêng liêng là tại chỗ “Biết” mà thôi. Trúng Mối tức là nhầm Lý, mới thật là Biết Định Tâm, Thiệt Định Tâm. Tâm bao giờ không Định mà phải Định Tâm. Tâm Định là Tâm sống, Người Định là Tâm chết.
Định Tâm trong thời kỳ Thầy chuyển qua Vô Vi thì sự Định Tâm phải Hiểu cao hơn trước. Có chuyển mình được qua Vô Vi thì Thầy mới có thể cứu sống các con cái của Thầy hoàn toàn. Hiểu theo “Học Định” là Hiểu thêm lên tức là Hiểu sâu nơi lòng.
Nay sự Học Định, sự Hành Định đã là mình rồi thì sự Định Tâm phải Hiểu thấu đến chỗ Lý sâu nguồn của nó là:
Thiệt Định Tâm có ba bài học.
Định là phẳng lặng phần thân hữu tức là Thần Định, là các Mối Thần sóng lại không lạc Mối Một.
Định Học, có xét mình rồi là Sống thiệt.
Định Huệ, có Sống thiệt thì có Sáng thiệt là Thể của Trời tức là Thiên Tánh vậy.
Biết trong Hơi sanh hóa vô hình là Nguồn Nguơn Khí, thì ra Thân nầy là một Hơi vô hình, nên sự thở sự sống của Thân nầy được yên lặng, thì chỗ yên lặng tự nhiên rất điềm tỉnh là Trung Tâm mà là Trung Tâm Điểm, sự sống tinh thần ở Trung Tâm Điểm tức là Thầy, Gốc cỉa sự sống tinh thần thiêng liêng.
Định Tâm trúng Mối là hoàn toàn sự Thông Hiểu.
Nên Định Tâm trúng Mối hay là không trúng Mối mà thôi. Trúng Mối là nhầm Lý nên Định Tâm là Sống về mặt tinh thần qua vô hình, là các Mối Thần nó qua, nó qui hướng qui nguyên là nhờ chỗ trong Đạo nhứt tâm thành kỉnh mình mà ra Chí Thành động Thiên. Chí đây là cái Khối Đức Tin nguyên vẹn mạnh mẽ trong sạch trong trống trong sáng làm căn bản cho sự sống của Người, của một đời sống của Người. Các Mối Thần nó qui hướng theo Mối Một của nó là Mối Vô Vi. Điển Trời sanh hóa có Một nên gọi là Vô Vi Độc Nhứt. Qui hướng theo Mối Một của nó là Mối Lý Sanh Khí Hóa nên trúng Đường, trúng Đường nghĩa là nhầm Đạo, nên những vật thuộc về tinh thần ở trong mình mình nó lặng trang không mòi gió giông. Chỗ lặng trang không mòi gió giông có phải là cái Trung Tâm 1 của Tâm Trời chăng, cái Hư Vô của Hư Vô Nguơn Khí.
Trong bài Định Tâm Thầy có dạy:
Phải lo kiến thức cho tròn,
Đừng lo xa kiếm Thế Tôn nơi nào.
Sự Thông, Hiểu, Biết là một giống Hơi tiên thiên vô hình ở trong Tâm Trời mà còn đi Định Tâm đặng đi kiếm Trời nào ở ngoài mà phải gặm quỹ bởi cái vọng tâm.
Nên “Tu” là giúp Trời hành Đạo, là giúp Trời ở trong mình hành Đạo Trời. “Sự Tu” là các Mối Thần nó tỉnh lại mới gọi rằng Tu.
Nên “Tu” là giúp Trời hành Đạo 2, là sự Tu trúng Mối : giúp Trời ở trong mình sáng lại theo Thể Vô Vi, nên Mình Tu là công quả với Thầy đó. Sự Tu mà thấu Lý như vậy mới gọi đặng là Chơn Tu.
Thông Đại Đạo rồi, Đạo ở trong mình đặng thông suốt rồi thì phải biết:
Chưởng Quản Nhà Chung của Thầy là Mối Lý Sanh 3, chẳng phải ai có mặt tại nhà chung của Thầy đều được tái sanh hay sao, là đổi Người ra mới và sống qua vô hình.
Chưởng Quản Cao Thiên Đài Hữu Hình của Thầy là Mối Khí Hóa 4, chẳng phải là chỗ chứa Điển Trời đó sao? Ai đến đặng nơi đó là có Lịnh Trời mới đến đặng thì Người đến đặng nơi đó là Người vô hình rồi vậy, là Người sanh Người sống cũng bởi Điển mà ra.
“Hai Chưởng Quản Chí mau Hiệp Một”.
Hai Mối nầy nầy chung hiệp thì ra Mối Lý Sanh Khí Hóa là Mối Đạo Trời.
Hai Chưởng Quản Định Tâm trong Đàn là cái then chốt , cái yếu Lý của sự Tu Chơn.
Tu chơn là Tu về bên vô hình, nên Tu là Tu lấy Phần Hốn là Tu bên vô hình vậy. Phần Hồn là phần sáng sống thiêng liêng hượt bát.
Vì lý do đó nên trong Đạo Thầy không kể về bề hữu hình ăn uống mặn lạt khác với kẻ theo tôn giáo cứ ngó về bề hình thức cho hạp với Đời nên Đời ưa thích tôn giáo. Kẻ tu Đạo Phật, người theo Thiên Chúa Giáo, Đạo Hồi v.v. chớ không thấy ai tu theo Đạo Thánh là Đạo Sáng. Đạo Sống Sáng, sáng là Sống, Sống là sáng, chỉ có Đạo Trời mà thôi.
Nay chư vị ở trong Đạo Trời mà chưa hiểu Đạo Trời là Đạo Sống Sáng thì có thể nào được Sáng lòng. Bởi không được sáng lòng vì Đạo không thông, thì Đạo nào làm sự sống thiêng liêng thêm đặng cho Người, nên không quản gì lắm về sự Tu Chơn của Thầy dạy, nên không thể sửa mình chuyển mình cho kịp qua Vô Vi.
Vậy tuy ở đời, cái « Biết » thiệt Biết là Lương Năng Tánh Trời. Cái Biết đó ở nơi lòng Người chí chánh chí chơn là Người thiệt thiệt Người là Con Trời vậy.
Mối Cả gở trau mà trong Đạo cầu xin đó là đây. Cái Mối Lý Sanh Khí Hóa chỉ ra cho trong Đạo tỉnh mình nó sẵn có nơi lòng Người của Trời muốn có, Người Giống của Trời ở thế hạ.
Nay đến giờ qui nguyên Vô Vi Hiệp Nhứt là các Mối Vô Vi của Thầy hiệp nhứt với Vô Vi Độc Nhứt nên trong Đạo thường nhựt phải Định Tâm là tập mình sống qua vô hình vô vi về mặt tinh thần vì vô hình vô vi là Chủ Tể Sự Sống.
Sống thay !
Nên muốn Tu thì phải thật tu mới thành, tức la sửa chửa mình theo Điển Vô Vi của Thầy, sửa Điển ở trong mình mình vì toàn thân toàn thể Con Người là Điển, mà Điển nơi mình phần xác là Điển Hạ Thiên, nó rất nặng nề không được trong sạch, nhưng mà nó là cái Thông Hiểu Biết của Con Người sau khi có cái xác thân nầy rồi biết, nên cái biết vụng về thô sơ đó là cái Điển quang lạc mối chánh chơn, mà nó lại che án khuất cái Thiên Nguơn thanh tịnh không hiện ra được.
Tu cho quĩ phục thần kiên thì Người mình, Con Trời đó được phục hồi cựu vị nơi Vô Vi của Vô Vi cảnh giái, tức là Điển Hạ Thiên nối liền lại với Điển Trung Thiên, Cao Thiên, tới Cao Việt Thiên Đài, hóa thành một Hơi Thanh Khí sanh hóa của Nguồn Nguơn Khí Hóa Sanh từ Trời mà ra, như thế là Thầy thở đặng dài Hơi thì con đặng việc đặng lời nghe con !
Vui Thay !
Phước thay !
Lạy Thầy Chúa Tể Kiền Khôn,
Mở lòng Bác Ái thương con vói cùng.
Thưa chư vị !
Chư vị khi chưa nghe đặng bài giảng nầy là khi chư vị mới vào Đàn, nay cũng là chư vị đấy chớ không ai khác, chư vị nghe đặng, hiểu đặng, chư vị cũng tự biết mình không còn như trước, ấy là chư vị đã đổi hẳng không gian, đổi người ra mới rồi, chư vị giờ nầy trong thời gian nầy thật sống với cái không gian Nguơn Khí, không còn sống với cái không gian ô tạp nửa thì đó là chư vị đang sống qua vô hình. Chư vị mỗi lần hứa nguyện nhập Đàn Định Tâm thì thấy mỗi lần đều khác thời gian càng mau lẹ, khác không gian càng nhẹ nhàn trong sạch thì càng gần đặng với Thầy.
Thầy thường khuyên : « Sao các con chẳng mới lấy mình », thì chỉ có nhập Đàn Định Tâm mình mới biết đặng thôi, biết mình có mới lấy mình là được thấy nhẹ nhàng thân thể.
Đạo Sống, Đạo Sáng, Đạo Học, Đạo Hành đều ở trong mình của mình hết. Bốn món Báu Trời nầy chung hiệp là Khối Đức Tin Nguyên Vẹn, mạnh mẻ, trong trống, trong sáng, nay hiển hiện ở lòng Người vô hình làm Trung Tâm Điểm cho Người chí chánh chí chơn là Người thiệt thiệt Người.
Ở thế gian mắt phàm xác thịt có ai thấy đặng Người thiệt thiệt Người đâu, Chơn Nhơn đâu, có ai thấy Người Ta là Nhơn Loại đâu, thế gian chỉ thấy biết cái xác phàm của người phàm xứ nầy nước nọ đó thôi, duy có Chơn Lý mới Thấy Biết đặng thôi.
Đạo Thầy huyền diệu nói sao cùng !
Nguyển văn Kiên
(Tân An)
Bữu Tinh
Tây Sư Tinh Quân
Đốc Tràng Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn
8 jan 1957
Giảng Đàn Chơn Lý: Lý sâu nơi lòng
Lý sanh: Mối Sanh Sanh mãi,
Khí Hóa: Mối Hóa Hóa mãi,
Sanh Hóa Hóa Sanh hai Mối phải hiệp rồi Sanh Sanh Hóa Hóa vô cùng mới có ra sự sống hữu hình là Đạo Dụng của Thầy tại thế gian.
Tạo Hóa dựng nên Tạo Vật nên trong Tâm của tạo vật có Tạo Hóa Công.
Tạo Vật của Thầy ngày nay là Hột Giống Chơn Lý của Thầy còn ương hoài ương mãi cho thành Hột Giống Tự Nhiên là Hột Giống của Trời muốn có Người Giống của Trời.
Hột Giống tốt cùng gieo rải rác,
Nhưng chỗ nầy chỗ khác không đồng;
Cũng vì tại ở nơi lòng,
Người ham Chơn Lý kẻ mong giành quyền.
Còn Lý sâu nơi lòng là sao?
Là: Âm Ngũ hành, Dương Ngũ Khí.
Đống Nai Vàm Cỏ khắp nơi,
Đường dài gánh nặng của Trời phú giao.
Đồng ám chỉ là Đất,
Vàm ám chỉ là Nước.
Đồng thì nai ăn lúa của Thầy,
Vàm thì cỏ ăn lúa của Thầy.
Người là Lúa của Trời mà !
Bữu Tinh nầy, Tinh Quân nầy phần trách nhậm, cái Thiên Mạng là đem ban bố Đạo Trời khắp tràng trên mặt trái Địa Cầu mà trái Địa Cầu đây mới thiệt là cái Tiểu Kiền Khôn, một Ngôi Trời Đất nhỏ của muôn ngàn Kiền Khôn mà Thầy là Chúa Tể.
Thiên Sư Chưởng Quản là mối chấp chưởng Mối Đạo Trời. Mà một Mối Đạo Trời nào ngay thời kỳ bây giờ chưa thành Hột Giống của Trời thì Thiên Sư Chưởng Quản chưa tròn trách nhậm của Trời phú giao.
Chừng nào Hột Giống gieo rãi rát đặng hoàn toàn sứ mạng thì Mối Đạo Thầy mới tràng khắp Ngũ Châu là Ngũ Hành Ngũ Khí. Chung trong Nhà Chung của Thầy sống sáng kiệp như ánh Thái Dương thì Đạo Thầy mới thông miền Ngũ Châu, lúc vậy là Âm Dương ngưng kiết hóa phân Tam Tài.
Chừng ấy Thiên Sư Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài lập xong danh phận Tam Tài nơi mình rồi thì Thiên Sư Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài mới phải mặt là Người thế nơi cỏi hữu hình cho Thiên Sư Chưởng Quản Cao Thiên Đài Vô Kiệt thì Đức Hổn Nguơn Thiên Sư Chưởng Quản của Thầy mới Chường Quản Thế Gian ni, trên thiệt mặt trái Địa Cầu nầy.
Đạo Trời ra Đạo Dụng giúp công ơn Thầy. thì Người là Trời, Trời là Người, Thầy là các con, các con là Thầy.
Người Chơn Lý ai cũng có « Âm Ứng Thân » còn mình là « Dương Ứng Thân », nên Người Thiệt Thiệt Người (l’Humain), Âm Dương Ngũ Hành là cái Thể sống hữu hình ở trần thế.
Phước thay !
Đạo Trời huyền diệu nói sao cùng !
Bữu Tinh
Tây Sư Tinh Quân
Đốc Tràng Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn
27 jan 1957
Tứ Bữu Kinh
KÍNH LẠY ÐỨC BỬU TINH
Lạy cầu ân Ðức Bửu Tinh,
Giáng trần cạn tỏ Lý Sinh của Trời.
Ðồng nai vàm cỏ khắp nơi,
Ðường dài gánh nặng của Trời phú giao.
Lạy cầu Mối Cả gỡ trau,
Cac em đặng gặp Lý Sâu nơi lòng.
Ngửa nhờ lượng cả dầy công,
Dắt dìu em dạy còn trông đến Thầy.
Các em ngu dại thơ ngây,
Mà lòng mộ Ðạo đêm ngày cần chuyên.
Xin Người mở lưới Nghiêu Thiên,
Cứu bầy em dại đặng yên tu hành;
Cùng nhau giõi bước tập tành,
Cùng nhau gặp đặng Tánh lành ban sơ.
Phong bình sẵn đúc sẵn chờ,
Chở che em dại sớm trưa thờ Trời.
Các em ngu dại khắp nơi,
Một lòng chí hướng chẳng rời Lý Sinh.
Lạy cầu ân Ðức Bửu Tinh,
Giáng trần cạn tỏ Lý Sinh của Trời.
Thi Ca
Tạo Hóa Công nơi Lòng
Thiên Công im Tánh lại im Hơi,
Mà lóng tai nghe chẳng chút rời,
Đừng tưởng vườn hoang cây cỏ loán,
Ba giềng khắn khích vững ba Ngôi.
(Thánh Giáo)
Con Người tại Thế
Tánh Mạng vừa gieo tách dậm ngàn,
Ngươn Thần vận chuyển lướt trùng sang,
Thiên Chơn ung đúc Thân trong trắng,
Căn bản dồi trao Thể diệu hoàng.
Hiệp Nhứt Vô Vi Ngôi Thánh định,
Hòa xong Vạn Vật Mối Thần Linh,
Giống Người ung đúc nên Người Thiệt,
Trời Đất từ đây Một với mình
Nguyễn văn Kiên
Tân An, Nov 1946
Lý Tưởng Chơn Chánh
The True Vision
La Vraie Pensée
Một Sức Sống Vô Hình lưu thế hạ,
Đem Bút Thần ai khéo tả cho nên,
Của Trời ban, của ấy vốn không tên,
Người xuống thế vì đâu quên Cảnh Củ. 5
Mượn thân xác khép mình trong Vũ Trụ,
Đầu đội Trời đầy đủ Khí Anh Linh,
Đứng làm Người phải giử trọn Phần Tinh
Đừng đem nó đổi nhục vinh cặn bã.
Nó là Mối dẩn Người về Ngôi Cả,
Nó là phương thuốc lạ của tiên duyên,
Công dày Tu mới gặp nó mảng viên,
Giây quang tuyến nối Người tiên kẻ tục.
Nó là mạch tinh thần nguồn hạnh phúc,
Đỉnh trầm tư nghi ngúc thức ly tao,
Tấm Lòng Trong chí kỉnh đến Trời Cao,
Hoa dệt gấm chi hờn màu thanh bạch.
Người gặp nó Trời Trong đâu xa cách,
Dậm Kiền Khôn vuôn tất ấy là bao,
Nước trong xanh lòng Bóng Nguyệt như chào,
Khách Tâm Đạo bước vào Huyền Diệu Cảnh.
Thoại Quỳnh Sơn – Viên Giác (1951)
La Vraie Pensée. la Véritable Intelligence, c’est mouvement et c’est le mouvement de la Vie, donc, Action (Vô Vi), c’est à dire l’Éternité, le Devenir éternel. Par la bouche, cette action est la voix, par les yeu, la clairvoyance, par l’ouie, le bon sens, etc.
Chơn Lý Đạo – Sự Tu
Mình « Tu » cho đế bực Chơn, được vậy rồi ;
Bực Chơn nầy « Tu » cho đến bực Chơn Như.
Chơn Như ở trong mình Người là các Mối Thần được Chơn Nhứt là sẵn có nơi Tâm của Trời của Đạo.
Như thế là Trời trong trong Người đã đến cùng Ngôi Trời Cao Thiên Đại Đế thì Người Trời ở thế mới hoàn toàn Sứ Mạng của Thầy phú giao.
Giúp Trời hành Đạo là giúp Trời trong Tâm mình Hành Đạo Trời Thiêng Liêng Vô Kiệt.
Người như thế là Con Trời ở Thế hạ, mới đáng mặt là Con Thầy.
Bữu Tinh
Tây Sư Tinh Quân
1 Trung Tâm Điểm tức là Thầy đây.
2 Le réveil de l’Intelligence du Réel
3 Mối Lý Sanh: l’Éternel Naissance
4 Mối Khí Hóa: le Renouveau de la Vie
5 Cảnh củ: Éternité – Cảnh Hư Vô của Vô Vi Cảnh Giái