Định Thần

Định Thần

Dùng Điển Lực Vô Vi thấy tận Cõi Vô Hình

Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn

Tây Sư Tinh Quân

(06 Dec 1952)



Thưa chư vị,

Chư vị hảy định tâm mà nghe tôi này nói. (Nghỉa là đứng về mặt tinh thần mà nghe. Định Tâm có nghĩa là: đứng về phương diện “tinh Thần” mà nghe, không phải là nghe bằng lổ tai, mà nghe bằng chỗ Thông Hiểu Biết của mình vậy).

Chư vị ngày nay mừng vì biết mình có thể sống đặng, sống thiệt đặng, lại cũng có thể Sống đến vô cùng vô tận, -- Sống Hiện Tại – đó, vì có Thể làm Người vô tận là có cái Thể Trường Sanh của Đạo rồi đó.

Nhưng đó là thấy hiểu trong Lý Tưởng mà thôi, nay, nơi đây, Tôi này khai khiếu huyền cho ai có trọn Đức Tin về Đạo, trọn Đức Tin nơi Trời Trong, là Trời Trong trong Người, những ai mà thường niệm câu:

Lạy Thầy Vô Kiệt Cao Thiên,

Hóa Sanh vạn vật Mối Giềng Người Ta.

Tôi này cũng vui cùng chư vị trong chỗ thấy và biết đó. Nhưng không khỏi cho tôi này nhắc nhở lại cho chư vị thiệt thấy và thiệt mừng.

Đạo cao phải học mới tường,

Minh mong biển rộng khó lường không đong.


Sống qua vô hình, đi trên Con Đường Trường Sanh của Đạo thì tức nhiên “Người với Ta đã Hiệp” rồi đó.

Người với Ta đã Hiệp mới gọi đặng là Sống qua phần Vô Hình vì “Thiêng Liêng Vô Hình” là Cảnh Sống của Ta, Thể Sống của Người” vậy.

Thì, từ đây Người Sống nhờ Ta, Ta Sống nhờ Người đã giao trọn quyền Sống của Người cho Ta nắm giữ, là giao các Mối Điển Hạ Thiên cho Ta nắm giữ vì các Mối Thần đã thiệt qui hướng trúng Đường.

Ta nhờ Người là Ta còn hoài với Trời đặng ban sự Sống của Trời nơi Ta cho Người Sống theo Ta.

Nếu chư vị rõ đặng trong mình như thế thì từ đây “Thể của Người” là “Thể của Trời”.

Thì sự mừng này là sự mừng của Đạo. Cái vui tự toại này là cái vui của Đạo, cái hạnh phúc của Người thế gian đắc Đạo tại thế.

Chư vị hiểu chưa?

Nếu thiệt hiểu rồi thì từ đây đừng để cho mất tình hòa nhã thiêng liêng thì còn biết nương cậy vào đâu!

Vì qua vô hình đặng là tự nhiên biết “dâng mình” cho Điển Trung Thiên nối liền nắm giử mà đem mình đến chỗ chí thiện chí mĩ của nó là nguốn của nguồn, gốc của gốc là Mối Vô Vi Điển nơi Trung Tâm của Tâm Trời. (L’Éternité – Trời Trong trong Người).

Thì sự Sống Biết không còn lu lờ mờ tối nữa, theo điển của vật, theo vật chất bề hình thức, mà nay là một nguồn sáng suốt thiêng liêng tinh thần rọi thấu trong ngoài trên dưới.

Mối Điển cao diệu tuyệt đối này thì Mình còn, là còn trong Mối Điển cao diệu ấy ở nơi Trung Tâm Điểm, còn có lạ chi.

Người đây Ngôi Vị ở Trời nghe con!

Nhưng còn cái sự mừng ấy Sống trong lý tưởng mà thôi, nên nay, nơi đây, tôi này khai mở Khiếu Huyền cho những ai còn Đức Tin về Trời về Đạo, ai hằng niệm “Tam Qui” và Khấu đầu:

Lạy Thầy Vô Kiệt Cao Thiên,

Hóa Sanh vạn vật Mối Giềng Người Ta.

Mối Giềng Người với Ta đã chỉ rõ ra trên đây, chư vị thấy chưa?

Cái lý tưởng này phải Sống, là phải hiện ra bằng một sức Sống sức Sáng thiêng liêng tinh thần khắp châu thân Người mới đặng, ấy là làm mà chẳng thấy làm mà có làm, chẳng thấy có mà Thiệt Có, tức là noi lằng dấu Lý Sanh Khí Hóa đó.

Trong Giảng Đàn kỳ trước, tôi này có vạch tỏ nghỉa lý về “Luật Đạo” là “Luật Thiên Điển” mà ngày nay chư vị ở vào “Không gian Ngươn Khí” 1 chẳng phải chư vị là Người đã có lại với mình cái Chơn Thân là cái Mình Điển Bổn Thân đó sao?

Chư vị gặp “Thiệt Mình” là “Người Thiệt” rối, lý đâu lại còn miệt mài với cái giả thân mà sống theo “không gian ô tạp” của nó, thì thiệt sống nỗi gì!

Chư vị phải không còn Sống mãi với cái xác thân vật chất mới thuận theo Lý Đạo chớ!

Tôi này cũng đả có phân tường:

Ở Đời mà Sống về Đạo mới ngoan

Tôi này thường nhắc nhở rằng:

Phải thường nhớ đến Phần Thiêng Liêng của Mình và đừng làm cho mất tình hòa nhã thiêng liêng

Chắc chư vị có người chưa thấy rỏ trong mình mình chỗ này.

Chư vị tưởng đâu niếu trì phần Thiêng Liêng xuống theo mình phần xác hoài là phải rồi, dè đâu phần Thiêng Liêng thuộc về “Vô Hình của Vô Hình Thân Hữu”, tinh thần của nó thuộc về Cao Thiên thì nào có chịu cho Cái Người Tứ Giả lôi cuống xuống trần thế được đâu. Có câu:

Nguơn Thần đừng đến lụy trần ai,

Trong ngần chẳng chút lợt phai,

Có ngày chơn bước đến Đài Cao Xanh.

Theo Lý Chánh Chơn thì phần xác phải nương theo phần Thiêng Liêng mà Sống theo phần Thiêng Liêng mới phải Đạo chớ, là Sống theo Không Gian Đạo Đức tinh thần vô hình là Không Gian Nguơn Khí vậy.

Mà nay đặng biết rõ phần xác này cũng gọi là “Thần”, mà “Thần” là “Điển”, cái Hơi Điển tức là các Mối Thần Hạ Thiên. Cái Người Tứ Giả vốn là Điển, bởi Điển mà ra. (Xác Hồn không chia rẻ, vốn là Một).

Điển này phải nương Điển cao diệu hơn mới còn, là còn trong Điển cao diệu đó vậy, thì “Thần” này mới đặng tinh khiết trong sạch, phải vậy chăng? 2

Luật Đạo, Luật Thiên Điển là Luật về Sự Sống tự nhiên, có trật tự lắm, nên

Quên bề trật tự khó trèo cao” là vậy đó.

Muốn Sống theo Đạo mà bỏ Luật sao đặng!

Trời đây là Luật con ôi phải nhìn

Nên, Sống qua phần Vô Hình Thiêng Liêng mà còn ở vào không gian ô tạp theo phần xác thịt thì làm sao gọi đặng là “quĩ phục thần kiên”! 3

Tu cho quĩ phục thần kiên” mà!

Nếu còn như thế mải thì sống ở thế mà xác hồn đã chia rẻ rồi đó.

“Tu” là tu lấy phần Hồn phải chăng?

Lại trong Kinh có câu:

Sống ở thế xác hồn chia rẻ,

Cứ lộn lầm dâu bể luân hồi;

Đua chen đây lở kia bồi,

Khôn khôn, dại dại, đời đời trả vay.

Đời nào khác cái thân hữu này. 4 “Đời” nào phải ngoài cái xác thân bao giờ với Người Đạo, Người Chơn Lý đâu!


Note: Biết đặng do Thiên Tánh tức là Hơi Điển Tiên Thiên của Thầy: Mối Vô Vi Điển. Cái Mình Điển, có các Mối Giao Thông cũng là Điển chớ có nào tai mắt trí tri chi đâu mà rằng mắt thấy tai nghe miệng nói chi chi. Nên cái xác thân này, đứng chỗ sâu nguồn thì biết nó cũng là các Mối Thần.

Xác Hồn không chia rẻ nhau thì biết:

Cái xác thân hữu hình đây, Đạo gọi là “Cái Người Tứ Giả” thuộc về vật chất hữu hình, trong Cái Người Tứ Giả này có phần Hồn của nó , chính là “Thần Hồn” đó.

“Hồn” là “Sáng”, mà “Thần” là “Hơi” thì phần Hồn là phần Sáng nhờ Hơi, mà Hơi này là Hơi Điển ở trong mình mình.

Vậy “Đời” của Người Tứ Giả là các Mối Thần, mà Thần là cái Hơi Sáng ở trong mình mình.

Vậy, xác hồn mà chia rẻ thì nhờ đâu mà Cái Người này biết? Người mà Hồn, tức là xác mà Hồn, mới biết đặng mà thôi, chớ nào ai vô đó mà biết.

Cái Hơi Sáng này đã lu lờ mờ mịch vì tranh hơn tranh thua, tranh khôn tranh dại, giành giựt lẩn nhau. Nó cũng gọi là “cái Thông, Hiểu, Biết của Người sao khi có xác thân rồi biết”.

Nó cũng gọi là “Điển”, phải gọi là “Điển” vì nó không thuộc cho một ai nào cả. Nếu Người muốn sáng, muốn thông, muốn hiểu, muốn biết đến đâu thì đem nó ra mà dùng mà soi sáng đến đó thôi. Nhưng nó cũng còn là Điển của Vât, nó không được trong sạch.


Note:

Thử ngó vào mình mà coi đặng suy gẩm: Cái biết mà gọi là “cái biết của mình” đó, nó ở đâu trong mình minh? Nó ở đâu cũng không biết nó ở đâu, mà “muốn biết” thì đem nó ra mà soi sáng đến đó, như thế nó không phải là “Điển” chớ là vật gì? Mà Điển thì nó nào là của một ai.

Biết nó là Điển nơi đây thì mới thấy Sự Sống Vô Hình của cái mình này chắc chắng hiển nhiên như thế thì “Thiệt Người” là “Sự Sống” rồi đó, Thiệt Mình là cái Mình Điển.

Điển ấy ở nơi mình nó đổi qua một danh từ khác là: cái Thông, Hiểu, Biết sau khi Con Người có cái xác thân rồi biết.

Vậy, lúc Người bình tỉnh thì cái “Điển” đó, sự Thông, Hiểu, Biết đó, nó cư ngụ ở đâu? Nó ở chỗ nào trong mình mình? Nó có ở chỗ nào đâu vì vốn nó là Điển, mà Thời Gian là Điển của Không Gian --- Không Gian nào thì Thời Gian nấy, Thời Gian nào là Điển Lực nấy, --- nên “Thời Gian”cũng là Điển, là Sự Sống ngắn ngủng chuyển vần mải mải mới còn.

Thì cái “Nhớ” thuộc về Thời Gian, mà là Thời Gian, nên cũng là Điển. (Le temps est mémoire, conscience de soi). Điển đây thuộc về thời gian đó. Điển này là Điển của Vật, sự sống sáng của Vật, Điển Hạ Thiên vậy.

Như thế, “Mình” là cái “Mình Điển”, mà Điển là Sự Sống, nên “Người là Sự Sống” ở trong Sự Sống toàn thể chung là Trời, vì Trời là Toàn Thể Sự Sống. Cái Một ở trong cái Một. Một ấy là Lý Thiên Nhiên, nên Vốn Người là Gốc Lý Sanh Khí Hóa.

Có tìm Lý tinh thần của sự vật mới biết “Mình” này vốn là Mình Điển, lại cái xác thân này cũng là Điển hạ thiên.

Thời gian là Điển thì Không gian là Bực Đạo của mình, Bực Sống của mình. Nên “Không gian Ngươn Khí” mới chánh là cái Mình Điển của thiệt Người, Người thiệt của Trời muốn có, Người Giống của Trời, mà chư vị là Người theo Đạo Trời đây vậy.

(End of note).


Mà “Tinh thần vô hình thân hũu” lại còn có cái “Tinh thần vô hình tinh thần thân hữu”. Tinh thần này là phần Sáng Sống vô hình của vô hình bởi Thiêng Liêng mà có. Nó Vốn là Tinh thần của Lý Thiên Nhiên, tức là:

Điển của Trời, cái Gốc Lý Sanh Khí Hóa”.

Còn “Điển của Vật” vốn sanh trong khuôn Tứ Giả nên pha trộn. Phần nào pha trộn thì thuộc về Thần Hồn. Điển này, Điển của Vật đây, nó chỉ giúp sáng về vật, về bề hình thức mà thôi, thì nó giúp sự thâu thập chất chứa của đời vật chất.

Cái Điển quang của vật ở trong mình mình không được “Chư Thiên” nhìn nhận. Một khi gặp cái Điển cao hơn là nó phải bị tan rà, nhưng các bực Tu hành phải dùng nó làm cầu hoặc cái thang đặng bước lên bực cao.

Đặng như vậy là “tự dâng mình” cho Mối Điển trên. Nó Sống, nó mạnh, nó cao diệu trong Mối Điển trên. Mối Điển trên còn, nó hãy còn. Các Mối Điển trên cũng gọi là:

Không Gian Ngươn Khí


Note: Vậy cái nhớ là thuộc về thời gian, mà cũng là thời gian (le temps est memoire).

Tìm Lý tinh thần của sự vật là vậy đó, như Đức Sư Phụ đã có nói: “Ta tuân theo Đạo đặng tìm cái Lý Tinh Thần của sự vật mà thôi; còn các trò mảng theo Lý Trí đặng tìm Lý của sự vật của Cái Người

Điển của Thời Gian vào trong đầu óc người gọi là “Trí nhớ” (la mémoire), nên đầu óc là cái máy của vật để cho người dùng, một cơ sở cho Điển dùng ra vào đó vậy thôi, chớ “bộ máy” tự nó mà khôn nỗi gì!

Cho nên cái xác thân này là một cái bộ máy cực kỳ mầu nhiệm cho Người dùng, nó nào phải là “Người” đâu, nên Đạo gọi nó là “Cái Người” cho dể phân biện.

Đầu óc là một cơ sở của bộ máy đó vậy, nên “Trí” là của người riêng, tức là của Cái Người đó, Lý mới là của Trời.

Sống với không gian nhẹ nhàn, thời gian mau lẹ, là sống bằng tinh thần của Lý thiên nhiên vậy, tức là Điển Lực Vô Vi. Thở bằng tinh thần vì tinh thần nó có sự thở tự nhiên, ấy là sự thay đổi biến chuyển của cái Hơi Điển vậy. Có biến chuyển mới có Sống. (Le Devenir éternel donc le movement de la Vie).

Nên “Con Thiệt của Trời” vốn là cái Điểm Linh Quan, một Mối Điển Vô Vi mà Trời Thiêng Liêng Vô Hình đặt để nơi lòng Tạo vật của Tạo Hóa Công.

Con Thầy rồi mới là thiệt Con Trời là một sự sống đầy đủ Chơn Ngươn.

Chư vị hiểu chưa?

Đạo Trời chính là Đạo Thầy đó: Đạo Sống Sáng vậy.

Đức Chí Tôn ở nơi mình là “Thầy nhà”.

Thầy có phán:

Xét coi nội quả Kiền Khôn,

Có ai qua đặng Chí Tôn là Thầy.

Vậy, Điển Vô Vi nơi Mình Người là Tay Thợ Trời đó. Tạo Hóa Công nơi dạ vậy.

Còn Điển của Vật, vốn sanh trong khuôn tư giả, thì nó chỉ giúp sáng về vật, về bề hình thức mà thôi, thì nó giúp sự thâu thập chất chứa về vật chất theo bề hữu hình. Điển của Vật thuộc về Tinh Khí Thần của Hạ Thiên, nó còn giúp sáng cho Cái Người tứ giả thấy biết được thay, huốn chi là Điển Vô Vi của Thầy nên Người chỉ có Định Thần mới dùng Điển Vô Vi đặng thôi.

(End of Note)


Điển càng cao diệu trắng trong thì Chơn Thân này càng nhẹ nhàn trong sạch.

Đến đây, Người sống theo “Không Gian Ngươn Khí” mới thiệt thầy biết rằng Mình Thiệt của mình là cái Mình Điển có các Mối Giao Thông với Ngũ Giác Thân cũng là Điển, là các Mối Thần.

Cái Mình Điển, --- Chơn Thân đấy, --- nay là các Mối Điển trên cao diệu chớ còn biết gọi sao nữa!

Chơn Thân mừng đặng nhẹ nhàn,

Bước đường tấn hóa ngày càng cao siêu.

Chơn Thân đây không phải có một bực đâu, nhẹ nhàn thanh cao thì cái bực Đạo nơi mình mới cao thượng về tinh thần Đạo Đức vô hình vô vi.

Đến bực Điển Vô Vi rồi thì Mình Điển này mới thiệt là “Bổn Thân” của Người.

Có “Bổn Thân” mới chầu Thượng Đế.


Thưa chư vị,

Chư vị mong mỏi Sống cho đặng về mặt tinh thần của Thiêng Liêng thì trước phải cho “Kiến Tánh”, có Kiến Tánh mới gặp Thần như chỗ đã phân giải trên kia.

Thấy bên Vô Hình là Kiến Tánh.

“Kiến Tánh” chỉ có dụng Điển Lực Vô Vi sẳn có nơi lòng Thanh Tịnh Hư Vô. Nên Điển của Trời là cái Thiên Tánh của Người đó vậy, Sức Sáng Sống tinh thần thiêng liêng vô hình.

Kiến Tánh rồi mới biết “Tự dâng Mình” là cái dạ Khiêm Cung của Người Tu Chơn phải có. Mà chư vị đây cũng thế, cũng phải thế mới rằng là Con Thiệt của Thầy.


Note: Tự dâng Mình” của Người Chơn Lý là “Nhứt Tâm Qui Hướng” đó, phải vậy chăng?

Kinh có câu: Chí Kỉnh chí Thành là hơn”,

Chí Kỉnh chí Thành ấy là cái Đức Khiêm Cung của Người Tu Chơn vậy.

Thầy đâu có dạ tự tôn,

Sông Ngôi Chí Bửu, Chí Tôn là Thầy.

Nên có : “Chí Kỉnh chí Thành” mới có đến chỗ “Đức Tin Thường Thiệt” thì Tâm Trung mới sáng tõ:

Tâm Trung báu lạ vô cùng,

Bấy nhiêu mầu nhiệm Tâm Trung sẳn sàng.

Thật có Kỉnh tức là “Tự dâng Mình”, tự dâng mình cho Tay Thợ Trời. Tới Tay Thợ Trời là đến chỗ “Chí Kỉnh” đó, tới Mối Điển rất cao diệu là Mối Điển Vô Vi của Thầy.

Dâng mình lên hoài cho các Mối Điển trên nắm giử: Điển từ bực Hạ Thiên đến Trung Thiên lên Cao Thiên qua Vô Vi thì Thể này nay là Thể Vô Vi: Thể Vô Vi ở thế hạ. Một Mối Vô Vi của Trời Thiêng Liêng đặt để nơi Tâm Người làm Căn Bản cho Sự Sống Tinh Thần của Người. Đến đây mới thấu Lý câu: “Dưởng Tánh Tồn Tâm”.

Đức Tin thường thiệt vén màng vô minh”.

Đức Tin đây chính là phần Thiêng Liêng sáng suốt tinh thần, phần Sáng Sống này mới làm sống sáng các Mối Điển dưới ở các cảnh Dục Sắc Vô của thế giái hữu hình vì đã được gội nhuần Ân Điển của Thầy, như thế “Công quả của Điển này mới vẹn tròn”.

Các Mối Điển ấy có sáng lại nó mới thấu Lý của nó thì nó là Đạo Lý của Vũ Trụ chớ nào phải không cội nguồn đâu mà hại Đời đến thế, như Điển của vật mà Cái Người này không rõ gốc sanh sống của nó. Tìm đặng rồi thì nó là Vật Lý chớ nào phải là Vật Chất nữa.

Nên Người Tu Chơn thì cái “Trí” dùng để làm cái cầu hay cái thang đặng bước lên Điển trên cao diệu. (K: Le véritable rôle de l’intellect est d’être le pont entre ce monde transitoire et le monde de la Réalité, le monde de la Vérité, de la Vie, du Bonheur).

Kinh có câu:

Đức Tin công quả vẹn rồi,

Tự nhiên con đặng phản hồi Ngọc Kinh,

Ấy là con được Trường Sinh

Tiếng “Con” đây là “Con của Đạo” thì là một Mối Điển của Thầy, vậy cũng đồng một Mối Lý Sanh Khí Hóa.

Rõ như vậy thì:”Đức Tin công quả” là sự làm của Vô Vi: Làm mà chẳng thấy làm mà có làm, có làm mà chẳng thấy có, chẳng thấy có mà “Thiệt Có”.

Chẳng thiệt có sao đặng vì Người nay đã ra “Người Tự Nhiên”, thật có đó.

Vậy Đức Tin công quả là phần sáng suốt Thiêng Liêng này nó công quả với Thầy đó. Do “Đó” mà biện phân phân biện đây, thì nơi Người nó là Thể Vô Vi chớ gì.

(K: Dans le discernement et la pureté de l’action, surgit la Réalité de la Vie qui est un éternel devenir).

(End of note)


Nếu không tuân “Luật Thiên Điển”, Luật về Sự Sống Vô Hình, Luật của Tạo Hóa thì làm sao Bực Điển của mình đến tới Bực Điển Vô Vi của Thầy, là Mối Điển Vô Vi.

Mối Vô Vi Âu Mỹ đương tìm” là đây.

Cái “Thể Vô Ưu Vô Lự” là cái sức Sống tự nhiên vô hình đó mà mình biết đặng thì “Vô Ưu Vô Lự” vốn là cái sức mạnh rất điềm tỉnh, không thay đổi của Ngôi Thần ẩn trong Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh của Trời, chính nó là Thần lực của Điển lực Vô Vi.

Thần nhờ chi mà đặng vậy?

Chỉ nhờ có một cái sức mạnh, là rất điềm tỉnh mà thôi.

Còn Sống mà lo lự, lo hoài, có lòng lo sợ hoài là cái Thể Sống yếu hèn, thấp thỏi, ngắn ngủn của cái đời vật chất nặng nề.

Vô ưu, vô lự, thong dong,

Bất tham bất dục Pháp trong Tánh mình.

Cái “Tinh thần của tinh thần Vô Hình Thân Hữu” thuộc về Tinh Khí Thần của Tiên Thiên còn “Điển của Vật” thuộc về Tinh Khí Thần của Hậu Thiên.

Điển của vật nó còn giúp sáng cho Cái Người của Tứ Giả được thấy, đặng sống theo vật, theo bề hình thức, huống chi là Điển Vô Vi của Thầy không giúp soi sáng sống tinh thần cho Chơn Thân Chơn Thể Con Người đặng sao? Nên Người chỉ có Định Thần mới dùng đặng Điển Vô Vi.

Mà Điển Vô Vi này lại ở nơi Chơn Thân Con Người, Điển này mới thấu tận Cõi Vô Hình nhờ sức mạnh rất điềm tỉnh tự nhiên của nó mà thông suốt trong ngoài trên dưới.

Khi phóng xuất mãng thiên Võ Trụ,

Lúc bế tàn thối ngụ nơi Tâm.

Nên thấy rõ bên vô hình là Điển Trời thấy.

Điển này sẳn có với Người Vô Ngã Vô Nhơn; nó lại lập Thể Vô Vi cho Con Người nên “Vô Vi” là sự Thông, Hiểu, Biết thuộc về Tiên Thiên Vô Hình là Chơn Lý của Đạo.

Nó chính là cái Thể vô ưu vô lự thong dong tự tại vốn là kiếp sống vô hình của Con Người Trời muốn có làm “Người Giống” của Trời. 5

Nên sự lo sợ về chỗ mất còn là cái Thể sống của chúng sanh thuộc về Điển của Vật, cái thấy biết ngằn ngũng, thấy đó mất đó, có đó không đó.

Vậy, Thiêng Liêng tinh thần là cái sẳn thông sẳn biết bên vô hình mà Người thiệt thiệt Người sống đó.

Hảy nhớ lời Đức Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý đã phân:

Thời kỳ này là “Thời Kỳ Ân Điển” lại trò sanh trò sống cũng bởi Điển mà ra vì cái mình của các trò vốn là Mình Điển. Cái Mình Điển có các Mối Giao Thông củng là Điển

Rút lại mấy lời trong câu thi:

Điềm tỉnh nối sớm trưa một dạ,

Sức mạnh này Điển lạ phi thường,

Nhẹ nhàn dứt cả vấn vương,

Êm đềm lướt cả đau thương của đời.

(Thoại Quỳnh Sơn – Viên Giác)


Này chư vị!

Cái xác thân này, nếu không thấy, không rõ cái Nguyên Lý của nó, cái Căn Nguyên Bản Bản của nó, thì cái xác thân vật chất này nó nặng như chì, mà thấy biết hiểu nó đặng rồi thì nó nhẹ dường lông. Thấy nó bằng Điển Trời đó.

Thiệt Mình là cái Mình Điển mà thấy biết bằng con mắt thịt, phần nhục nhản, thì đâu là thiệt thấy thiệt biết, nên còn sống trong cái mộng ảo vậy thôi!

Mình Điển thì sự Thấy Biết của nó phải là do tinh thần của tinh thần vô hình thân hữu. Tinh thần này lại do tinh thần của Ngôi Độc Nhứt nơi Tâm, Điển Vô Vi đó. Có câu:

Thân nào Thể nấy vuôn tròn,

Thân nào Thể nấy mới còn gọi con.

Cái xác thân này với phần Hồn của nó tuy hai song vốn một. Một này là Điển đó: Sự Sống của Hồn và Xác. 6

Chơn Thân mới có Chơn Điển, Chơn Điển phải là Thanh Điển kìa, mới là trắng trong, trong ngần, mới là Điển Vô Vi. Điển Vô Vi sanh Nguồn Ngươn Khí, Nguồn Ngươn Khí có cái sức mạnh này mới vận chuyển thành Đạo vì Đạo là Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh.


Thầy đem các con cái của Thầy từ bực Hạ Thiên đến Trung Thiên qua Cao Thiên đến Vô Vi. Ấy là mấy bực Điển đó. Bực nào hiểu theo bực nấy.

Các con cái của Thầy ngày nay là chi, nếu chẳng phải là các Mối Điển ấy sao? Các Mối Thần vậy.

Đạo Thầy là Đạo Sống Sáng mà! Nên phải “Tri Hành Hiệp Nhứt”. Tri hành hiệp nhứt là Sanh Sống vậy.

Các bực Điển từ Hạ Thiên lên Quang, mà bực thấp không được hưởng bực cao. Nếu bực ấy “biết hạ mình” theo sau bực trên không cho rằng mình đứng ngoài bìa ngoài chéo, thì bực này sẻ được hưởng bực Chánh Thức của Mình, bằng trái lại phải bị mất luôn. Đó là “Luật Thiên Điển”. Luật Thiên Điển là vậy.

Nên Tu Hành theo Đạo Thầy là trọn dâng mình cho Tay Thợ Trời dìu dắc mà ngày nay, trong Thời Kỳ này, các con cái của Thầy ai giữ đặng “Nhứt Tâm” thì nên đó.

Đạo Thầy phải Tri Hành Hiệp Nhứt, nên Nhứt Tâm thiện niệm là dâng trọn mình cho Trời.


Note: Trích lời truyền trao của Đức Hổn Ngươn Thiên Sư (29 Aug 1944):

“Đã biết rằng về đến Ngọc Hư Cung phải cho đủ Chơn Thân, Chơn Thể, Chơn Hồn, mà Thân, Thể, Hồn này phải là Thân của Điển, Thể của Điển, Hồn của Điển mới vào đặng.

Có đặng cái “Mình Điển” mới nghe đặng Kinh Điển của Thầy. .. Vậy cái mình của ai còn trên thế hạ này mà thiếu cái Mình Điển là thân chết vậy.”

Thật rõ bấy nhiêu thì cũng đủ Sống Vui trong đời sống của mình, nên có tranh danh đạt lợi của Đời mà chi lại phải vùi thân trong nước lửa rồi cũng chạy trời không khỏi Luật Thiên Điển báo ứng! Mà hiện nay thế gian mấy ai biết “Mình” này là các Mối Thần”

(End of note)


Các nhà tu hành, các nhà triết học, cũng vì phân biệt chỗ này trong mình không rành, đi đến đây đều bị sa ngã.

Vì sao bị sa ngã?

Các bực nói đây bị sa ngã vì các bực ấy dùng sái cái Điển quang của mình. Họ rút cái Điển quang ấy đặng bồi bổ cái Điển quang của Vật, càng thực hành được bao nhiêu, càng được người đời ca tụng bấy nhiêu. Nếu may mà rút cái Điển quang cao diệu kia đặng chế tạo cái vật hữu dụng cho đời thì cũng còn đở tội, trái lại, bày ra sự vật giết người hại đời thì tội lớn càng chất chứa, có khi bị Ngủ Lôi hóa kiếp là khác.

(Note: Rút Điển cao diệu là sái, nương theo Điển trên thì trúng, trúng đường vì nhầm Lý. Nhà tu “quên bề trật tự khó trèo cao”)

Từ xưa đến nay các Bực Thiên Tài, các Chế Tạo gia, có kẻ nào mà chẳng phải “trong nhà”, mà không gian nào lại có thời gian nấy, không gian thấp thì nặng nề, thời gian chậm chạp, không gian cao thì thời gian mau lẹ nhẹ nhàn.

Nếu không phải là Điển thì các nhà chế tạo nương nơi đâu đặng tìm ra cái sức mạnh đó để điều khiển máy móc.

Tu theo Tôn Giáo, chẳng biết biện phân, hay sống theo Tôn Giáo, đời nay, sao cũng phải có chỗ sai:

Tuông sóng gió dầu qua đến bến,

Đến bến rồi nghểu nghếu dật dờ;

Ai nhìn ai gọi mà mơ,

Đường đi luốn cuốn cậy nhờ vào đâu!

(Note: Người của Thầy mà qui vị, có “Chư Thiên” đón rướt, nên Sống mà Sáng thì cảnh nào mình cũng có hết. Có là có nơi Chư Thiên đó.)

Bởi không rõ mà phân biện biện biện cho tường tận ở trong mình mình nên sống bằng trí tưởng mà thôi, hay là không chịu nhìn nhận rằng “tự mình dâng mình” cho Điển Trên cao diệu nắm giử, rằng nhờ kinh sách mà sáng lòng thôi, nên “Cái Ta” còn là “Cái Ta”, thì Chư Thiên không nhìn nhận mà sa ngã đó.

Chư Thiên” đây là các Mối Điển Cao Diệu của Trời.

Bực Sáng nào, bực Đạo nào lại không phải “Trong Nhà” Đạo ư!

Biết nơi mình có “chúng sanh” (Mối Điển thấp hèn) thì phải biết có “Chư Thiên” là các Mối Điển cao siêu của Trời chớ!

Vậy, Trời không muốn cho Người đời tấn hóa sao? 7

Đặng tấn hóa luôn luôn, nhưng đừng làm sai cái “Đức Hiếu Sanh của Trời”.

Nên, không một ai ở thế hạ này mà qua Trời cho đặng. Không một ai không biết có Trời --- Có Trời thì Mình mới thật có --- mà thiệt sống đặng đâu. Không Trời là Người sống trong ảo cảnh vậy. (Vivre dans l’illusion)

Xét coi nội quả Kiền Khôn,

Có ai qua đặng Chí Tôn là Thầy.

Lại Kinh có câu:

Trên đầu có Thánh có Thần,

Có Trời có Phật cầm cân chẳng lầm


Tiếng “Vô Minh” 8 mà trong Đạo thường nghe, thường nói đó, vốn là Hơi Điển của chất vật bao trùm trong ngoài thân hũu, nên nó không đặng sáng về Đạo, về Sự Sống Thiêng Liêng, làm cho thế gian khó nhìn Trời nhìn Đạo.

Trời là Đạo,

Đạo là Sự Sống,

Người là Sự Sống

Cái Một ở trong Cái Một,

Một ấy là Lý Thiên Nhiên.


Nên Thông Đại Đạo rồi thì:

Noi lần dấu Lý Sanh Khí Hóa,

Nguồn Vô Vi báu lạ Tâm Trong;

Điển Thanh ánh chiếu ngàn trùng,

Rọi đường cho Cõi Vô Cùng Vô Biên.

(Thoại Quỳnh Sơn – Viên Giác)


Note: “Lý” là cái Sứ Sáng Sống tinh thần điều hòa Trời Đất trong thân Người, mà tự nó cũng gây ra sự điều hòa Trời Đất trong Người cho được Thần Khí trong sạch và yên lặng. Như thế thì Tâm mới yên, Thần mới vững, Điển quang trong mình mới sung túc.

Sống theo đặng như thế trong lúc xác thân còn tại thế, Sống theo cái thể Sống Hiện Tại của Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm, nhờ chỗ quáng thông Đạo Lý, thì Sống là Nguồn Hạnh Phúc đó, chớ có công dư đâu mà miệt mài theo cái “Vô Minh” quá tin theo cái Điển của Vật rằng sống nhờ cơm gạo, danh lợi trường đời, thì tánh mê trần khó gở, chạy Trời được sao?

Tánh mê trần là bức màng vô minh đó.

Thiệt Biết Mình rồi, bực Đạo nào cũng Sống tùy theo hoàn cảnh, ấy là tùy thì biến diệc đó, đừng sái cái Đức Hiếu Sanh thì thôi.


Mong thay!

Quí quá thay Nguồn Điển Tiên Thiên!

Phước thay!

Đạo Trời là Quí Nhứt.

Người Trời vô thỉ vô chung,

Thể Trời Ngôi Cả cả loài thế gian.


Lạy Thầy Vô Kiệt Cao Thiên,

Hóa Sanh vạn vật Mối Giềng Người Ta.


Tây Sư Tinh Quân

6 Dec 1952



Thánh Giáo:

Thể Người đây vốn Thể của Trời,

Thể Trời sáng suốt muôn đời,

Thể Trời có Một, từ Trời có ra.


Note: Trích lời truyền trao của Đức Hổn Ngươn Thiên Sư (1938):

“Người nào trong mình thật thông hiểu Đạo thì đã đứng vào bực “Tận Tận Thông” rồi.

Trong mình đã sáng suốt quán thong như một bình thủy tinh trong trắng trong ngần, đựng ròng nước cho thật trong thì con mắt người trông ra khó phân biện có cái cái bình đó bao giờ, vì con mắt ngó bên nây qua bên kia đã không thấy cái bình thủy tinh đó, mà cũng không thấy có nước đựng trong.

Người nào học Đạo đến bực như Bạch Ngọc vầy thì mặt trời kia cũng không có có sức mạnh nào mà làm cho dọi cái bóng vật chất này nơi thế gian vì sự xảo trá giả dối thế gian, người này hiểu hết.”


Lời Đức Tây Sư Tinh Quân về Điển:

Điển Vô Vi nơi Trung Tâm rọi thấu trong ngoài của vật nên thấy cái thân này trong ngoài là Điển, cái sáng ở trong rọi thấu ra ngoài.

Nên cái thân này cũng là “Điển”, phải gọi nó là Điển…

Con mắt thịt không thầy nó là Điển các Mối Thần Hạ Thiên, mà con mắt tinh thần của tinh thần thiêng liêng, tức là Thần Lực của Điển Lực Vô Vi thì thấu rõ như vầy.


Nghe Thi:

Hóa Nhơn thành Đạo


Người với Đạo, hai hòa lại Một,

Đặng Một rồi, cởi lốt Nhơn Sanh;

Sạch sành sanh, Thể Tinh Anh,

Hiệp cùng Ngươn Khí âm thanh chuyển vần.


Gìn Đạo Một, lâng lâng lòng trúc,

Giử mực Thường chẳng chút dợn xao;

Tánh Trời tự bản năng chào,

Tỏ bày Bổn Thể ra vào Ngôi Xưa.


Điềm tỉnh nối sớm trưa một dạ,

Sức mạnh này Điển lạ phi thường,

Nhẹ nhàn dứt cả vấn vương,

Êm đềm lướt cả đau thương của đời.


Thần nhập Định hòa hơi Thanh Khí,

Người thoát trần Thể ví non cao.

Vô Vi Điển ánh Động Đào

Rạng ngời cảnh thật một màu tự do.


Thuận máy chèo đưa thuận chuyến đò

Đưa Người đến bến rõ nguyên do

Gặp Trời gặp Bạn Tri Âm đó,

Cảnh cũ đường xưa tất dể dò.


Thoai Quỳnh Sơn – Viên Giác

27 Nov 1952



Notes:


1 Ngươn Khí có ra trước Trời Đất hữu hình có, mới làm căn bản sự sống cho vật hữu hình.

2 Bổn Thân là cái Mình Điển Cao Thiên mới chầu Thượng Đế, chớ nào phải tên mít tên xoài nào đâu

3 Sống qua phần vô hình là Sống Thiệt với phần thiêng liêng thì “Tinh Thần” là Chủ, Người đây ra Vô Ngã Vô Nhơn, nên Người đây là “Lý” của Trời.

4 Ấy là sống theo Thần Hồn đó:

Thần Hồn khôn dại không chừng,

Theo màu thuốc nhuộm theo lằn sóng đưa.

5 Vô ưu vô lự là cái Sức Sống tự nhiên vô hình đó mà mình biết đặng, thì “vô ưu vô lự” vốn là cái Sức Mạnh rất điềm tỉnh không thay đổi. Có “lo hoài” có phải là cái sức yếu hèn hay không? Sự sống thấp thỏi của cái Đời vật chất mà!

6 Sống qua Phần Vô Hình mà thấy bằng nhục nhản thì đâu có nhầm Lý?

Không nhầm Lý là sái Con Đường Ngay của lòng.

Xác Hồn này, tuy là Thần Hồn, mà nó Sống song song nhau, còn người thế gian lại không biết mà chia Hồn với Xác. Xác với Hồn vốn ruột thịt nhau. Thương thay!.

7 Nhớ và phải Biết: “Tấn Hóa” là Điển Quang nơi mình nó tấn hóa, phải nào tên nào đứa nào đâu mà lầm!

Đạo Đời hai cuộc phân rành

“Đạo” thuộc Nguồn Thanh Điển của Trời, trong Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh.

“Đời” thuộc về Điển của Vật dựng nên trong khuôn Tứ Giả.

8 “Vô Minh” che án trẻ thơ,

Lạy Thầy cứu trẻ đến bờ Giác Mê.

Thanh Tịnh là trúng Đạo. Yên Tịnh là sái vậy, vì là cái sức yếu hèn đó vậy thôi. Yên tịnh là cái biến lười của sự sống, cái điển lu lờ.