ÂM NHẠC TIỂU HỌC QUẬN 4

body percussion


Những điểm mới trong Sách giáo khoa Âm nhạc 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo


MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Nhạc cụ được đưa vào như một nội dung dạy học chính trong chương trình môn học ngay từ lớp 1, gồm các nhạc cụ gõ đơn giản, nghệ thuật Body percussion (bộ gõ cơ thể) và các nhạc cụ giai điệu. Từ lớp 10 - 12, học sinh được chọn một loại nhạc cụ phù hợp để học như: guitar, ukulele, keyboard, piano,... ở mức độ cơ bản

Lí thuyết âm nhạc không dạy như một nội dung riêng rẽ mà được tích hợp vào trong các hoạt động thực hành; HS chỉ học các khái niệm lí thuyết sau khi trải nghiệm qua các hoạt động thực hành (ở cấp Tiểu học và THCS).

Nghe nhạc trở thành một mạch nội dung chính xuyên suốt trong chương trình, tích hợp với các hoạt động hát, đọc nhạc, nhạc cụ, thường thức âm nhạc. Đặc biệt, nghe nhạc thông qua vận động, trò chơi, sáng tạo giúp phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc.

Đọc nhạc các giọng trưởng, thứ từ 1 đến 2 dấu hoá được áp dụng vào nội dung chương trình âm nhạc lớp 1 đến lớp 12; kết hợp với đọc nhạc bằng Đô di động (Movable Do) ở lớp 10, 11, 12. Từ lớp 1, 2, 3 học sinh được tiếp cận với đọc nhạc theo kí hiệu nốt nhạc bàn tay (hand sign)

Âm nhạc và đời sống là một nội dung của phân môn Thường thức âm nhạc, được đưa vào nội dung chương trình từ lớp 4 đến lớp 12. Thông qua nội dung này, giúp HS nhận biết các yếu tố văn hoá, lịch sử, truyền thống của dân tộc như: di sản văn hoá phi vật thể, danh nhân văn hoá nổi tiếng của đất nước,…

Tìm hiểu nhạc cụ được kế thừa từ chương trình âm nhạc hiện hành trong phân môn Âm nhạc thường thức. Tuy nhiên, với cách tiếp cận mới HS sẽ nhận biết nhiều hơn về số lượng các nhạc cụ dân tộc Việt, nhạc cụ các dân tộc thiểu số Việt Nam, những nhạc cụ dàn nhạc giao hưởng Tây phương. Đồng thời, cách tiếp cận cũng mang tính thực hành hơn, đi sâu vào việc sử dụng hơn là chỉ nhìn hình ảnh, nghe âm thanh.