Chùa Từ Đàm

ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế

Hoài Hương sưu tầm

Chùa Từ Đàm là một trong những ngôi chùa nổi tiếng xứ Huế, được biết đến với nét đẹp cổ kính, kiến trúc độc đáo. Ngoài ra, chùa còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc chấn hưng và phát triển của Phật giáo Việt Nam thời kỳ cận đại.

Nằm tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế. Chùa nằm trên một đồi thấp, mặt chùa hướng về phía Đông Nam, bên trái chùa còn có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu.

Cổng Tam Quan và Tháp Ấn

Lịch sử chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm do Hòa Thượng Minh Hoằng Từ Dung, vị Thiền sư Trung Hoa tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, vào đời chúa Nguyễn Phúc Thái. Ban đầu chùa có tên là Ấn Tôn với ý nghĩa lấy sự truyền tâm làm tông chỉ.

Năm 1703, ngôi chùa được Thiền sư Minh Hoằng- Tử Dung cho trùng tu và sửa chữa. Cũng vào năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong cho chùa là Sắc tứ Ấn Tôn Tự.

Chùa Từ Đàm xưa

Năm 1841, dưới triều vua Thiệu Trị (vị vua thứ ba của nhà Nguyễn), chùa được đổi tên thành Từ Đàm tự với ý nghĩa đám mây trong lành, tượng trưng cho Đức Phật, cho ngôi chùa Việt Nam.

Kiến trúc chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại. Mặc dù đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng ngôi chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Cũng giống như các ngôi chùa tại Việt Nam, chùa từ đàm có kiến trúc gồn 3 phần là cổng tam quan, chùa chính và nhà Hội.

Cổng tam quan

Cổng tam quan là loại cổng có 3 lối đi, loại cổng này rất dễ bắt gặp ở các chùa Việt Nam. Cổng tam quan chùa Từ Đàm cao, rộng, có mái ngói thanh nhã.

Phía sau cổng có cây bồ đề chiết ra từ cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, nơi Phật Thích Ca đã tọa thiền 49 ngày đêm trước khi đắc đạo.

Thời vua A Dục, một vị vua có công chấn hưng Phật giáo, Thái tử Mahinda đã đem giống sang trồng ở Srilanka. Sau đó Đại đức Narada, người Tích Lan, cùng bà Karpeles trong phái đoàn Phật giáo Campuchia sang thăm Việt Nam năm 1939, đã lấy giống từ cây bồ đề ở Tích Lan sang tặng Hội Phật giáo Trung Phần và được trồng tại đây. Hiện tại giống cây bồ đề từ chùa Từ Đàm đã được Phật tử Huế mang trồng thêm rất nhiều ở các chùa trong tỉnh.

Phía dưới gốc cây to đến sáu người ôm không xuể có một phiến đá ghi vắn tắt vài dòng về lai lịch của cây thiêng.

Cây Bồ đề

Đi vào trong đó khách viếng chùa sẽ bắt gặp hình ảnh sân chùa được lát đá bằng phẳng. Chùa chính bao gồm tiền đường, chính điện, nhà Tổ. Tiền đường ngôi chùa được xây dựng trên nền móng đá hoa cương chạy chỉ, cao khoảng 1,5m, mái chùa được xây theo kiểu cổ lầu tạo cho ngôi chùa hình dáng cao hơn bình thường.

Chính điện chùa cũ

Khách viếng chùa sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những cặp rồng uốn cong được đặt đối xứng nhau trên bờ mái và nóc chùa. Dưới mái cổ lầu là những bức đắp nổi sự tích đức Phật, dọc theo các cột trụ là các bức câu đối dài được chạm khắc tinh sảo và hai lầu chuông trống.

Những cặp rồng uốn cong được đặt đối xứng nhau trên bờ mái và nóc chùa

Chùa Từ Đàm thờ độc tôn nên cách trang trí và thờ tự đơn giản. Chính điện được bày trí tôn nghiêm, có pho tượng đức Thế tôn Thích ca mâu ni nồi trên tòa sen và hai vị Bồ tát Phố Hiền và Văn Thù ở hai bên. Bên phải chính điện là nhà khách và phòng Tăng, trước nhà khách có một khu vườn nhỏ, nơi đây có tượng bán thân của cư sĩ tâm Minh. Phía sau chính điện là nhà Tổ.

Chính điện được bày trí tôn nghiêm,

Chùa Từ Đàm là ngôi chùa Hội nên Hội quán chùa được xây dựng rộng, lớn với 10 căn, 2 tầng. Chùa Từ Đàm còn nổi tiếng với Tháp Ấn Tôn thờ 7 vị Phật đúc bằng đồng, tháp được xây theo hình tháp bát giác cao 7 tầng, càng lên cao càng nhỏ. Đối diện tháp đó là Giảng đường và văn phòng Tỉnh Giáo hội, tòa nhà cao 3 tầng.

Ngôi chánh điện tái thiết

Ngày 04-7-2006, chùa đã tổ chức tái thiết ngôi chánh điện với chiều dài 42m, chiều ngang 35,9m gồm hai phần, dưới là tầng hầm dùng làm hội trường, trên là ngôi chánh điện, kiến trúc theo mô hình trùng thiềm điệp ốc, ba gian hai chái, kiểu kiến trúc truyền thống của chùa Huế. Đại lễ An vị Phật đã được tổ chức trọng thể vào ngày 24-12-2007 (ngày rằm tháng 11 năm Đinh Hợi).

Ngày lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm


Trở lại Trang Chính