Vải Thiều Lục Ngạn

Hoài Hương sưu tầm

Lục Ngạn cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông là một huyện miền núi và là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Giang. Địa hình đồi và núi xen lẫn.

Lục Ngạn Bắc Giang

Vải thiều được trồng ở nhiều nơi như Thanh Hà Hải Dương, Lục Ngạn Bắc Giang. Nhưng ngon nhất vẫn là vải thiều Lục Ngạn.

Mặc dù nguồn gốc của vải thiều không phải là Lục Ngạn. Vải thiều đến với vùng đất sỏi đá này hết sức tình cờ. Xuất xứ từ vùng Châu thổ sông Hồng, vải thiều di thực về Bắc Giang một cách hữu duyên như trời định.

Sự hòa hợp giữa đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu với loài cây quả độc đáo này đã tạo ra một thứ quả ngọt thơm lành thậm chí còn thơm ngọt, đậm đà hơn ở nơi nó đã được sinh ra. Kết quả của mối nhân duyên đó đã hình thành nên vùng cây ăn quả tập trung tại Bắc Giang mà thủ phủ là Lục Ngạn, với diện tích khoảng 40.000 ha, đạt sản lượng hàng năm 250.000 tấn (riêng Lục Ngạn trên 150.000 tấn).

Vải thiều Lục Ngạn

Giới Thiệu Vải Thiều Lục Ngạn

Vải thiều Lục Ngạn khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng. Quả vải nơi đây to hơn và có hương vị đặc trưng khác hẳn vải thiều ở những vùng đất khác. Quả vải Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới

Dinh Dưỡng Của Quả Vải Thiều

Cùi bên trong quả vải thiều là một nguồn chứa vitamin C tuyệt vời (vitamin C trong quả vải chống oxy hóa hơn chanh và cam), một ly nước vải chứa tới 136 mg (226% lượng khẩu phần ăn hàng ngày). Cung cấp polyphenol tuyệt vời cũng như các chất dinh dưỡng khác (sắt, kali, đồng, mangan) là những thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông máu.

Trong quả vải thiều có chứa chất flavonoid và chất chống oxy hoá giúp bảo vệ khỏi các loại ung thư khác nhau cũng như các bệnh thoái hóa. Vải thiều cung cấp một nguồn chất xơ tuyệt vời và Vitamin B là chất tăng cường sự trao đổi chất.

Các sản phẩm vải thiều Lục Ngạn

Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Thời điểm vải chín rộ thường bắt đầu từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7. Khoảng thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, khoảng 2 tuần. Vì vậy nên với sản lượng lớn, lượng tiêu thụ vải tươi còn dư thừa người ta thường chế biến bằng cách sấy khô, sản phẩm sau đó gọi là vải khô. Ngoài việc tiêu thụ vải thiều tươi vải thiều sấy khô hiện nay vải thiều Lục Ngạn còn được chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Vải thiều đóng hộp, vải thiều nước đường, vải purê đông lạnh, rượu vang vải thiều…. Mật ong và phấn hoa Vải thiều được lấy từ loại ong nuôi và hút mật từ hoa Vải trên đất đại ngàn Lục Ngạn,

Vải sấy khô.

Trong lịch sử Việt Nam, vải gắn liền với hai nhân vật lịch sử của Việt Nam là Mai Thúc Loan và Nguyễn Trãi. Mai Thúc Loan xuất thân là phu khuân vải cống nạp cho nhà Đường của Trung Quốc. Ông đã lãnh đạo dân chúng khởi nghĩa và sau lên ngôi làm Mai Hắc Đế. Vải còn được biết đến ở Việt Nam qua vụ án Lệ Chi Viên (Vụ án vườn vải) liên quan đến Nguyễn Trãi.



Trở lại Trang Chính